Mới thấy tấm hình này thì buồn cười, nghĩ ngược "một người được nhờ - cả họ làm quan".
Giờ nghiêm chỉnh lại thì thấy, thật không hiểu nổi nếu đây là sự thật. Hơn 20 viên chức chính quyền, tổ chức công có mối quan hệ gia đình !
Quan hệ gia đình, thân cận là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra "mâu thuẫn lợi ích" (conflicts of interests). Một vấn đề nghiêm trọng mà bất kỳ chính phủ hay tổ chức kinh doanh lớn nhỏ nào cũng phải kiểm soát và quy định rất ngặt.
Mâu thuẫn lợi ích sẽ xảy ra khi quyền lợi cá nhân của một người (dính dáng tới gia đình, bạn bè, tài chính, yếu tố xã hội v. v ...) có thể tác động tới phân định, quyết định, hành động của người đó trong môi trường làm việc.
Nói kiểu khác, mâu thuẫn lợi ích là sự xung đột, va chạm giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu chung.
Ở các tập đoàn, công ty thì Corporate Affairs là cơ quan kiểm soát mâu thuẫn lợi ích. Các chính phủ cũng có cơ quan riêng để kiểm soát mâu thuẫn lợi ích, ví dụ ở Kilawaxa là Bộ Nội Vụ (Kilawaxa Home Affairs).
Hồi làm ở Bayer, hàng năm các nhân viên đều phải được "refresh training" về mâu thuẫn lợi ích.
Tôi đã chứng kiến ở các công ty, các vụ sa thải, cho nghỉ việc dạng khẩn cấp, ngay tức thì, không báo trước gì cả. Đến văn phòng bình thường, vui vẻ, sau khi ngồi vào bàn thì xếp cho gọi vào phòng, rồi ra. Ra về với bảo vệ đi kèm, tất cả các thứ của công ty, tài liệu, điện thoại, để lại hết, giải quyết các thứ đó thế nào tính sau.
Cho nên nếu ta để ý, ở Mỹ, các nhân viên đều có hai điện thoại, một của mình (dùng cho các việc cá nhân) và cái kia của công ty (chỉ dùng cho công việc), khi xảy ra thì dễ dàng hơn.
Giám đốc bảo tàng lịch sử X phỏng vấn và nhận con tôi vào làm việc mùa hè (thường học sinh trung học bên này chúng tìm việc làm vào mùa hè để tiếp cận các thực tế). Con tôi là bạn học với con bà ấy. Có thế thôi mà cũng phải có một quy trình để chứng minh không có gì tác động tới quyết định nhận vào làm việc.
Có thể các bạn không tin, tùy thôi nhưng đó là chuyện thật. Tôi kể ra để minh họa cho sự nghiêm trọng của mâu thuẫn lợi ích.
"Doanh nghiệp sân sau" chính là mâu thuẫn lợi ích. Chị là bộ trưởng bộ y, em là giám đốc công ty xuất nhập khẩu dược phẩm, đó là nguy cơ xảy ra mâu thuẫn lợi ích. Chồng làm giám đốc công ty xăng dầu nhà nước, vợ là giám đốc công ty tư nhân vận tải hay kinh doanh xăng dầu. Đó là mâu thuẫn lợi ích tiềm ẩn.
Kết luận, trong các chiến trường chống tham những thì mâu thuẫn lợi ích là một chiến trường quyết định thành bại kể cả kinh doanh lẫn quản trị công.
THÁI VŨ 26.01.2024 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.