vendredi 3 mai 2019

Mỹ bóp nghẹt về dầu lửa, Iran vất vả tìm cách sống sót

Một giàn khoan dầu ở giếng Soroush của Iran trên vịnh Péc-xích. Ảnh tư liệu chụp ngày 25/07/2005.

Các bài học cần rút ra từ ngày lễ Lao động 1/5 vừa qua, ảnh hưởng của các nghiệp đoàn lên giới công chức, vụ những người biểu tình đột nhập vào bệnh viện La Pitié-Salpétrière, các nhà hát Opéra tại Pháp, sức mua....là tựa chính các báo Paris hôm nay. Về thời sự quốc tế, tình hình Venezuela và Iran được bàn luận nhiều nhất.

Suy thoái, lạm phát đang chờ

Còn tại Trung Đông, Libération nhận định « Trừng phạt Iran : Phương pháp thô bạo của Trump », Les Echos nói về « Cú siết cuối cùng của Hoa Kỳ lên dầu lửa Iran », « Washington gia tăng áp lực lên Iran », theo Le Monde. Hôm qua Hoa Kỳ thông báo không còn đặc miễn cho bất kỳ nước nào để mua dầu của Iran. Sự bóp nghẹt này có thể làm lạm phát của Iran lên đến 37% và tạo ra suy thoái ở mức kỷ lục.

Trong số 8 nước trước đây còn được mua, Ấn Độ lập tức ngưng, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Mỹ suy nghĩ lại, còn Đài Loan, Ý, Hy Lạp thì đã ngưng giao dịch trước đó. Bắc Kinh vốn mua của Iran 580.000 thùng dầu/ngày trong năm ngoái, mạnh mẽ tố cáo Washington, nói rằng không chấp nhận tuân lệnh Mỹ, nhưng Teheran chẳng nhận được đơn đặt hàng nào trong tháng Năm của Trung Quốc cũng như các nước khác. 

Bùi Chí Vinh - Vua quan chết sống không cần biết



Vua quan chết sng không cn biết
Dân ch
ết sng mi cn
T
xưa ti nay dân luôn là gc
B
t gc ri coi như mt sch dâ


Bi vy bn vua quan có chết cũng chng đáng quan tâm
Ch
úng sng như hôn quân, chết s như giòi b
C
òn dân thì bng rng quanh năm
N
ên lúc chết s nh như hơi gió

jeudi 2 mai 2019

Ngô Nhân Dụng - ‘31 Tháng Tư,’ tiếc đã muộn!



Cuốn “Hơn Nửa Đời Hư” in ở Sài Gòn của nhà văn Vương Hồng Sển. (Hình: Zing)

(NgườiViệt 30/04/2019) Ai cũng biết Tháng Tư chỉ có 30 ngày. Riêng ngày “30 Tháng Tư năm 1975” thì người dân Sài Gòn không thể nào nhớ lộn, không thể nào nói hay viết lầm được.

Nhưng nhà văn Vương Hồng Sển, trong cuốn “Nửa Đời Còn Lại” đã viết ít nhất hai lần “ngày 31 Tháng Tư năm 1975.” Lần đầu, trong bản in năm 1996 của nhà xuất bản Văn Nghệ, California, ở trang 285, cụ viết: “…tôi xin được lẩn thẩn lấy theo sức học đáy giếng mà luận việc trên cao để được tỏ chút nỗi lòng một dân Nam thấp hèn buổi 31-4-1975.”

Xin nhắc lại, Vương Hồng Sển viết: “…một dân Nam thấp hèn buổi 31 Tháng Tư, 1975.”

Cụ còn “viết lộn” thêm một lần nữa, trang 291: “…tôi đây đã trải cảnh chịu đựng sau ngày 31-4-1975 ở Sài Gòn, làm tôi bắt nhớ Nguyễn Du năm 1802,…”

Các “bạn trẻ” dưới 60 tuổi có thể không biết nhà văn Vương Hồng Sển là ai; độc giả sống ở miền Bắc càng ít người biết đến cụ.

Nguyễn Quang Duy - Luận về cụm từ Việt Cộng



Biểu tình tại Seatle năm 2015 phản đối một nhóm nhạc Canada lấy tên là "Viet Cong". Một thời gian sau nhóm này thông báo đổi tên.
Ai cũng biết Việt Cộng là cộng sản Việt Nam, nhưng theo sách sử cụm từ lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vào đầu năm 2018, nghiên cứu sinh sử Viện Đại Học Wisconsin-Madison, Brett Reilly công bố trên trang The Diplomat bài “Cội nguồn đích thực của cụm từ Việt Cộng”. Brett Reilly cho biết đã phát hiện hai điều (1) cụm từ Việt Cộng và (2) cuộc nội chiến Quốc-Cộng đã khởi đầu từ những năm 1920 tại miền Nam Trung Hoa, hơn ba thập niên trước khi người Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

Như vậy cuộc chiến Quốc-Cộng đã kéo dài gần trăm năm, vẫn còn tiếp diễn, thách thức phải viết lại lịch sử chiến tranh Việt Nam

Cứ mỗi tháng Tư, cụm từ Việt Cộng lại thường xuyên được nhắc đến trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhân 44 năm Sài Gòn thất thủ. Xin được tóm tắt công trình nghiên cứu của Brett Reilly và giải thích lý do vì sao đảng Cộng sản Việt Nam luôn dị ứng khi được gọi chính danh là Việt Cộng.

HRW tố cáo Trung Quốc dùng công nghệ giám sát người Duy Ngô Nhĩ

Công an Trung Quốc kiểm tra thẻ căn cước một người Duy Ngô Nhĩ, trong lúc lực lượng an ninh theo dõi các hoạt động trên đường phố ở Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 24/03/2017.

Một báo cáo của Human Rights Watch (HRW) công bố hôm nay 02/05/2019 tố cáo chính quyền Trung Quốc sử dụng một ứng dụng điện thoại di động để giám sát những hành động « hoàn toàn hợp pháp » của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
 
Bắc Kinh trở thành tâm điểm chỉ trích của thế giới do chính sách đàn áp tại Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số. Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại tập trung cải tạo, nhân danh « đấu tranh chống khủng bố Hồi giáo và ly khai », tại vùng đất trên 20 triệu dân. Chế độ cộng sản Trung Quốc bác bỏ con số này, ra sức biện hộ rằng đó chỉ là các « trung tâm huấn nghệ », chuyên giáo dục và dạy nghề để chống Hồi giáo cực đoan.
Xếp loại 36 cách ứng xử khác nhau

Human Rights Watch trước đây vốn đã tố cáo việc chính quyền Tân Cương sử dụng một hệ thống giám sát có tên là Integrated Joint Operations Platform (IJOP) để tập hợp các thông tin đến từ nhiều nguồn, từ các camera nhận dạng khuôn mặt cho đến các thiết bị phân tích wifi, các điểm kiểm soát của công an, thậm chí cả dữ liệu ngân hàng và khám xét nhà ở.

Nhưng trong bản báo cáo mới nhất hôm nay mang tên « Các thuật toán đàn áp của Trung Quốc », Human Rights Watch nghiên cứu việc sử dụng một ứng dụng kết nối với IJOP để giám sát thái độ ứng xử của người dân.

mercredi 1 mai 2019

Nguyễn Tiến Hưng - ‘Việt Nam Hóa’ và những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa


Cuộc họp Weyand. (Hình: Nguyễn Tiến Hưng cung cấp)

(Người Việt 29/04/2019) Trời đã về khuya, tôi nóng lòng ngồi chờ Eric. Eric Von Marbod (Đệ nhất Phó Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ) là một thành viên của phái đoàn Tướng Fred Weyand do Tổng Thống Gerald Ford gửi sang Sài Gòn để thẩm định tình hình. Hôm ấy là ngày 28 Tháng Ba, 1975.

Tôi đã để sẵn trên bàn mấy chai 33 – loại bia ông ưa thích nhất. Vừa tới, ông uống liên tục hai chai rồi trao đổi với tôi về tình hình tuyệt vọng ở Đà Nẵng vì hết quân để tiếp viện cho Tướng Ngô Quang Trưởng. “Bây giờ tôi mới thực sự cảm nhận việc Tổng Thống (TT) Thiệu gửi anh đi thuyết phục ông Schlesinger giúp trang bị thêm hai sư đoàn làm lực lượng trừ bị.” Đây là ông nhắc lại hai lần chúng tôi gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schelesinger (ông thầy dạy tôi gần bảy năm tại Đại Học Virginia). Lần nào cũng nghe ông trả lời là không thể được vì Quốc Hội đã cắt quân viện.

Ngày 31 Tháng Ba, 1975 (chỉ một tháng trước khi sụp đổ) một buổi họp với phái đoàn Weyand dưới sự chủ tọa của TT Thiệu tại Phòng Tình Hình Dinh Độc Lập vào lúc 5 giờ chiều. Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự.

Đây là buổi họp Việt-Mỹ cuối cùng sau 30 năm người Mỹ dính líu vào Việt Nam.

Tập Cận Bình kêu gọi giới trẻ ''yêu Đảng''

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 26/04/2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 30/04/2019 cổ vũ giới trẻ trung thành với Đảng Cộng Sản, trong bài diễn văn kỷ niệm 100 năm « Phong trào Ngũ Tứ » - cuộc biểu tình sinh viên đã đi vào lịch sử đất nước.

Trong khung cảnh trang trọng của Đại sảnh đường Nhân Dân nhìn ra Thiên An Môn, trước cử tọa gồm hàng ngàn thanh niên, binh lính, công nhân và đảng viên, ông Tập tuyên bố : « Tại Trung Quốc ngày nay, lòng ái quốc chính là hợp nhất tình yêu đất nước với tình yêu Đảng và chủ nghĩa xã hội ».

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định : « Trong kỷ nguyên mới, thanh niên Trung Quốc phải lắng nghe những lời của Đảng và bước theo bước đi của Đảng ». Lời khuyến dụ này nằm trong chủ trương « Một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa » được Tập Cận Bình vạch ra trong Đại hội Đảng 19, nhằm định hướng cho Trung Quốc đến năm 2050.

Pháp : Hồi hộp chờ biểu tình ngày lễ Lao động 1/5

Cảnh sát chống bạo động đối phó với phong trào Áo Vàng trong cuộc biểu tình lần thứ 23 tại Paris ngày 20/04/2019.

Một ngày trước lễ Lao động 1 tháng Năm 2019, các nghiệp đoàn vốn bị rơi xuống hàng thứ yếu kể từ đầu cuộc khủng hoảng « Áo Vàng », muốn nhân cơ hội biểu dương lực lượng của người lao động hàng năm, để giành lại vai trò. Áo Vàng đe dọa biến Paris thành « thủ đô nổi dậy », còn các nhóm phá phách hứa hẹn một « ngày tận thế ».

Các nghiệp đoàn DGT, FO, FSU, Solidaires, UNEF và UNL đều kêu gọi tuần hành ở Paris, « mở rộng cuộc đấu tranh để các yêu cầu khẩn cấp về xã hội và khí hậu rốt cuộc phải được chính phủ và giới chủ quan tâm đến ». Họ dự báo « một ngày biểu tình đông đảo nhằm cải thiện quyền của người lao động, vì tiến bộ xã hội, hòa bình và tình liên đới quốc tế ». Các cửa hàng nằm trên tuyến đường của người biểu tình chiều mai đều phải đóng cửa.

1,5 triệu người chết mỗi năm vì rác thải độc hại

Công nhân làm việc tại bãi rác thải Pata-Rat, gần thành phố Cluj-Napoca, Rumani, ngày 7/2/2019.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO / OMS), các loại rác thải từ nhựa, hàng điện tử và các hóa chất nguy hiểm, hàng năm gây ra cái chết cho trên một triệu rưỡi người. Một hội nghị quốc tế hôm nay, 30/04/2019, diễn ra tại Genève để tìm cách chống lại nạn ô nhiễm có mặt khắp nơi này.

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường trình :

« PCB, DDT, PCDD... Phía sau những chữ viết tắt là những kẻ sát nhân hàng loạt giấu mặt. Được sử dụng khắp nơi trong hóa học, trong công nghiệp, sản xuất chất trừ sâu hay trong nhiên liệu, tất cả đều gây hậu quả nặng nề cho cơ thể : dị ứng, tiểu đường, ung thư…

mardi 30 avril 2019

Thủ lãnh Daech ''tái xuất giang hồ'' sau 5 năm vắng bóng ?



Lần đầu tiên kể từ 5 năm qua, và một tháng sau khi bị mất hầu như toàn bộ lãnh thổ chiếm được ở Trung Đông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) hôm 29/04/2019 phổ biến một video trong đó có sự xuất hiện của thủ lãnh Abou Bakr Al Baghdadi.

Video này không đề ngày, cũng không rõ địa điểm quay, nhưng là một video mới. Vì trong đó người được cho là Abou Bakr Al Baghdadi nói đến các vụ khủng bố vào Chủ Nhật lễ Phục Sinh tại các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka hôm 21/4 làm cho 253 người chết - mà Daech tự nhận trách nhiệm - nhắc đến phong trào phản kháng ở Algérie và Sudan. Ông ta cũng tuyên bố « cuộc chiến vì Baghouz nay đã kết thúc ». Baghouz là ngôi làng ở miền đông Syria, thành lũy cuối cùng của Daech.

Tin vắn 30.04.2019


Cảnh sát đối mặt với phe Áo Vàng trong "hồi thứ 23", cuộc biểu tình ngày 20/04/2019.

(AFP)8 tháng tù treo cho một « Áo Vàng » xúi cảnh sát tự tử

Một đầu bếp thất nghiệp 49 tuổi hôm nay 30/04/2019 bị tòa án Paris kết án 8 tháng tù treo, vì đã gào thét bảo cảnh sát « Tự tử đi, tự tử đi ! » trong cuộc biểu tình lần thứ 23 của phe Áo Vàng. Ngoài ra bị cáo còn phải hoàn thành 180 giờ lao động công ích và bồi thường cho hai cảnh sát nguyên đơn mỗi người 500 euro.

Các khẩu hiệu loại này được hô lên hôm 20/4 đã gây phẫn nộ cho chính giới và các nghiệp đoàn cảnh sát, trong bối cảnh một làn sóng tự sát chưa từng có đã xảy ra trong ngành cảnh sát kể từ đầu năm nay.

lundi 29 avril 2019

Dân Hồng Kông rầm rộ biểu tình chống dự luật cho dẫn độ sang Hoa lục

Đông đảo dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 28/04/2019.

Khoảng mấy chục ngàn người dân Hồng Kông đã xuống đường hôm Chủ nhật 28/04/2019 để phản đối chính quyền có ý định thông qua một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc. 
Đây là cuộc biểu tình quy mô nhất kể từ nhiều năm qua tại Hồng Kông. Theo cảnh sát, có 22.000 người tham gia, nhưng lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong cho biết số người xuống đường lên đến 130.000.

Những người biểu tình hô các khẩu hiệu yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức trưởng đặc khu. Một số cải trang thành công an Trung Quốc đang canh gác một cái chuồng màu đỏ nhốt người biểu tình. Một biểu ngữ đòi hỏi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình « không hợp pháp hóa việc bắt cóc cư dân Hồng Kông ».

Indonesia bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam sau va chạm

Hải quân Indonesia bắn phá hủy tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ngày 05/12/2014 tại vùng đảo Anambas, tỉnh Riau, Indonesia.

AP và AFP hôm nay 29/04/2019 dẫn thông cáo của hải quân Indonesia cho biết một tàu tuần tra của nước này khi đang định ngăn chận một tàu cá Việt Nam, đã bị hai tàu cảnh sát biển Việt Nam đâm vào. Sau đó phía Indonesia đã bắt 12 ngư dân Việt, đưa đi giam tại một căn cứ hải quân.

Thiếu tướng hải quân Yudo Margono nói rằng : « Địa điểm bắt giữ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Nhưng Hà Nội cũng yêu sách khu vực này thuộc chủ quyền Việt Nam ».

Cũng theo hải quân Indonesia, hai tàu cảnh sát biển Việt Nam cố gắng bảo vệ cho chiếc tàu đánh cá bằng cách đâm vào tàu tuần duyên Indonesia, gây hư hại vỏ tàu. Còn chiếc tàu cá Việt Nam bị chìm là do "tai nạn" – chính quyền Indonesia nói như vậy nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Iran lại đe dọa rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Hình ảnh drone theo dõi hàng không mẫu hạm Mỹ, từ video do Iran công bố.

Ngoại trưởng Iran, ngày hôm qua, 28/04/2019, tuyên bố Teheran có thể rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân TNP, do Hoa Kỳ tăng cường trừng phạt Iran, nhắm bóp nghẹt xuất khẩu của nước này.

Trên website kênh truyền hình Irib, được Reuters trích dẫn, lãnh đạo ngành ngoại giao Iran cho biết, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có nhiều lựa chọn. Việc « rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân là một trong những lựa chọn » đang được chính quyền xem xét.

Trước đây, chính quyền Teheran đã đe dọa rút ra khỏi TNP sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran.

Pháp câu lưu 4 nghi can âm mưu khủng bố cảnh sát

Hiến binh Pháp đi tuần tại một nhà ga Paris, trong khuôn khổ kế hoạch chống khủng bố Vigipirate. Ảnh tư liệu chụp ngày 19/11/2015.

Bốn người bị nghi ngờ đang chuẩn bị một vụ tấn công vào lực lượng an ninh sáng nay 29/04/2019 đã bị câu lưu, trong khuôn khổ một cuộc điều tra về âm mưu « khủng bố có tổ chức ».

Trong số các nghi can có một thiếu niên đã bị kết án ba năm tù vì tìm cách sang Syria, được đưa vào một trường giáo dưỡng. Ba người còn lại đều có tiền sự về các tội hình sự. 

Theo bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner, bốn nghi can này « đang chuẩn bị một vụ khủng bố hết sức dữ dội », nên cảnh sát phải câu lưu để vô hiệu hóa. Viện Công tố quyết định mở điều tra sơ khởi từ ngày 1 tháng Hai, giao nhiệm vụ này cho cơ quan phản gián (DGSI).

Một số chiếc Boeing 737 MAX lẽ ra phải ngưng bay từ 2018

Máy bay Boeing 737 MAX 8 tại phi trường Renton, Hoa Kỳ.

Hôm qua 28/04/2019 Wall Street Journal và AFP tiết lộ các thanh tra Mỹ năm ngoái đã từng định cho ngưng bay một số chiếc Boeing 737 MAX, sau khi xảy ra tai nạn đầu tiên đối với kiểu phi cơ này. Thông tin trên gây thêm bối rối cho hãng Boeing vốn đang bị chỉ trích. Người ta đặt câu hỏi phải chăng thảm kịch thứ hai đáng lẽ đã không xảy ra nếu tập đoàn Mỹ có trách nhiệm hơn.

Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết :

« Trong khi nhà chức trách đang lần lại các quyết định đã dẫn đến hai vụ tai nạn máy bay gần đây, trách nhiệm của hãng Boeing ngày càng thêm nặng nề. 

Tin vắn 29.04.2019



Cá chết hàng loạt ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh Zing

(AFP)Tập đoàn Pháp Vinci ký hợp đồng 200 triệu euro với Việt Nam

Tập đoàn xây dựng Vinci của Pháp hôm nay 29/04/2019 loan báo đã giành được hợp đồng trị giá 200 triệu euro để xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho khu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè ở Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ trên 1 triệu dân. 

Vinci đã qua mặt tập đoàn Tây Ban Nha Acciona Agua để nhận được công trình do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ, gồm các công đoạn thiết kế, xây dựng, khai thác và bảo trì.

dimanche 28 avril 2019

Ngô Nhân Dụng - Miền Nam còn giúp miền Bắc



Sài Gòn thanh bình, tự do, dân chủ và nhân quyền trước năm 1975. (Hình: Flickr manhhai)
(Người Việt 26/04/2019) Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, nhiều đồng bào miền Bắc thương họ hàng ruột thịt trong Nam đói khổ, đã đem cả thúng gạo cùng mấy cái bát, đĩa vào cứu giúp. Đến nơi mới thấy dân miền Nam, khá giả giàu có hơn mình nhiều. Có người, như nhà văn Dương Thu Hương, thì ngạc nhiên thấy đời sống trí thức ở miền Nam quá tự do. Trong tiệm bày bán cả những sách về chủ nghĩa Marx! Đó là chưa kể trong đại học Văn Khoa có những lớp dạy triết học cũng giảng tư tưởng của Karl Marx!

Từ năm 1975 đến nay, cuộc sống của đồng bào miền Nam và miền Bắc ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn. Chế độ cai trị từ Hà Nội đè lên trên Sài Gòn hết cục cựa; nhưng quần áo, thức ăn, ca nhạc, cho đến cách cư xử của người miền Nam có cơ hội Bắc tiến.

Trên báo chí, lớp ký giả miền Bắc vào tràn ngập trong Nam đem theo những ngôn ngữ và lối viết của báo Nhân Dân, nhưng trong dân gian thì tiếng nói miền Nam cũng lan ra Bắc. Có người đã nhận xét dân miền Nam được học miền Bắc những tiếng như “thu phí,” “bao cấp,” “trấn lột;” còn người Bắc bây giờ cũng thích nói những tiếng đặc miền Nam như “hổng sao!” “hổng biết!” và “dễ thương!”

Nhưng đồng bào miền Bắc chỉ nhìn thấy đời sống của người miền Nam bây giờ, chớ không biết trước năm 1975 nó như thế nào.

Mạnh Kim - Di sản VNCH : Nền văn minh đã thắng « chế độ man rợ » !


Mô hình Sài Gòn của Jaume Torruella (từ trang “Modelismo BCN”)

Những ai sống ở miền Nam giai đoạn sau 30-4-1975 không thể nào quên những gì từng trải qua. Đó là những chuỗi ngày không chỉ khốn khổ về vật chất. Biết bao người không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh hàng đống sách vở và băng đĩa nhạc bị đốt. Một cuộc thảm sát văn hóa đã xảy ra. Không chỉ sản phẩm văn hóa, con người của văn hóa cũng bị tận diệt. Nhà văn bị bỏ tù. Nhà báo bị “học tập cải tạo”. Nhà thơ đi đạp xích lô… Bất luận bị “tra tấn” và “truy diệt” tàn bạo như vậy, văn hóa VNCH vẫn không chết!

Trong "Hồi ký dang dở", cựu đại tá VNCH Dương Hiếu Nghĩa (từ trần ngày 14-4-2019) kể:

“Ngày mồng 3 tháng 5/1975. Không có chuyện gì làm, tôi lang thang tản bộ quanh khu chợ Sài Gòn, và đi lần về Thư Viện Quốc Gia, trong thâm tâm chỉ muốn gặp lại một người bạn của tôi là anh Hữu, quản thủ Thư viện Quốc Gia (ông Phan Văn Hữu – chú thích của MK). Có đến nơi mới thấy được cảnh mà cộng sản Bắc Việt gọi là bài trừ “văn hóa đồi trụy”: Sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là “Ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy” ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân Sài Gòn gọi là mấy con “cọp 30”)…

samedi 27 avril 2019

"Lênin" không sợ Trung Quốc !

Người dân ở Puerto Ayora, Santa Cruz (Ecuador) phản đối tàu Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp tại đảo Galapagos. Ảnh chụp ngày 25/08/2017.

Tổng thống Ecuador, ông Lenin Moreno đã ra lệnh gởi đi các chiến hạm và phi cơ chiến đấu, sau khi một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc tiến gần vùng biển được bảo vệ sinh thái của hòn đảo Galapagos. Chính phủ nước này hôm 25/04/2019 loan báo như trên.

Bộ Thông tin Ecuador cho biết, tổng thống Lenin Moreno coi hành vi trộm cắp tài nguyên này là « không thể chấp nhận được. Thế nên ông đã ra lệnh cho quân đội huy động máy bay và tàu chiến để bảo vệ chủ quyền của Ecuador ».

Tổng thống Lenin Moreno còn yêu cầu ngoại trưởng José Valencia « triệu tập ngay lập tức » đại sứ Trung Quốc ở Quito, để trao kháng thư phản đối về mặt ngoại giao.