mercredi 2 août 2023

Huy Đức - Chính quyền đô thị : Vì phẩm hàm hay để phục vụ dân

 

Tôi không có đủ dữ liệu để bình luận về cảnh báo của Chủ tịch Trần Sĩ Thanh trước khả năng sáp nhập quận Hoàn Kiếm. Các tiêu chí do hành chánh quan liêu đặt ra thì cũng có thể dùng hành chánh mà điều chỉnh nó.

Một quận tốt không phải vì nó to hay nhỏ mà vì ở chỗ, người dân trong quận đó cả đời không cần biết đến chính quyền, nhưng hễ cứ có việc cần là chính quyền có mặt liền. Nếu xây dựng chính quyền đô thị mà chỉ quan tâm đến quy mô hoặc phẩm hàm của người đứng đầu [đô thị loại I, loại II hay cái gọi là “thành phố trong thành phố” kiểu Thủ Đức city] thay vì tìm kiếm một mô hình phục vụ dân tốt hơn thì không bao giờ lựa chọn đúng.

Tại sao, “tinh giản biên chế” từng được đưa ra từ đầu thập niên 1990 đã chưa bao giờ thành công. Thập niên 1990 là thập niên bắt đầu bung ra, nhu cầu hành chính tăng thì không thể giảm biên chế được.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.08.2023


 

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 524, 01-08-2023

 

1. Theo thông tin từ The Wall Street Journal, vào hai ngày 05 và 06-08-20223, tại Ả rập Xê-út sẽ diễn ra một cuộc hội đàm sơ bộ về vấn đề hòa bình ở Ukraina. Có 30 quốc gia được mời tới dự, ngoài hai bên Nga và Ukraina, còn có đại diện của Mỹ, EU, NATO và một số quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ, Brasil, Indonesia, Ai Cập, Mexico, Chilê và Zambia.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan Paweł Jabłonski đã công nhận rằng Ba Lan sẽ tham gia cuộc hội đàm, nhưng không thông báo gì thêm. Tuy nhiên, không có ai đặt nhiều hy vọng gì lúc này, khi hai bên vẫn liên tục tấn công lẫn nhau. Phía Nga bắn phá bệnh viện ở Kherson, giết chết 1 bác sĩ:

mardi 1 août 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 31/07/2023

 

1. “Triển vọng” của việc Wagner đưa quân quay lại Ukraine tham chiến

Evgeny Prigozhin, chủ tập đoàn Wagner vừa đưa ra một thông tin công khai dập tắt những đồn đoán có thể gây hiểu lầm về thông báo việc đình chỉ tuyển dụng vào Tập đoàn Wagner:

“Các đồng nghiệp, bạn bè và những người ủng hộ thân mến. Hôm nay là ngày 30 tháng 7. Hiện tại, thời gian mở cửa trở lại của các trung tâm tuyển dụng vẫn chưa được xác định. Để tránh những tin đồn và những xì xào ở hậu trường, tôi xin thông báo với các bạn rằng Tập đoàn Wagner vẫn tiếp tục các hoạt động của mình ở Châu Phi, cũng như tại các trung tâm đào tạo ở Belarus.

Hôm nay chúng tôi đang xác định các nhiệm vụ tiếp theo của mình, các phác thảo ngày càng rõ nét hơn. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là những nhiệm vụ sẽ được thực hiện nhân danh sự vĩ đại của nước Nga. Hầu hết các chiến binh của chúng tôi đang trong kỳ nghỉ, có thể nói trong chừng mực nào đó, trước đây họ đã có một thời gian dài làm việc rất căng thẳng.

Dương Quốc Chính - Lại Tony buổi tối

 

Hôm nay rộ lên hai tút được cho là của dượng Tony buổi sáng. Cả hai tút đều có thủ pháp chung là viết dạng truyền thuyết văn chương kích động tâm lý, đại khái là văn tuyên truyền hư hư thực thực rồi dắt độc giả tới một kết luận của dượng. Văn này tuyên giáo hay dùng. Tạm gọi là dạng quy nạp kết luận ẩu dựa trên thông tin cá nhân.

Tút về trường West Point, đại khái dượng ca ngợi hết lời, nhưng đọc là thấy nó quen quen, mà ngồi một chỗ cũng chế được. Chỉ cần biết trường đó là trường top của Mỹ, đào tạo ra những người giỏi, là đủ rồi. Chứ nghe dượng chém thì leng keng vậy thôi chứ không biết đúng sai thế nào đâu.

Muốn biết về West Point thì cứ Google cho chắc, đầy thông tin có nguồn tử tế. Có đoạn dượng chém là sinh viên học West Point phải biết cả Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn là bịa thô quá! Bởi Binh thư yếu lược bị thất truyền rồi, quyển sách đang có tên như vậy, đã dịch ra tiếng Kinh bán đầy ngoài hiệu, là chép từ sách của Đào Duy Từ. Mà ông Từ đẻ sau ông Tuấn tầm 400 năm! West Point nào ngu lấy sách đó ra bắt sinh viên học?

Đặng Sơn Duân - Âm mưu chia rẽ về Biển Đông

 

Sáng nay, tại Philippines đã nổ ra cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam. Theo tờ Manila Bulletin, một số nhân vật thuộc nhóm Makabansa đã tập hợp trước đại sứ quán lên án cái gọi là hoạt động quân sự hóa của Việt Nam ở Biển Đông, và kêu gọi Việt Nam ngừng đánh bắt cá ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Kalayaan.

Đây không phải là một cuộc biểu tình bất chợt, mà nhiều khả năng là một vụ giật dây do “bàn tay vô hình” nào đó đạo diễn.

Âm mưu này bắt đầu từ khi tờ Manila Times ngày 16.07 đăng bài viết về hoạt động xây cất của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sử dụng cái gọi là tài liệu bị rò rỉ từ phía Việt Nam.

Lê Xuân Nghĩa - Báo với chả chí

Vậy mà là tờ báo có số lượng người truy cập lớn nhất Việt Nam !

Tôi muốn hỏi các anh chị phóng viên, nhà báo, hoặc giới chuyên môn rằng, bằng đạo đức và tôn chỉ nghề nghiệp, thì việc sử dụng vũ khí tấn công hạ tầng dân sự thì có được gọi là “đòn kinh tế” không ạ?

Vậy mà báo điện tử VnExpress giật cái tiêu đề “Nga tung đòn kinh tế với Ukraine” để viết về các cuộc không kích của Nga vào Odessa của Ukraine, phá hủy các khu lưu trữ ngũ cốc. Đồng thời mô tả bom đạn Nga đang tàn phá hạ tầng dân sự. Từ đó, tác giả bài viết phán luôn là “tạo áp lực kinh tế” lên Ukraine.

Dương Quốc Chính - Cám ơn tán loạn

 

Chủ tịch Hà Nội vừa có bức thư cám ơn tán loạn đủ mọi thành phần tham gia show diễn Blackpink. Mình nghĩ chủ tịch cám ơn vẫn thiếu đội ngũ bán áo mưa rong với giá không đắt lắm, cám ơn cơ quan cấp phép không hủy diễn vì đường lưỡi bò...

Mình nghĩ đa số anh em chê anh Thanh chủ tịch Hà Nội đều hiểu sai ý đồ của ảnh. Thực ra mục đích của chủ tịch là khoe khéo, như cái chỗ bôi vàng kia. Bức thư chưa chắc đã được gửi chính thức cho các em Blackpink đâu mà chỉ gửi phong long bằng tiếng Việt trên báo thế này thôi. Mục đích của bức thư đại ý:

Bọn mày thấy chúng tao tổ chức giỏi chưa, rõ ràng là an ninh, văn minh, lịch sự...nhé. Công bọn tao cả đó!

Lê Học Lãnh Vân - Xin lỗi các cháu

Tôi theo dõi cả ba trận đấu bóng đá, trong đó đội tuyển nữ Việt Nam lần lượt tranh chấp với các đội tuyển Mỹ, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Đội tuyển Việt Nam đều thua vớỉ tỉ lệ các trận lần lượt là 3-0, 2-0 và 7-0.

Các nữ cầu thủ có tuổi đời tương đương với con nhỏ nhất của tôi. Nhìn các cháu chạy trên sân với 200 % sức khỏe như một bình luận viên nghiệp dư nào đó nói, một cảm giác vừa trống rỗng lại vừa khiến trái tim chìm sâu xuống. Tôi chỉ muốn nói với các cháu: BÁC XIN LỖI CÁC CHÁU, NGÀN LẦN XIN LỖI CÁC CHÁU.

Bình luận viên chính thức, vào cuối trận, nói rằng sân chơi này là quá sức của đội tuyển, chúng ta tới chỉ để học tập. Đội tuyển chúng ta đã chơi hết sức mình và có thể ngẩng cao đầu! Chúng ta có quyền tự hào về đội tuyển!

Trần Trung Đạo - Người đứng bên trái bức hình tên gì ?

 

Mười mấy năm trước, khi mới tham gia Facebook, tôi có đố các bạn người đeo kính râm đứng bên trái của bức hình này tên gì.

Vì câu đố có ẩn ý chứ không phải hỏi tên thật trong giấy tờ của ảnh nên tôi cũng trả lời luôn thay vì chờ các bạn khổ công đi tìm.

Theo bài viết “Bức ảnh lịch sử của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường” của tác giả Nguyễn Minh Tâm, một lần soạn lại sách vở, tư liệu gia đình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, phát hiện một bức hình. Trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường đang đứng hô hào chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại một cuộc mít tinh, phía sau là một biểu ngữ “CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ” và bên phải là một thanh niên mặc áo trắng, đeo kính râm. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hỏi chồng người đeo kín râm là ai, và được Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết “Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít-tinh.”

Tạ Duy Anh - Chuyện xử án

 

Có ba câu chuyện liên quan đến xử án mà tôi thuộc từ thời trẻ khi đọc sách, nhưng cứ liên tục phải suy ngẫm cho đến tận bây giờ.

Chuyện thứ nhất kể vua Salomon xử kiện vụ hai bà mẹ tranh nhau một đứa bé. Bà nào cũng khẳng định đứa trẻ là con của mình. Không thể tìm ra bằng chứng, vua Salomon bèn đưa ra phán quyết: Sẽ chặt đôi đứa bé, chia cho mỗi bà mẹ một nửa, thế là công bằng!

Phán quyết vừa buông ra thì một bà mẹ vội quỳ ngay xuống, khóc lóc khấu đầu van xin nhà vua tha tội vì mình đã nói dối, bởi đứa trẻ là con của bà kia, xin nhà vua trả cho bà ta và XIN ĐỪNG CHẶT ĐÔI đứa bé. Nhà vua bèn chỉ mặt người vừa van xin bảo: “Mụ ra mà bế con mụ về" (Chỉ người mẹ thật mới hành xử như vậy), đồng thời lệnh tống người đàn bà còn lại vào ngục vì tội bắt cóc trẻ con.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.08.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.07.2023


 

dimanche 30 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (3)

 

Ở cuối bài trước, tôi có nhắc đến cái sân gạch Bát Tràng mà tôi thường xem bóng nắng để biết giờ, nhân tiện kể tí ti về cải cách ruộng đất (bởi gạch lát sân là gạch được cậy lên từ sân nhà địa chủ, thày tôi mua lại từ người được chia quả thực).

Có bạn đọc xong bảo sao bác không kể thêm về cuộc cách mạng long trời lở đất ấy đi. Thực thà mà rằng khi xảy ra đấu tố, đánh địa chủ phú nông, tôi mới 1-2 tuổi, nào đã biết gì, chỉ nghe thày bu và anh chị kể lại thôi. Nhưng nghe cũng khiếp.

Quê tôi nghèo lắm, thế mà đội cải cách vẫn tìm ra được đủ 5 % địa chủ, có người chỉ sở hữu vài mẫu ruộng, lôi họ ra đấu tố tơi bời, sau đó còn bịt mắt điệu một ông lên pháp trường ở đầu núi Trà Phương bắn. Chị tôi kể, theo người nhớn đi xem xử bắn về mấy đêm không ngủ được vì sợ.

Ngô Nhân Dụng - Tần Cương đang ở đâu?

 

Cho nên, Tần Cương không thích hợp trong lúc này. Một khuôn mặt thân thiện, hòa hợp, đến mức được mời ném banh khai mạc một trận baseball, coi hơi “Mỹ hóa” quá!

Ở nước Mỹ, một cô gái 14 tuổi đi mất tích; các bản tin trên mạng đăng hình cô lên; cả nước hỏi nhau: Có ai thấy cháu gái ở đâu không? Ai gặp cô cháu lần chót? Có nghi ngờ ai bắt cóc cháu không? Cho tới khi, mấy năm sau, bỗng cô tái xuất hiện; tìm đến sở cảnh sát ở một tiểu bang cách nhà mấy ngàn cây số! Cháu đến nhờ báo tin cho gia đình, chờ được đưa về nhà, được mẹ ôm, khóc thút thít!

Đó là một chuyện gần như “thường ngày” ở nước Mỹ.

Huy Đức - "Trời còn để có hôm nay..."

 

(Biết thêm những câu chuyện như thế này, càng hàm ân những người đã ngã xuống để Miền Nam được hưởng tự do trong 20 năm - TM)

Đề thi môn văn năm 1958, “Anh/chị hãy cho cảm tưởng về một mùa xuân sau bốn năm hòa bình thắng lợi”. Bài văn của trò Đinh Văn Ngụ được điểm 5, vì viết lại cái Tết 1954 rất thật tình, một cái Tết “không có gì ăn, không có một chỗ ở rõ ràng… nằm trong chăn khóc thầm”. Trò Bính cũng được thầy Trị cho điểm cao vì viết về năm ấy, cái “năm đau khổ nhất”.

Nhưng, khi ty Giáo dục đọc được, “đang dạy văn cấp 3 ở thị xã, thầy Trị bị điều đi dạy văn cấp 2 ở Hương Sơn”.

“Từ năm đó trở đi không thầy giáo nào dám chấm điểm cao cho những bài văn viết trải lòng thật sự”.

Nguyễn Ngọc Chu - Erdogan và Hun Sen

 

1. Erdogan

Theo dõi cách hành xử của Erdogan, hiện ra khuôn mặt của một chính khách lão luyện. Erdogan là một “tay chơi chính trị” nhiều mang. Dù là Nga, Mỹ, châu Âu hay NATO, với phe nào, Erdogan cũng thu được lợi.

Ví như Nga và Putin đã nhiều phen phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Erdogan. Erdogan gián tiếp đối đầu với Nga, giúp Azerbaijan chiếm lại lãnh thổ thành công trong xung đột Nagorno-Karabakh chống Armenia được Nga hậu thuẫn.

Erdogan trực tiếp đối đầu với Nga, không ngần ngại bắn rơi Su 25 của Nga ở Syria khi vừa xâm phạm vùng trời vài trăm mét. Đóng eo biển không cho chiến hạm Nga vào Biển Đen. Giúp vũ khí cho Ukraine, Bán máy bay không người lái Bayraktar TB2 cho Ukraine và đầu tư sản xuất tại Ukraine. Giúp Ukraine vận chuyển ngũ cốc. Thả các tù binh “Azov” trước thời hạn. Ủng hộ Ukraine gia nhập NATO. Đó là những hành xử làm cho Putin phải nuốt hận.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.07.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.07.2023


 

samedi 29 juillet 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/07/2023

1. Kết quả chiến dịch ve vãn anh em châu Phi của Putox

Các nhà lãnh đạo châu Phi đã đưa ra lời kêu gọi trực tiếp tới Tổng thống Nga Putox vào thứ Sáu để chấm dứt cuộc chiến chống lại Ukraine.

“Cuộc chiến này phải kết thúc. Và điều này chỉ có thể kết thúc trên cơ sở công lý và lý trí,” Moussa Faki Mahamat, Ngoại trưởng Chad và hiện là Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Phi, nói với Putox vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St. Petersburg.

Tổng thống Congo, Denis Sassou Nguesso nói rằng kế hoạch hòa bình của châu Phi “đáng được chú ý, nhất là không nên đánh giá thấp nó ... Chúng tôi một lần nữa kêu gọi khôi phục hòa bình ở châu Âu.” Tổng thống Senegal Maki Sall cũng kêu gọi “giảm leo thang để thúc đẩy hòa bình”, trong khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bày tỏ hy vọng “sự tham gia vào đàm phán mang tính xây dựng” có thể chấm dứt xung đột.