1. Bộ trưởng phải giỏi chuyên môn cùng với giỏi quản lý. Giỏi chuyên môn mới xác định được phương hướng phát triển.
Bộ trưởng cần nghe chuyên gia, cố vấn. Nhưng bộ trưởng phải giỏi hơn chuyên gia và cố vấn để biết phải trái mà quyết định. Không có chuyên môn giỏi, không thể ra quyết định đúng, nhất là trong các trường hợp phức tạp. Bởi thế bộ trưởng cần phải giỏi vượt trội hơn mọi chuyên gia, cố vấn và trợ lý. Bộ trưởng không phải là cán bộ đường lối. Bộ trưởng không phải là người “chỉ tay”.
2. Vua ra trận thì phải giỏi dùng tướng. Nhưng tướng kém thì vua có giỏi bao nhiêu cũng thua trận. Nhìn vào “dàn tướng” 12 bộ trưởng trình Quốc hội duyệt vào sáng nay thật không an tâm.
Chẳng hạn như Bộ Công Thương là bộ quan trọng nhất của nền kinh tế. Nền kinh tế có ba trụ cột chính là Công nghiệp, Nông nghiệp và Thương mại. Bộ trưởng Bộ Công Thương chiếm hai trụ cột là Công nghiệp và Thương mại. Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công Thương phải là người rất giỏi – có thể làm được Thủ tướng.
Nhưng nhìn qua hồ sơ và quá trình hoạt động, Bộ trưởng Bộ Công Thương không có chuyên môn tương thích. Hoàn toàn xa lạ với Công nghiệp và Thương mại. Học Sử. Đi lên từ cán bộ đoàn.
Bộ Công Thương đang có hàng chục dự án ngàn tỉ thua lỗ, hàng ngàn dự án bị nâng giá. Thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng. Không có chuyên môn, không giỏi chuyên môn thì lấy gì mà xác định hướng đầu tư đúng sai của các dự án ngàn tỉ trong nhiều lĩnh vực phức tạp của Công nghiệp? Không có chuyên môn, không giỏi chuyên môn thì lấy gì để xác định đúng giá của dự án ngàn tỉ, trong bối cảnh giá bị nâng khống lên nhiều lần? Dựa vào chuyên gia, cố vấn mà không giỏi chuyên môn thì sẽ bị “qua mặt”.
3. Học tập Cụ Hồ thì cần học tập cách dùng người của Cụ. Cụ Hồ tìm người giỏi và mời ra làm bộ trưởng, mời vào Chính phủ.
Thời nay, không ai học tập Cụ Hồ về cách trọng dụng nhân tài.
NGUYỄNNGỌC CHU 08.04.2021
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.