Khúc
nhạc mở đầu chương trình là bài hát « Tiếng sóng Vân Đồn », trước đây
được hạm trưởng Vũ Hữu San của khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) chọn
làm nhạc hiệu cho tàu. Sau trận hải chiến Hoàng Sa, sáng 20/01/1974 tàu
HQ-4 về đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bài hát ca ngợi danh tướng Trần Khánh
Dư trong trận hải chiến với quân Nguyên, đã đập tan đội thủy quân của Ô
Mã Nhi, cũng được phát trên loa khi cập cảng.
Sau đó vài tiếng đồng hồ đến lượt tuần dương hạm Trần Bình
Trọng (HQ-5), rồi tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) bị thương tích
nặng cũng về đến nơi. Chiến hạm này bị nghiêng hẳn về bên phải, bên hông
tàu bị lủng một lỗ thật lớn ở hầm máy. Chỉ có hộ tống hạm Nhật Tảo
(HQ-10) không bao giờ trở về.
Chiếc tàu nhỏ bé và cũ kỹ nhất trong bốn chiến hạm của quân đội Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận hải chiến bi hùng đã chìm xuống lòng biển quê mẹ cùng với hạm trưởng, trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội. Trong một bài báo đăng trên tờ Thanh Niên gần đây, cựu binh Trần Văn Hà, nguyên là thợ máy trên HQ-10 kể lại, khi tàu đã bị hư hại cả động cơ lẫn hệ thống điện đàm, phải dùng bè để rời tàu thì hai chiến hạm chi viện của Trung Quốc xuất hiện. Nhưng các đồng đội bị thương nặng còn ở lại trên tàu đã tiếp tục nhả đạn vào tàu địch, mãi cho đến khi HQ-10 chìm hẳn.
Chiếc tàu nhỏ bé và cũ kỹ nhất trong bốn chiến hạm của quân đội Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận hải chiến bi hùng đã chìm xuống lòng biển quê mẹ cùng với hạm trưởng, trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội. Trong một bài báo đăng trên tờ Thanh Niên gần đây, cựu binh Trần Văn Hà, nguyên là thợ máy trên HQ-10 kể lại, khi tàu đã bị hư hại cả động cơ lẫn hệ thống điện đàm, phải dùng bè để rời tàu thì hai chiến hạm chi viện của Trung Quốc xuất hiện. Nhưng các đồng đội bị thương nặng còn ở lại trên tàu đã tiếp tục nhả đạn vào tàu địch, mãi cho đến khi HQ-10 chìm hẳn.