lundi 27 novembre 2017

Chuyến tông du Miến Điện, thông điệp của Đức giáo hoàng cho Trung Quốc

Đức giáo hoàng Phanxicô và các trẻ em Miến Điện tại phi trường quốc tế Răngun, ngày 27/11/2017.

Chuyến tông du Miến Điện của Đức giáo hoàng Phanxicô được hầu hết các báo Paris hôm nay 27/11/2017 quan tâm. Trong bài « Chuyến đi gian truân của Đức giáo hoàng đến Miến Điện và Bangladesh », Le Figaro nhận định đây là sự kiện ngoại giao hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Rohingya.
Còn không đầy một tháng nữa là đến sinh nhật 81 tuổi, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, trung thành với truyền thống Dòng Tên, tối qua đã lên đường sang châu Á. Ngài thăm Miến Điện, đất nước mà từ trước đến nay chưa hề có Giáo hoàng nào đặt chân đến, và sau đó là Bangladesh. Bối cảnh căng thẳng giữa Miến Điện Phật giáo và Bangladesh Hồi giáo sẽ đè nặng lên chuyến đi, bên cạnh đó là hồ sơ Rohingya.

dimanche 26 novembre 2017

Hoàng Dũng - Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”



Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.

Lý do của sự cải tiến này, theo ông là chữ Quốc ngữ không triệt để theo nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.

Không khó để thấy rằng đề xuất của ông rất bấp bênh về mặt thực tiễn.

Lưu Trọng Văn - Đừng để dân chúng lộn... ruột



Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của tiến sĩ Bùi Hiền.

Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.

Gã cho rằng tiến sĩ Bùi Hiền có quyền thay đổi hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay theo ý mình mà ông cho là khoa học hơn. Có điều ông đã tách chữ viết ra khỏi âm, với bất cứ ngôn ngữ nào âm tức là tiếng mới là hồn, cốt cách, văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. 

Lại Nguyên Ân - Không mạt sát nhưng có quyền bình phẩm



Trong tư cách chuyên gia, những hoạt động như soạn thảo một hệ thống ký âm mới cho tiếng Việt, là đề tài có thể hiểu được. 

Nhưng đề xuất này lại động đến một công cụ mang tính toàn dân, tức là cái ngôn ngữ đang được gần 100 triệu người sử dụng, lại là thứ văn tự đã được cộng đồng này sử dụng 150 năm, đã sản sinh ra hàng tỉ đơn vị văn bản viết tương ứng. 

Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'




TS Bùi Hiền - Ảnh nhân vật cung cấp cho Thanh Niên.

(Thanh Niên 24/11/2017) Chúng ta nghĩ sao nếu chữ 'luật giáo dục' phải viết là 'luật záo zụk', 'nhà nước' 'n’à nướk'… Nhưng đó là cách viết cải tiến mà PGS-TS Bùi Hiền đề xuất trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây. Điều này gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà cả những người đang sử dụng tiếng Việt.

Chữ viết của tiếng Việt hiện tại chưa hợp lý?

Đó là cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển (tập 1) dày 2.200 trang, do nhà xuất bản Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9. Trong rất nhiều bài viết của các nhà ngôn ngữ học, có bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh cãi.

Venezuela : Bệnh nhân ghép tạng tuyệt vọng vì không còn thuốc



(Julett Pineda Sleinan, Le Courrier International24/11/2017) Do không còn tiền mặt, Venezuela hầu như không còn có thể nhập cảng thuốc chữa bệnh. Trang web Efectococyo ở Caracas viết về sự khốn khổ của các bệnh nhân được ghép tạng, không còn có thể tìm được các loại thuốc chống thải loại.

Do cơ thể có phản ứng thải loại quả thận được ghép cách đây mười năm, nên Yuleidy Valera đã phải vào bệnh viện Pérez-Carreño ở Caracas. Không có thuốc ức chế miễn dịch, cô gái 23 tuổi có nguy cơ tử vong, như 3.500 bệnh nhân được ghép tạng khác. Nạn nhân gần đây nhất là Belkis Solórzano, chết hôm 12/11 sau ba tháng trời mỏi mòn chờ đợi thuốc.

samedi 25 novembre 2017

Bùi Quang Vơm - Ông Quang đã mất chức Chủ tịch nước?



Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại APEC Đà Nẵng ngày 11/11/2017.

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, có vẻ như cơ hội để ông Quang được công khai xem như người đứng đầu quốc gia đã chấm dứt. Mọi việc phải quay lại với quy tắc đảng lãnh đạo toàn diện, không có ai và không có nhân vật nào được phép lấn át đảng, tự xếp mình đứng cao hơn đảng.
Có nghĩa là Chủ tịch nước, dù là người được Hiến pháp xưng tôn đứng đầu quốc gia, đại diện cao nhất về đối nội và đối ngoại, nhưng chỉ là người được đảng phân công, danh nghĩa là người thứ hai sau Tổng bí thư đảng, nhưng thực chất, về mặt quyền lực thực tế, đứng sau Thủ tướng, sau Chủ tịch Quốc hội.
Những ngày ông Quang được nghiễm nhiên thừa nhận là nguyên thủ quốc gia, trước mắt bàn dân thiên hạ đã kết thúc. Việc phải để ông đứng ở vị trí số một quốc gia, làm lu mờ vị trí người đứng đầu đảng là một việc làm miễn cưỡng, bất đắc dĩ.

vendredi 24 novembre 2017

Bắc Triều Tiên thay tất cả lính biên phòng sau vụ đào thoát



Công nhân đang đào hào gần giới tuyến, dưới sự giám sát của lính Bắc Triều Tiên, 22/11/2017.
(AFP 24/11/2017) Sau vụ đào thoát của một người lính Bắc Triều Tiên, được các camera giám sát của Hàn Quốc ghi lại, chế độ Bình Nhưỡng đã thay thế toàn bộ lính biên phòng tại khu vực biên giới.

Vụ đào ngũ đầy kịch tính của một người lính vào tuần rồi đã tác động đến Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng vừa thuyên chuyển mấy chục lính biên phòng canh gác biên giới với Hàn Quốc.

Video cuộc đào thoát ngoạn mục của một người lính Bắc Triều Tiên



Bác sĩ Lee Cook Jong, người đã phẫu thuật cho người lính Bắc Triều Tiên đào thoát, 23/11/2017.

(Yann Rousseau, Les Echos 22/11/2017) Để bắn người lính đào ngũ, một lính Bắc Triều Tiên đã vượt qua đường biên giới trong khoảnh khắc, nhưng như vậy đã vi phạm hiệp ước đình chiến giữa Seoul và Bình Nhưỡng.

Sau khi loan báo một người lính Bắc Triều Tiên hôm 13/11 đã thành công trong vụ vượt thoát ngoạn mục sang phía Nam, Bộ chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên (UNC) sáng thứ Tư 22/11 đã công bố các hình ảnh camera giám sát của vụ đào thoát này. Trong đó một lính Bắc Triều Tiên trong khoảng thời gian ngắn đã vượt qua đường biên giới giữa hai nước được vẽ trên mặt đất, để toan bắn hạ người lính đào ngũ.

jeudi 23 novembre 2017

Trung Quốc thủ lợi từ bi kịch người Rohingya Miến Điện




Người Rohingya bồng bế sang Bangladesh tị nạn, 20/11/2017.


(Bruno Philip, Le Monde 21/11/2017) Trung Quốc đang thu được những lợi ích chiến lược từ thảm kịch của người Rohingya - thiểu số theo đạo Hồi sống ở miền bắc Miến Điện bị buộc phải tị nạn ở Bangladesh, do bạo lực của quân đội.

Từ đầu tiến trình « dân chủ hóa » năm 2011, Miến Điện đã tháo gỡ được đáng kể gọng kềm của con rồng Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh là đồng minh duy nhất thực sự. Ngày nay, khi Miến Điện lại bị phương Tây lên án, thì gần như trở lại với thời kỳ tập đoàn quân sự, Trung Quốc một lần nữa lại có thể lý sự rằng mình là đối tác đáng tin cậy.

Trùm kiểm duyệt internet Trung Quốc bị «đả hổ»



Lỗ Vĩ trong văn phòng của Mark Zuckenberg, chủ tập đoàn Facebook.

(Cyrille Pluyette, LeFigaro 22/11/2017) Lỗ Vĩ (Lu Wei), cựu giám đốc Cơ quan Tuyên truyền, chuyên quản lý không gian mạng Trung Quốc, vốn là bàn tay sắt kiểm duyệt internet, đã bị điều tra tham nhũng.

Đó là « con hổ » đầu tiên bị tóm trong nhiệm kỳ thứ hai của Tập Cận Bình. Lỗ Vĩ, 57 tuổi, thủ trưởng đầy quyền lực của cơ quan an ninh mạng, biểu tượng cho ám ảnh kiểm soát internet của Bắc Kinh, đã bị đặt trong vòng điều tra vì « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng », theo thông báo của chính quyền hôm 22/11/2017. Không có chi tiết cụ thể nào được đưa ra, nhưng cụm từ trên thường dùng trong trường hợp tham nhũng.

mercredi 22 novembre 2017

Tập Cận Bình tặng quà gì cho tổng bí thư Việt Nam ?



Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tập Cận Bình thăm Việt Nam ngày 12/11/2017.

(Tân Kinh báo, LeCourrier International 22/11/2017) Tập Cận Bình thăm chính thức cấp nhà nước Việt Nam vào tháng 11. Trong dịp này, một tờ báo Bắc Kinh cho biết chi tiết về các món quà tặng của các lãnh đạo Trung Quốc, được Le Courrier International dịch lại.


Sáng 13/11/2017, tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Hà Nội đã đến ngôi nhà cũ của Hồ Chí Minh (1890-1969) cùng với tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Trước căn nhà sàn của người khai sinh ra nước Việt Nam hiện đại, Tập Cận Bình đã tặng cho người đồng nhiệm 19 tờ Nhân dân Nhật báo, như một món quà ngoại giao.

Trung Quốc đã bỏ rơi Robert Mugabe ?



Tập Cận Bình và Robert Mugabe trong chuyến thăm Zimbabwe cuối năm 2015.

(Sébastien Le Belzic, Le Monde 20/11/2017) Trung Quốc đã đóng vai trò gì trong cuộc đảo chính ở Zimbabwe ? Thông tín viên Le Monde ở Bắc Kinh đặt câu hỏi, sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng tham mưu trưởng quân đội Zimbabwe.

Tướng Constantino Chiwenga đã đến Bắc Kinh chỉ 48 tiếng đồng hồ trước vụ đảo chính. Tổng tham mưu trưởng quân đội Zimbabwe đã gặp gỡ các tướng lãnh Trung Quốc, trong đó có hai tướng cao cấp nhất và bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan).

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng biện minh : « Một chuyến thăm trong khuôn khổ các cuộc trao đổi bình thường ». Nhưng chuyến đi này đặt ra những nghi vấn. Người chủ trì cuộc đảo chính đến tìm kiếm dấu hiệu bật đèn xanh từ Trung Quốc, đối tác kinh tế hàng đầu của Zimbabwe, trước khi lật đổ Robert Mugabe ? Ông ta chỉ đến để báo trước ý định cho Bắc Kinh, hay là để nhận lệnh trực tiếp ?

mardi 21 novembre 2017

Zimbabwe: Robert Mugabe từ chức tổng thống (video)



Dân chúng Zimbabwe đổ ra đường sau khi tổng thống Mugabe từ chức, ngày 21/11/2017. Ảnh Reuters
(Le Monde, Franceinfo 21/11/2017) Trong lúc Quốc hội xem xét thủ tục truất phế vị tổng thống đã cầm quyền từ 37 năm qua, ông Robert Mugabe đã gởi thư loan báo từ chức.

Tổng thống Zimbabwe hôm nay 21/11/2017 đã từ chức, theo thông báo của chủ tịch Quốc hội trong phiên họp bất thường tại Harare để bàn bạc về việc truất phế ông Robert Mugabe.

Chiến tranh nguyên tử : Donald Trump bị giám sát



(Philippe Gélie, LeFigaro 21/11/2017) Trong khi Washington coi Bắc Triều Tiên là Nhà nước khủng bố, giới quân đội khẳng định sẽ phản ứng lại một lệnh tấn công nguyên tử bất hợp pháp.

Trên « chiếc cầu tác chiến » của Strategic Command Mỹ (Stratcom), trong tầng hầm bê-tông vững chải của căn cứ không quân Offutt (tiểu bang Nebraska), một chiếc đồng hồ đếm ngược cuộc tập trận nguyên tử. Tướng Gregory Bowen, phó giám đốc chiến dịch nói : « Khi đồng hồ đạt tới số không, tất cả màn hình và ánh sáng đều tắt, báo hiệu Omaha (thủ phủ Nebraska  - ND) chỉ còn là một miệng núi lửa bốc khói. Tôi có thể nói với bạn rằng điều này làm người ta phải cân nhắc ».

Zimbabwe : Sự lần khân cuối cùng của Mugabe



Ông Robert Mugabe phát biể trên truyền hình ngày 19/11/2017.

(Tanguy Berthemet, LeFigaro 21/11/2017) Bị cô lập, vị tổng thống già nua vẫn không muốn nhận ra sự thật. Quốc hội đã tiến hành thủ tục truất phế ông.

Sự hấp hối kéo dài của thời kỳ Robert Mugabe tiếp tục. Sáu ngày sau khi quân đội nắm quyền kiểm soát Zimbabwe, nhà lãnh đạo già nhất thế giới vẫn bám ghế, vận dụng rất giỏi khả năng cuối cùng : gây trở ngại. 

lundi 20 novembre 2017

Trump : Những gian nan của người bán hàng thượng thặng ở châu Á


Tổng thống Mỹ Donald Trump trong dạ tiệc ở Đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh, 09/11/2017.

(Michel De Grandi, LesEchos 16/11/2017) Thường là xa hoa, chuyến công du châu Á của Donald Trump không giúp tiến triển được gì trong việc giải quyết cuộc xung đột Bắc Triều Tiên, cũng như trong vấn đề thương mại. Ngược lại, tổng thống ký rất nhiều hợp đồng.

Cũng giống như lúc từ Ả Rập Xê Út trở về, ông Donald Trump cho biết rất hài lòng vì chuyến đi châu Á. Trong 12 ngày công du, tổng thống Mỹ đã được đón tiếp trọng vọng. Ông kể : « Đó là một thảm đỏ mà chưa ai từng thấy được », rất vui « có được nhiều bạn mới ở cấp cao nhất ». 

samedi 18 novembre 2017

Bắc Kinh muốn siết chặt quan hệ với Bình Nhưỡng, bất chấp hồ sơ nguyên tử


Tình hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là một « tài sản vô giá » đối với nhân dân hai nước. Bắc Kinh đã tuyên bố như trên về cuộc gặp gỡ hôm qua 17/11/2017 tại Bình Nhưỡng giữa đặc sứ Tống Đào (Song Tao) và một quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên, và không hề nêu cuộc khủng hoảng do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra.
Trong thông cáo ngắn được báo chí Trung Quốc công bố hôm nay, Ban liên lạc đối ngoại Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết trưởng ban là ông Tống Đào, thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình, đã hội đàm với đại diện Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae tại Bình Nhưỡng. Tống Đào đã thông báo kết quả Đại hội Đảng 19, và hai bên đã thảo luận về quan hệ Trung-Triều.

Trung Quốc tung ra lượng tiền lớn trước căng thẳng nợ nần

Logo của Ngân hàng Trung Quốc tại một hội nghị ở Canada, 19/10/2017.


AFP hôm 17/11/2017 cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuần này đã bơm số tiền tương đương 104 tỉ euro vào hệ thống tài chính, lớn nhất từ 10 tháng qua, nhằm đối phó với lãi suất trái phiếu tăng.

Trong thông cáo, PBOC giải thích muốn « duy trì ổn định tình trạng tiền mặt của hệ thống ngân hàng ». Theo các chuyên gia, chủ yếu là nhằm trấn an thị trường, sau khi lãi suất trái phiếu Nhà nước kỳ hạn 10 năm hôm thứ Ba 14/11 đã tăng lên 4%, lần đầu tiên từ ba năm qua.

Điều tra vũ khí hóa học ở Syria : Nga lại bác dự thảo của Hội đồng Bảo an

Các thành viên Hội đồng Bảo an biểu quyết về dự thảo của Mỹ, 16/11/2017.

Số phận của JIM, Cơ chế điều tra chung Liên Hiệp Quốc về vũ khí hóa học ở Syria dường như đã an bài. Tối qua 17/11/2017, Nga đã phủ quyết đến lần thứ 11, và là lần thứ hai trong hai ngày liên tiếp, một dự thảo nghị quyết gia hạn thêm một tháng, theo đề nghị của Nhật Bản.
Dự thảo mới này đã được 12/15 thành viên Hội đồng Bảo an đồng ý. Ngoài Nga, chỉ có Bolivia bỏ phiếu chống, còn Trung Quốc vắng mặt. Nga không chấp nhận việc các chuyên gia của JIM cáo buộc đồng minh Damas là thủ phạm vụ tấn công bằng khí độc sarin vào Khan Cheikhoun ngày 04/04 làm trên 80 người thiệt mạng.