1. Đôi nét về tin chiến trường
Theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine, trong ngày 20/01 vừa qua đã diễn ra 80 cuộc đụng độ trên toàn mặt trận. Đáng chú ý nhất trong bản tin là ở khu vực Avdiivka, quân Nga vẫn cố gắng tấn công, đây vẫn là một phần của cuộc tấn công Nga đã phát động cách đây 3 ngày. Bản tin viết:
Trong khu vực chịu trách nhiệm của cụm phòng thủ “Tavriya” theo hướng Avdiivka, quân phòng vệ lãnh thổ Ukraine tiếp tục kiềm chế kẻ thù không ngừng cố gắng bao vây Avdiivka. Bộ đội ta giữ vững phòng tuyến, gây tổn thất nặng nề cho quân xâm lược. Như vậy, trong 24 giờ qua, Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi 11 cuộc tấn công của kẻ thù ở vùng Avdiyivka và 12 cuộc tấn công khác ở phía nam Severnoy, Vodyanoy, Pervomaiskyi và Nevelskyi ở vùng Donetsk.
Ngoài ra khu vực Bakhmut quân Nga cũng tấn công nhưng số đợt không nhiều bằng.
Trên hướng Bakhmut, Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi 8 cuộc tấn công của địch gần Bohdanivka, Klishchiivka và Andriivka, vùng Donetsk.
Còn về hướng Marinka, Bản tin viết:
Về hướng Marinsky, binh sĩ Ukraine tiếp tục cầm chân quân chiếm đóng gần Georgiyivka, Marinka và Novomykhaiivka, vùng Donetsk, nơi 6 đợt tấn công bị đẩy lùi…
Bình loạn : Tôi phải xin phép quý vị, chúng ta đi ngược dòng thời gian một số ngày, chính xác là cách đây tròn 15 ngày thằng mất dạy Tuấn Sơn của Dân Chí. Trong bài này nó dùng bút danh tên thật của nó là Nguyễn Bình, tung tin: “Nga kích hoạt “bão lửa” ở Kupyansk, sắp tấn công lớn”.
Tin tức của thằng này không mới, và chúng ta cũng đều phân tích cả rồi. Từ đầu là thông tin của một số sĩ quan cấp cao Ukraine nói “Nga có 100.000 quân trên hướng Kharkiv”. Nhưng sau đó, chẳng hạn trong những bản báo cáo gần đây, ngay cả ISW cũng khẳng định Nga không có khả năng tổ chức được những đợt tấn công lớn trong tương lai gần.
Như vậy những tin từ ngay cả các sĩ quan cấp cao của Ukraine cũng chỉ là những nhận định ban đầu, chứ không thể khẳng định được ngay. Tuy nhiên cái cách đưa tin của bọn nhà báo pro-Putox này thì cực mất dạy, bố láo nhưng lại thể hiện sự tuyệt vọng. Như trong bài này thằng Nguyễn Bình đưa tin rằng Nga có thể tấn công vào 15/01. Vậy mà… ISW viết trong báo cáo ngày 19/01 của mình:
• Các lực lượng Ukraine đã tích cực tham gia vào việc giành lại các vị trí hạn chế ở nhiều khu vực khác nhau, bao gồm cả phía đông nam Kupyansk và dọc theo tuyến Kupyansk – Svatove. Họ đã đẩy lùi thành công các bước tiến của Nga, với các cảnh quay được định vị địa lý xác nhận bước tiến của họ. Những nỗ lực này là một phần trong chiến lược phòng thủ của Ukraine nhằm giữ lãnh thổ đồng thời chuẩn bị cho các cuộc phản công tiềm tàng.
Ngoài ra, lực lượng Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào phòng tuyến Kupyansk – Lyman, phá hủy xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của Nga. Tuy nhiên, thách thức nằm ở việc cân bằng giữa phòng thủ với nhu cầu các thành phần tấn công để ngăn cản Nga giành thế chủ động.
Ơ vậy thì, không những không tấn công được mà còn bị họ phản công là sao? Nếu một độc giả trung thành của tờ Dân Chí này, mà chỉ cần có trí lực trung bình thôi, ắt hẳn sẽ phải đặt một câu hỏi đơn giản thế này: Sao đến mấy tháng khép vòng vây, mà vẫn không đóng được nồi hầm? Và sao dội hết bão lửa này đến bão lửa khác, mà vẫn không đánh quỵ được người ta để còn duyệt binh mừng chiến thắng?
Luận điệu thông thường rằng, Nga còn đầy sức mạnh nhất là về vũ khí nhưng còn để dành chưa dùng. Lý luận kiểu này thì lại lòi ra cái đuôi khác: Hóa ra tất cả những điều người ta nói về Nga – Liên Xô xưa nay là đúng, coi mạng người là rẻ mạt và dùng mạng người để tiết kiệm… vũ khí.
2. Thêm một “giải ảo” về tình hình Marinka
Theo như chúng ta được biết, Marinka sau khi bị Nga giã nát ra thành những đống gạch vụn, thì cũng gọi là “thất thủ” từ phía người Ukraine, và “chiếm được, vào kéo cờ” từ phía quân xâm lược Nga. Trong suốt những ngày sau đó, liên tục các tin nhắn trên mạng xã hội của các blogger quân sự người Nga, bọn pro-Putox ấy, chúng đưa tin quân Nga tiến mạnh ở xung quanh Marinka…
Hòa theo giọng lưỡi đó, bọn nhà báo xứ ta cũng be be cái mồm lên rất ghê: “Chiến sựUkraine 18/01: Nga tấn công Kharkov, mở rộng kiểm soát ở Marinka”. Thường xuyên thằng mất dạy này có giọng đó: Tấn công có khi chỉ một làng của tỉnh Kharkiv, nó giật tít theo kiểu tấn công vào thành phố Kharkiv trùng tên với tỉnh. Thằng này cũng toàn lấy thông tin của bọn Rybar thôi, mà nguồn Rybar thì trùm nói láo và đưa tin giả.
Bây giờ xin quý vị xem bản đồ tôi gửi kèm bài này, nguồn ISW: Nga tuyên bố là đã mở rộng vùng kiểm soát ở cả phía bắc và phía nam Marinka, nhưng thực tế thì chính việc mở rộng vùng kiểm soát từ cái phường này về phía tây thì vẫn không thực hiện được. Tổ dân phố Heorhiivka vẫn do quân Ukraine kiểm soát, và quân Nga chỉ chiếm được hết phố Kashtanova, còn từ đầu phố Tsentralna thì vẫn còn nguyên do quân Ukraine chiếm giữ. Đường thẳng tưng cứ thế tiến còn chẳng làm được nữa là rủ nhau kéo quân ở ngoài cánh đồng.
3. “Hắn ta đang trông chờ vào hiệu ứng domino”
Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine Oleksandr Lytvynenko đã liệt kê các mục tiêu của Putox trong cuộc chiến chống Ukraine và phương Tây cho tờ The Economist.
Putox không chỉ tìm cách sáp nhập Ukraine mà còn tìm cách giành lại quyền kiểm soát không gian hậu Xô-viết, cũng như phá hủy trật tự thế giới hiện có. Hắn ta tin tưởng rằng trong trường hợp sáp nhập các lãnh thổ Ukraine và phá hủy chế độ nhà nước Ukraine, hắn sẽ có thể giành lại quyền kiểm soát toàn bộ không gian hậu Xô-viết, cũng như phá hủy trật tự thế giới hiện có.
Đối với Điện Kremlin, chiến thắng ở Ukraine sẽ là chiếm được các lãnh thổ của Ukraine và hình thành trên những vùng đất không thể sáp nhập trực tiếp một thực thể chính trị hoàn toàn phụ thuộc vào Mátxcơva.
Nếu Putox chiến thắng ở Ukraine, cánh cửa sẽ mở ra cho hắn ta giành lại quyền kiểm soát các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Nếu Ukraine đứng vững thì Liên bang Nga sẽ mất ảnh hưởng ở Nam Kavkaz và Trung Á, vấn đề duy nhất là thời gian.
Nhưng tham vọng của tên độc tài Nga cũng không dừng lại ở đó trong không gian hậu Xô-viết. Hắn ta kỳ vọng rằng thất bại của Ukraine sẽ tạo ra “hiệu ứng domino” trong đó Mỹ và phương Tây nói chung sẽ nhanh chóng mất đi ảnh hưởng toàn cầu. Khi đó sẽ có thể phá hủy trật tự thế giới hiện tại và tạo ra cái gọi là “thế giới đa cực” mà Điện Kremlin không ngừng nhắc đến. Nga hy vọng sẽ trở thành một trong những quốc gia giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất của thế giới.
Người đứng đầu Cơ quan Tình báo đối ngoại lưu ý, ngoài Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và một số quốc gia ở Nam bán cầu có thể có được vai trò thống trị trong một thế giới như vậy. Oleksandr Lytvynenko cũng nhấn mạnh rằng trong cuộc đấu tranh vì trật tự thế giới nêu trên, Liên bang Nga không ngần ngại sử dụng vũ lực, trong khi phương Tây chủ yếu tập trung vào quyền lực mềm, cố gắng bảo vệ cấu hình thế giới hình thành do Chiến tranh Lạnh.
Oleksandr Lytvynenko sinh năm 1972, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Giáo sư, Nhân vật xuất sắc về Khoa học và Công nghệ Ukraine. 06/2010 – 03/2014 – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia. 05/2014 – 08/2019 – Phó Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine. 08/2019 – 07/2021 – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia. Ngày 23 tháng 7 năm 2021, theo Quyết định của Tổng thống Ukraine số 303/2021, Oleksandr Lytvynenko được bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine với quân hàm thiếu tướng.
Trong bài báo trên đây, ông Lytvynenko còn nói rằng: thỏa thuận an ninh với Vương quốc Anh vừa được xác lập vừa qua, chính là “người thay đổi cuộc chơi.” “Các thỏa thuận về hợp tác an ninh đang dần dần đưa Ukraine vào không gian an ninh phương Tây mà không yêu cầu sự hiện diện của quân đội phương Tây trên đất Ukraine”.
Bình loạn : Cá nhân tôi còn cho rằng thỏa thuận an ninh với Vương quốc Anh còn hơn cả việc vào NATO, nhưng ở đây điều thú vị nó không hề giống cái hiệp ước được ký giữa Anh quốc và Ba Lan trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hồi đó “nhờ có” Thủ tướng Anh, Neville Chamberlain mà Ba Lan đã bị Hitler và Stalin chóng vánh chia đôi mà không có được bất cứ một hành động nào từ Anh quốc. Trong khi đó bối cảnh cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine hoàn toàn khác, Boris Johnson là một trong những người đầu tiên trong số các lãnh đạo phương Tây có hành động cụ thể và có thể nói, ông này là người truyền cảm hứng cao nhất.
Nhưng tôi vẫn cho rằng nước Anh cần Ukraine hơn là Ukraine cần nước Anh.
4. Theo yêu cầu của anh gì trước ở báo Hoa Học Trò, tui xin viết lại mấy dòng… mà thật ra đã viết đôi lần rồi.
Năm 2005, nước Nga tổ chức sự kiện kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát-xít một cách hoành tráng, quý vị có thể ngó lại một chút ở đây:
Trên lễ đài có đầy đủ cả: Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, và đương nhiên là Tổng thống Hoa Kỳ, ông Bush con… Kịch bản của buổi biểu diễn hoành tráng trên quảng trường Đỏ vào buổi tối 09/05 năm nó tập trung vào vai trò của Đồng minh trong chiến thắng.
Chỉ hai năm sau, năm 2007 tình hình đã thay đổi hẳn. Cũng lễ duyệt binh đó, Putox đứng một mình trên lễ đài, nếu như tôi không nhầm, chỉ có Anatoliy Serdyukov – bộ trưởng quốc phòng Nga từ 2/2007 đến 11/2012 đứng bên cạnh, ngay cả Medvedev người sẽ thay vai hắn ngồi ghế Tổng thống chỉ một năm sau đó, cũng không có.
Nhân đọc bài phỏng vấn ông Oleksandr Lytvynenko trên đây về tham vọng của Putox muốn phục hồi không gian Xô-viết cho nước Nga, tôi nhớ đến một câu chuyện cũ. Năm 1944, khi cuộc Chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Xô-viết bước vào giai đoạn quyết định đi đến thắng lợi, Chính phủ Liên Xô phát động cuộc vận động – thi sáng tác quốc ca mới: “ai đã từng nghe cuốc ca cu, cuốc ca cu có nhiều thiếu sót…” (nhạc bài “Tiểu đoàn ba lẻ bảy”).
Cuối cùng, phần nhạc của Alexandr Alexandrov và lời là bài thơ của hai nhà thơ S. V. Mikhalkov và G. G. Ele-Registan được chọn – chính là bài quốc ca Liên Xô sau này, nghe rất hào hùng. Năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, Boris Yeltsin lúc đầu chọn bài “Chúa phù hộ cho Sa hoàng” làm quốc ca Liên bang Nga, sau đó ông ta chính thức chọn “Bài ca yêu nước” (атриотическая песня) của Glinka.
Năm 2000 lễ nhậm chức Tổng thống của Putox vẫn cử bài này. Sau đó Putox chọn lại bài quốc ca Liên Xô với phần lời mới được “cover” lại, thay Liên Xô bằng Nga là xong. Thời mới nắm quyền, những trò này đã gây ra nhiều phản đối từ những tên tuổi gạo cội từ thời Liên Xô. Tôi nhớ có cả tờ báo đăng ý kiến của một nhóm lãnh đạo: “Hắn muốn gì thế nhỉ? Hắn đã giữ lại ngôi sao đỏ cho quân đội và hải quân Nga, vậy mà bây giờ hắn còn lôi cả cái bài hát đó làm quốc ca?”
Vậy đó, 7 năm sau tất cả đã thay đổi, không còn nước Nga tìm cách hòa nhập với văn minh thế giới mà phương Tây là tiên phong nữa, mà một nước Nga khác với Putox muốn phục hồi không gian Xô-viết… Và câu chuyện tôi vừa kể trên đây là một minh chứng rằng, Putox luôn luôn có ước vọng này, chẳng qua là không phải lúc nào cái ước vọng đó nó cũng đủ mạnh mà thôi.
Có thể nói hai năm 2006 – 2007 là quãng thời gian chuyển biến rõ rệt nhất của nước Nga Putox theo hướng ngày càng lộ rõ bộ mặt đế quốc hơn. Chỉ hơn một năm sau đó, cuộc “Chiến tranh 5 ngày” chống Gruzia (Georgia) đã nổ ra. Trước đó, năm 2007 tôi đã dự đoán: Khoảng 15 năm nữa thì Putox sẽ gây ra một cuộc chiến tranh. Đến tháng 8/2008 khi những chiếc Sukhoi bay qua bầu trời Tbilisi, tôi ngờ ngợ rằng mình đoán sai – ồ thế cuộc chiến đã nổ ra rồi chăng?
Putox khi đó là Thủ tướng Nga, nhưng hành động của hắn và là Thủ tướng với sự xông xáo, đến tận những vùng gần nơi chiến sự, đến thăm các bệnh viện dã chiến gặp thương binh… nhưng lại vẫn giữ những quyết đoán của một Tổng thống. Tôi lại ngờ ngợ tiếp: Cuộc chiến này với hắn, như “muỗi đốt gỗ” – nó không thể đáp ứng tham vọng của một người như hắn. Cuộc “Chiến tranh 5 ngày” chỉ là một bản nháp.
Cũng năm này, Nga bắt đầu chương trình cải tổ quân đội.
Đến năm 2014 sau sự kiện Maidan ở Ukraine, Putox cướp Crimea ngon như húp nước suýt. Sau đó là cuộc nội chiến miền đông Ukraine do Nga đứng sau giật dây. Vẫn không giống.
Và ngày 24/02/2022, đúng 15 năm như tôi dự đoán, cuộc chiến nổ ra thật.
Tại sao tôi lại đoán là 15 năm? – chẳng sao cả. Hồi đó chứng kiến những gì mà Putox làm cho nước Nga, đặc biệt là quá trình mà như thằng khủng bố Igor Girkin “Strelkov” hắn ví von “30 năm đại tàn phá công nghiệp Nga”, ngay từ hồi đó trong những câu chuyện, hoặc gọi là tranh luận cho nó sang mồm với những sinh viên Việt Nam du học ở Nga, chủ yếu là các học viên quân sự, tôi đã luôn đặt câu hỏi: “Thế nếu có xung đột vũ trang, có chiến tranh… thì hệ thống điều khiển nói chung của Nga, có dựa trên nền tảng Intel không?” – Cứng họng!
Đó chỉ là một câu hỏi ví von, con chip vi xử lý trong máy tính là một chuyện, còn rất nhiều những con chip khác, nước Nga hùng mạnh của các bạn không sản xuất được! Khắp đất nước, rất nhiều nhà máy đóng cửa và ngay trung tâm thành phố Mátxcơva nhà máy được biến thành chợ của người Việt… Hàng hóa trong siêu thị chỉ có hàng của các hãng tư bản, hoặc hàng Trung Quốc chất lượng tầm tầm cho người ít tiền.
Nga không sản xuất ra hàng hóa, càng không sản xuất ra hàng hóa có hàm lượng công nghệ kết tinh cao.
Về xã hội, ngay từ thời gian đó Putox đã ban hành chính sách hỗ trợ các cô gái Nga cứ sinh con là được cho 20.000 đô-la Mỹ, nhưng Nga vẫn bị giảm tỉ lệ sinh đẻ và rơi vào khủng hoảng nhân khẩu học. Điều này không giống với việc suy giảm tỉ lệ sinh đẻ ở các nước phương Tây văn minh hơn, mà ở Nga có nguyên nhân từ sự suy giảm các điều kiện về xã hội. Ngay cả tình trạng những người Nga có điều kiện ngày càng bỏ đất nước ra đi nhiều hơn, cũng có cùng nguyên nhân với giảm tỉ lệ sinh đẻ.
Đã có lần tôi viết, giáo dục Nga chỉ hơn ở Việt Nam thôi, chứ thật ra là có quá nhiều mặt lạc hậu và nó được đánh giá là thua xa thời Xô-viết. Quý vị cứ lên mạng xem danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới xem Nga có mấy trường trong đó. Giáo dục ở thành phố còn khá, ở nông thôn thì kinh khủng – và nó suy giảm cùng với hạ tầng của Nga ở các vùng, chẳng cần vùng sâu vùng xa gì, ngay ở cách thủ đô 100 ki-lô-mét cũng đã rất tệ. Tôi đính kèm bài ảnh của Artemy Lebedev chụp ở thành phố Yegoryevsk thuộc tỉnh Mátxcơva, cách Quảng trường Đỏ 130 ki-lô-mét đường ô tô. Thành phố này các cô thợ dệt thợ may nhà ta thời 1980 là thương nhớ lắm đây.
Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, nước Nga của Putox kiếm được rất nhiều tiền nhờ giá dầu tăng cao. Nhưng không vì thế mà chính quyền của Sa hoàng đầu tư cho hạ tầng dân sinh, đặc biệt là y tế và giáo dục không được cải thiện nhiều… Một xã hội dân chủ bị bóp nghẹt, dù phát ngôn thì khá thoải mái nhưng tấn công trực diện vào Sa hoàng là không có được. Nhóm nhạc Pussy Riot là một điển hình. Nhiều tiền nhưng môi trường kinh tế xã hội không được tái đầu tư để cải thiện, thì việc Putox gây chiến tranh sẽ là tất yếu.
Tại sao tôi lại đoán cái mốc 15 năm – tức là năm 2022 – mặc dù cuối năm 2021 tôi vẫn cho rằng Nga sẽ không đánh nhau, tức là lao vào cuộc chiến đâu. Ở đây có mâu thuẫn gì chăng? Không có mâu thuẫn nào cả. Tôi đoán Nga không lao vào chiến tranh vì theo những gì tôi theo dõi, đặc biệt từ những người bạn Nga chơi cùng các diễn đàn trên mạng, tôi biết được chương trình cải tổ quân đội chỉ đến được những đơn vị ở các quân khu gần trung ương, vùng phía tây đất nước, và không phải tất cả các đơn vị của các quân khu đều được.
Nhìn chung, Nga tập trung xây dựng các BTG (Cụm tác chiến cấp tiểu đoàn) là hình thức mới, còn những đơn vị cũ thì vẫn bê trễ như trước. Vì vậy những vấn đề như “xe tải, vòng bi, quần thủng đít…” tôi đã biết từ thời gian đó và cho rằng, Nga không đánh nhau vì những vấn đề thiết yếu đó vẫn chưa giải quyết được. Tuy nhiên, vì hy vọng vào một chiến thắng dễ dàng với lực lượng đầy đe dọa, đủ để nhát những người yếu bóng vía, Putox vẫn xua quân lao vào Kyiv.
Đáng tiếc rằng, những người Ukraine không hề yếu bóng vía như vậy. “Tôi cần đạn dược, không cần một chuyến xe.”
Mốc 15 năm chính là – năm 2022 kỷ niệm 100 năm Liên Xô (30/12/1922) – long trọng kỷ niệm để năm 2023 thành lập Liên bang mới của ba thực thể: Nga (Đại Nga) Belarus (Bạch Nga) và Ukraine (Tiểu Nga). Sau đó thì các thực thể khác như Gruzia và Moldova sẽ bị nuốt chửng, chỉ còn là vấn đề thời gian. Thành lập Liên bang mới sẽ liên quan đến sửa Hiến pháp. Một Hiến pháp mới xóa hết những nhiệm kỳ trước của Putox, và hắn sẽ làm Sa hoàng của cái Đế quốc này thêm không biết mấy nhiệm kỳ nữa. Tất cả đẹp như trong tranh.
Nhưng mấu chốt không phải chỗ đó. Những thất bại của Putox trong quản lý kinh tế xã hội trong hơn hai thập kỷ. Những vấn đề như nhân khẩu học, chảy máu chất xám và nghiêm trọng nhất là thua kém về công nghệ, nhất là công nghệ lõi chẳng nắm được cái gì… tất cả sẽ đồng loạt tấn công vào chính quyền Putox. Đến lúc đó, hắn sẽ cần có một chiến thắng về quân sự để khỏa lấp tất cả những vấn đề tồn tại của xã hội Nga.
Người Nga là một dân tộc rất lạ. Vừa tự tôn, vừa tự ti. Khi thấy dân tộc mình thua kém, thì thèm muốn chiến thắng bằng quân sự. Putox đã khéo léo kích động tâm lý đó. Đã có những lúc nghe những bài hát của Xô-viết cũ về chiến thắng phát-xít, nhất là những bài đụng đến tâm lý “ngày lễ lệ tràn mi” tôi rất xúc động. Nhưng dần dần tôi cảm thấy đó là một sai lầm từ mức độ toàn xã hội, đến từng cá nhân.
Con người không thể sống mãi với quá khứ, càng không thể ăn mày mãi cái dĩ vãng có một chiến thắng hào hùng, lại càng không thể mài mãi cái đau khổ mất mát đó cả. Các thế hệ đi qua cuộc chiến thì cũng dần khuất núi, lịch sử thì phải dạy cho thế hệ trẻ nhưng chúng nó cần phải được sống trong những cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong sự hiểu biết phải biết tránh cái xấu, nhưng cũng phải quên đi quá khứ. Tôi nhận ra, cứ ca ngợi mãi chiến thắng và ca ngợi mãi sự đau khổ của người Nga, người Xô-viết… hóa ra là một dạng ma túy cho người Nga.
Người Nga bị nghiện cái phức hợp cảm xúc tự hào về chiến thắng trộn với đau khổ của chiến tranh. Và người ta kẹt trong đó. Người ta không làm thế nào để hòa với văn minh nhân loại mà muốn cho nền văn minh đó biết tay, bằng một chiến thắng trong chiến tranh.
Putox đã rất thành công với phức hợp xúc cảm của nhân dân Nga.
5. Mục cuối cùng
Một trong những luận điệu thường thấy của bọn Pro-Nga tức pro-Putox này, là chúng vẫn thường xuyên tung tin Nga sắp tấn công lớn (từ bọn làm trong ngành truyền thông nước nhà). Dẫn đến những người đọc và Pro-Nga họ vẫn luôn luôn tin rằng Nga vẫn đầy sức mạnh – hoặc nói ngược lại, Nga không thể suy yếu đến mức như chúng ta vẫn thường “lải nhải” với nhau rằng từ lâu “thiếu xe tải,” “thiếu vòng bi,” “mặc quần thủng đít,” “thiếu cả giấy chùi đít…”
Vì vậy, cái bọn nhà báo mất dạy này thường ru ngủ những người Pro-Nga vây quanh chúng bằng những thứ quái dị theo hướng thô thiển học (thothilogy) là Nga dùng bão lửa, hoặc dùng những thứ vũ khí hủy diệt… đúng theo kiểu Hitler những ngày cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chúng không biết rằng cách làm truyền thông như thế chỉ bịp được những người thiếu hiểu biết, còn người hiểu vấn đề thì người ta biết, sức mạnh của bộ máy quân sự của một quốc gia nó nằm ở quần thủng đít và vòng bi, chứ không phải ở “bão lửa.”
Người Ukraine cũng có “bão lửa,” nhưng họ không cần gây bão. Họ biết rõ hệ thống của Nga như thế nào và cần đánh điểm huyệt như thế nào, hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Cho đến nay, Nga được cho là dùng rất nhiều tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo… để tấn công sâu vào hậu phương của Ukraine. Nhưng theo giới nghiên cứu phương Tây, chưa một lần đánh trúng vào một đoàn tầu hỏa chở vũ khí của phương Tây đi từ Ba Lan sang, chưa bao giờ đánh trúng được một kho vũ khí nào của phương Tây được Ukraine cất giấu…
Trong khi đó, vừa hôm qua ở Klintsy Nga bị đốt béng một kho nhiên liệu và nhân tiện, cả nhà máy thuốc súng cũng bị đốt luôn. Tình báo quân sự Ukraine xác nhận họ đứng sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, khiến kho dầu ở vùng Bryansk của Nga bốc cháy và làm hư hại một nhà máy thuốc súng ở Tambov.
Khi được hỏi liệu có phải đứng sau vụ tấn công hay không, một nguồn tin của Tổng cục Tình báo (HUR) nói với Kyiv Post: “Có. Kho dầu đang bốc cháy và (thiệt hại) đang được làm rõ tại nhà máy (Tambov).” Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin diện tích vụ cháy tại kho dầu ở Klintsy, vùng Bryansk là 1 nghìn mét vuông. Theo cơ quan này, 4 bồn chứa xăng với tổng thể tích 6 nghìn mét khối đã bốc cháy và một đoàn tàu cứu hỏa chở 120 tấn nước đã được khẩn trương đưa đến Klintsy để dập tắt kho dầu đang cháy.
Vụ hỏa hoạn tại kho dầu ở Klintsy bắt đầu vào buổi sáng, sau khi lực lượng vũ trang Ukraine cố gắng tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ thành phố cách biên giới 50 km bằng máy bay không người lái. Theo Thống đốc vùng Bryansk, Alexander Bogomaz, chiếc máy bay không người lái này đã bị tác chiến điện tử ngăn chặn nhưng khi bị phá hủy, đạn dược đã được thả xuống khu vực kho dầu Klintsy.
Còn thông tin từ mạng xã hội thì kho nhiên liệu này cháy cả một ngày, càng dập càng lan rộng. Kho dầu này đã là một điểm hậu cần quan trọng cho quân đội Nga. Ttrong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh nàyb nó cung cấp nhiên liệu cho các đơn vị tuyến đầu, nhất là những mũi tấn công của mấy sư đoàn xe tăng vào hướng Sumy – Chernihiv cũng lấy nhiên liệu ở đây. Nếu nhà máy thuốc súng Tambov cách thành phố Kharkiv 470 ki-lô-mét theo đường quạ bay thì còn nói là xa, không hiểu sao cái kho dầu này cách biên giới Nga – Ukraine có 50 ki-lô-mét mà bọn Nga này vẫn cứ cố mà dùng. Quý vị đã nhận thấy tính phi lý của cái người Nga này nó như thế nào không. Nó giống như tất cả những cuộc tấn công của chúng trong cuộc chiến tranh này, cứ cấp trên ra lệnh như thế, là cứ thế phải tấn công nhắm mắt nhắm mũi, không cần biết thương vong khủng khiếp như thế nào.
Chúng ta đã chứng kiến người Ukraine vẫn giữ vững phòng tuyến. Và cũng trong những ngày qua chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều ý kiến về Ukraine thiếu đạn dược… Tất cả dường như nằm trong cùng một lộ trình để thúc đẩy nhiều hỗ trợ hơn nữa cho Ukraine. Chúng ta cũng lại đề cập đến việc, ngay cả gói viện trợ 61 tỉ đô-la của Hoa Kỳ cho Ukraine có nhanh cũng phải giữa hoặc cuối năm mới thực sự có tác dụng thực tế. Nhưng tình hình ở ngoài đời thực thì nó lại khác, để đến tận lúc đó thì cơ hội qua hết… và chỉ có Putox thì mới thích như vậy.
Và cách đây 2 ngày, ISW đã viết trong báo cáo của mình:
• Thế lưỡng nan trong thế trận phòng thủ của Ukraine – Một thế trận phòng thủ trên toàn chiến trường đối với Ukraine sẽ nhường lại thế chủ động chiến lược cho Nga, có khả năng cho phép Nga tiến hành các cuộc tấn công lớn theo ý muốn, buộc Ukraine phải tiêu tốn các nguồn lực quý giá cho việc phòng thủ. Các quan chức và chuyên gia Ukraine cho rằng việc chỉ tập trung vào phòng thủ mà không có thành phần tấn công sẽ là một sai lầm lịch sử, trao thế chủ động cho Putox.
• Những hạn chế về nguồn lực trong các hoạt động phòng thủ và tấn công – Cả các hoạt động phòng thủ và tấn công đều đặt ra những yêu cầu tương tự đối với các nguồn lực của Ukraine, chẳng hạn như thiết bị và nhân lực. Các hoạt động phòng thủ không loại bỏ nhu cầu về nguồn lực, vì các vị trí phòng thủ và phản công đòi hỏi nguồn lực đáng kể. Các hoạt động tấn công tuy tốn nhiều tài nguyên nhưng cũng có thể được Nga tiến hành. Sự ổn định của tuyến phòng thủ phụ thuộc vào việc tăng cường nhanh chóng và khả năng thiết lập công sự.
• Triển vọng về các hoạt động tấn công của Nga – Các hoạt động tấn công của Nga ở Ukraine có thể không đòi hỏi phải giành được lãnh thổ đáng kể nhưng có thể buộc Ukraine phải tiêu tốn nguồn lực cho việc phòng thủ. Thật không khôn ngoan khi Ukraine nhường thế chủ động cho Nga trong thời gian dài.
• Viễn cảnh dài hạn – Các quan chức Mỹ dự đoán một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, kêu gọi các nhà lập pháp hỗ trợ thêm hỗ trợ an ninh. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo viện trợ cho Ukraine trước năm 2025, vì việc thiếu viện trợ kéo dài có thể trao quyền cho Nga. Tình hình ở Ukraine vẫn còn nhiều biến động, với các quyết định của phương Tây và Nga đang định hình kết quả của nó.
Viện trợ là một chuyện, còn quyết tâm xử lý tình thế chiến tranh lại là một chuyện khác, và điều đó nằm trong tay cả Nga lẫn Ukraine. Nếu với Nga, có tấn công thì cũng chỉ gặm nhấm thêm đất và tổn hao rất nhiều nguồn lực cả về nhân mạng lẫn của cải khí tài, thì với Ukraine có tấn công thì cũng phải nhắm được vào tử huyệt của Nga mà đánh.
Rõ ràng là phương Tây đã nhận ra yêu cầu cần quyết đoán hơn của tình thế. Còn người Ukraine thì cũng sẽ buộc phải có những hành động quyết liệt, tất nhiên là theo cách của mình. Tháng Giêng 2024 đã sắp hết, và chắc chắn sẽ có những biến cố rất lớn vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai tháng, chỉ hơn chục ngày nữa thôi.
PHÚC LAI 21.01.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.