Công nhân làm việc tại bãi rác thải Pata-Rat, gần thành phố Cluj-Napoca, Rumani, ngày 7/2/2019. |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO / OMS), các loại
rác thải từ nhựa, hàng điện tử và các hóa chất nguy hiểm, hàng năm gây
ra cái chết cho trên một triệu rưỡi người. Một hội nghị quốc tế hôm nay,
30/04/2019, diễn ra tại Genève để tìm cách chống lại nạn ô nhiễm có mặt
khắp nơi này.
Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường trình :
« PCB,
DDT, PCDD... Phía sau những chữ viết tắt là những kẻ sát nhân hàng loạt
giấu mặt. Được sử dụng khắp nơi trong hóa học, trong công nghiệp, sản
xuất chất trừ sâu hay trong nhiên liệu, tất cả đều gây hậu quả nặng nề
cho cơ thể : dị ứng, tiểu đường, ung thư…
Rolph Payet là
tổng thư ký các hiệp ước Bâle, Rotterdam và Stockholm, nhằm giới hạn
việc sử dụng những chất này, được coi như rác thải. Ông nói : « Ngày
nay, nhiều loại rác này thực ra đến từ căn nhà của chúng ta. Tất cả
những gì người ta vứt bỏ : điện thoại, pin, chất tẩy rửa…và ngày càng
nhiều rác thải nhựa. Bản thân plastic không nguy hiểm khi người ta sử
dụng, nhưng khi phân hủy, nó thải ra một số chất độc hại, có thể gây ra
các vấn đề về sức khỏe ».
Trong hai tuần lễ, các quốc gia
tham gia ba hiệp ước trên họp tại Genève để quyết định xem có nên kéo
dài danh sách các sản phẩm nguy hiểm.
Hai hợp chất hóa học có thể bị cấm hẳn. Đó là chất Dicofol, một loại
thuốc trừ sâu sử dụng để chống loại ve sống ký sinh trong nhà gây dị
ứng. Và chất PFOA, bị nghi là gây ung thư cho tinh hoàn, thận và gây rối
loạn tuyến giáp. Chúng được tìm thấy trong một số loại vải, thảm sàn
nhà, sơn, và ngay cả trong những chiếc chảo chống dính. Châu Âu đã quyết
định cấm sử dụng kể từ năm 2020 ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.