lundi 9 septembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Một sự thật hiển nhiên mà không cần phải tranh cãi là cây cầu này đã sập bởi lũ trên sông Hồng. Vấn đề đặt ra ở đây là nó bị sập vì nguyên nhân gì?

Trong báo cáo nhanh từ Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7) vào lúc 10 giờ sáng nay 09.09.

Tức là, theo đánh giá ban đầu thì cây cầu bị sập là do “lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu”. Không hề có nhận định sự cố liên quan đến tải trọng phương tiện qua cầu.

Cũng trong báo cáo nhanh của Sở này: "Kết quả kiểm định cầu năm 2019 đánh giá cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng".

Nghĩa là, những cầu mà không phải cắm biển hạn chế tải trọng là những cầu được thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến (H30-XB80, HL93 hoặc tương đương trở lên), thi công đúng thiết kế, chất lượng tốt, không bị hư hỏng.

Dễ hiểu là cấp tải trọng được thiết kế lớn nhất hiện nay có thể thỏa mãn tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ lưu thông theo đoàn xe hoặc cấp tương đương thì không được cắm biển tải trọng.

Ngoài ra, trong thiết kế cầu đường bộ trên các tuyến giao thông chính, huyết mạch thì người ta còn phải tính toán để áp ứng yêu cầu về quân sự, an ninh quốc phòng. Tức nó hoàn toàn chịu tải được các loại xe chuyên dụng chở/tải tăng, thiết giáp lớn nhất mà quốc gia đó đang sử dụng, hoặc trong tương lai.

Đến đây thì nguyên nhân sập cầu sẽ được loại trừ bởi lý do “lưu lượng xe vượt tải trọng”.

Đồng thời, theo Cục Đường bộ Việt Nam, tại thời điểm triển khai công tác phòng, chống bão Yagi đến thời điểm xảy ra sự cố cầu Phong Châu, Cục Đường bộ Việt Nam không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn đối với công trình cầu.

Như vậy, cây cầu hoàn toàn an toàn đối với cơn bão Yagi.

Bởi, theo quy định hướng dẫn duy tu, bảo trì, bảo đảm và vận hành, khai thác an toàn công trình cầu thì hàng năm đều có công tác bảo trì thường xuyên, bảo trì định kỳ, sửa chữa nhỏ/lớn, quan trắc độ lệch, lún mặt cầu, quan trắc, đo đạc lưu lượng dòng chảy/sức gió, mức độ xói mòn, thay đổi địa chất/dòng chảy, dấu hiệu xê dịch mố/trụ cầu…

Tóm lại, nguyên nhân thế nào thì cần phải chờ cơ quan chức năng công bố, không nên suy diễn, võ đoán. Ở đây, tôi chỉ nêu ra hai vấn đề mà dân mạng xoáy vào để mọi người tham khảo.

P/s: có một điều tôi cực kỳ khó hiểu là tại sao hầu hết các báo khi đăng tải bảo cáo nhanh của Giao thông Vận tải Phú Thọ đều cắt béng đi đoạn "Kết quả kiểm định cầu năm 2019 đánh giá cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng". Thay vào đó là chủ yếu nêu thời điểm cách đây mấy năm có cắm biển hạn chế tải trọng 18 tấn ?

LÊ XUÂN NGHĨA 09.09.2024

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.