samedi 23 mars 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 23/03/2024

 

1. Đầu tiên, xin chia buồn với gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố ở Mátxcơva.

Tiếc là điều này, thế giới người ta nói rồi, tôi cũng hùa theo nói rồi, mà Putox không mở mắt ra. Khi Liên Xô sụp đổ, NATO còn lại một thân một mình, các nhà nghiên cứu đã viết: Thế giới bây giờ sẽ đối mặt với hiểm họa mới là chủ nghĩa khủng bố, sau sự kiện 11/9.

Hồi đó thấy Mỹ và Nga bắt tay nhau, tôi đã mừng – ít ra hai siêu cường đã có tí hòa thuận với kẻ thù chung là… thằng khác. Nhưng tôi cũng không nhớ là đã viết bài cho báo nào về chuyện này: chống chủ nghĩa khủng bố, không phải bằng cách như người Mỹ đã và đang làm, dùng bom đạn đánh vào một nhóm côn đồ có vũ trang cấp nhà nước nào đó – không bao giờ giải quyết được vấn đề. Muốn giải quyết được gốc rễ, phải là xóa nhòa ranh giới giữa nước giàu và nước nghèo, xóa đói giảm nghèo ở các nước chậm tiến song song với chấn hưng giáo dục.

Nước Mỹ không những không làm được, mà vẫn loay hoay với các loại chiến tranh, cái này tôi nói thật lòng. Khổ cái, Nga của Putox còn sai lầm hơn. Bây giờ chúng ta cùng nhìn lại những biểu hiện thay đổi của Putox, vốn được báo chí xứ phía Đông nước Lào ca ngợi, vì thế nếu tôi viết là ngu ngốc thì chỉ có tổ ăn đá tảng của bọn Dư Luận Viên “shit Putox thơm” – nhưng lại “khổ cái,” tất cả đều đã thành sự thật.

May có bài báo của Bi Bi Xi họ quote lại hộ.

“Theo một cuộc thăm dò ý kiến gần đây, 59 % người Nga ủng hộ ý tưởng Nga gia nhập Liên minh châu Âu,” tôi (một người Nga) viết vào ngày 17/05/2001.

“NATO và Nga đang tích cực tìm kiếm những cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn: một dấu hiệu cho đôi bên thấy rằng mối đe dọa thực sự đối với hòa bình thế giới không đến từ đối phương…” [ngày 20/11/2001] – người ấy viết tiếp.

“Ông Putox mà tôi từng gặp, từng hợp tác tốt đẹp và cùng thành lập Hội đồng Nga-NATO rất, rất khác so với vị lãnh đạo gần như cuồng vọng hiện nay,” cựu lãnh đạo NATO là Nam tước Robertson nói với tôi trong cuộc gặp mới đây ở London.

Hồi đấy tôi (người đang ngồi viết bài này) cũng hí hửng y như thế. Và tôi hoảng sợ khi nhìn thấy quá trình thay đổi của nước Nga Putox chỉ vài năm sau đó – năm 2007. Khi họ lôi cuộc Chiến tranh Vệ quốc ra làm con bài tuyên truyền, cho một nước Nga vĩ đại với những chiến công hiển hách trong chiến tranh, trước kẻ thù là chủ nghĩa phát-xít. Trước đó chỉ 2 năm, tôi tin chuyện này. Dần dần tôi hiểu, ý đồ của Putox quá rõ – hắn muốn ai sẽ là con mồi, tức hiện thân của chủ nghĩa phát xít theo giải thích của hắn lúc này?

Bảy năm sau, hắn chiếm Crimea của Ukraine và gây nội chiến. Không hắn thì ai. Chưa dừng lại, từ đó trở đi hắn – đúng nghĩa là húng hoắng coi nước Nga của hắn “quân đội thứ hai thế giới” với “cường quốc quân sự” – muốn cạnh tranh với Mỹ cơ ạ, và làm đủ trò để can thiệp ở Syria. Hồi dó con bé L.B của Vua Tin Vịt nó sang tận nơi, làm cái phóng sự CUỘI, ông ngoại bọn trẻ con nhà tôi ngồi tấm tắc khen. Tôi nói hai ý, sau này người ta phân tích đúng cả: (1) Để xem nó ra chiến tranh thế nào đã, chứ ngoại cảnh như thế biết sao được mà nói và (2) Cuộc chiến tranh này do Putox đứng sau để gây hỗn loạn, ủng hộ chính quyền khủng bố của Assad, sao lại ca ngợi?

Chẳng hạn như bài báo này. Hồi đó để đăng được, tôi đã phải viết như vậy – nhưng khi bàn luận trên Facebook tôi đã có nhiều nhận xét mà đáng tiếc là cái tài khoản Facebook đó bây giờ đã ra đi theo quyết định của anh em nhà Mark. Sau đó một năm, tôi tiên đoán việc Putox can dự vào Syria trong bài “Chiến trường Syria và ánh sáng cuối đường hầm chocuộc chiến chống khủng bố”. Với quý vị nào không đủ thời gian đọc cả bài, tôi xin dẫn lại: “Bằng những tuyên bố, cũng như can dự của mình bằng quân sự vào nội chiến Syria, nước Nga cũng tự đặt mình vào “giai đoạn mới của khủng bố chống thế giới văn minh” – mà vốn dĩ nước này cũng đã có những “câu chuyện đẫm máu” trong quá khứ mà thủ phạm của chúng đều bị quy cho khủng bố…”

Và hồi đó khi comment trên Facebook, tôi cho rằng nước Nga chắc chắn sẽ lại là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố. Không những thế, nếu chính quyền của Putox suy yếu nó sẽ đóng góp phần quan trọng với chủ nghĩa ly khai, gây sụp đổ chính quyền này, thậm chí cả nước Nga.

Vụ khủng bố ngày hôm qua ở Mục-tư-khoa đã dẫn đến việc… có một số câu hỏi gửi đến cho tôi, và tôi xin viết về một vấn đề sẽ được quan tâm nhất: sự khác nhau giữa Mỹ và Nga trong cuộc chiến chống khủng bố. Với nước Mỹ, dù tư tưởng Hồi giáo cực đoan có đưa ra lá cờ chống chủ nghĩa đế quốc, nhưng thực chất nó vẫn là sự hận thù với thế giới văn minh. Còn với Nga, thì là sự thù hằn dân tộc, khi mà người Nga vẫn đang đè nén các dân tộc khác. Vì vậy, ở Nga khủng bố và ly khai, là song hành. Mấy tuần trước vụ nổ súng ở Ingushetia đã cho thấy một nước Nga chắc chắn sẽ sa vào bất ổn và loạn lạc – khi mà nó suy yếu đủ mức thì sẽ không thể chống đỡ được với tất cả những chuyện như vậy. Trước đó nữa, là Bashkortostan hay Bashkiria.

Vụ khủng bố này chỉ là điểm khởi đầu thôi. Tôi viết như vậy với một trái tim nóng, vì thông cảm và chia sẻ với gia đình các nạn nhân, nhưng với cái đầu lạnh – vì Putox đã đưa nước Nga của hắn vào cái điều tất yếu. Đáng nhẽ ra, nước Nga của hắn phải cố xây dựng những hệ giá trị như những sản phẩm cho nền văn minh nhân loại… đây cứ bám mãi vào chiến tranh Vệ quốc và tên lửa hạt nhân.

Bây giờ đòi cạnh tranh với Mỹ bằng sức mạnh quân sự. Không đánh nhau không sao, đánh nhau lòi đuôi ra quân đội khố rách áo ôm, toàn ăn cắp bồn cầu, giấy chùi ass còn không có mà dùng. Xin nhắc lại, tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình nên không thấy nước Mỹ thi hành các trò oanh tạc có gì hay ho, thì nước Nga của Putox còn ngu gấp bội phần. Người ta đủ sức mạnh để giữ đất nước, thậm chí càng bị khủng bố càng đoàn kết và mạnh hơn. Đây ti toe yếu còn ra gió, hứng lấy cái kết cục tất yếu là chắc chắn. Vẫn là “gieo gió ắt gặt bão.”

Tôi sợ tôi cực ấy quý vị ạ, những chuyện này tôi đoán hết cả rồi, không phải là tự cao tự đại gì đâu. Đó là nghề của tôi, phải đánh giá được những diễn biến có thể của tình hình.

2. Về vụ “Mỹ yêu cầu Ukraine không tấn công thêm vào các cơ sở lọc dầu Nga vì lo giá nhiên liệu tăng cao trước bầu cử.”

Lúc nghe, tôi thấy rất phi lý, nhưng dầu khí thì không phải chuyên môn, nên đã nhờ bác NTT viết đôi dòng, xin copy lại về đây:

Thứ nhất, Nga đã cấm xuất khẩu xăng dầu, vì thế không liên quan đến lượng xăng dầu trên thị trường thế giới.

Thứ hai, Nga vẫn tăng xuất khẩu dầu thô (lậu) và cả các nước xuất khẩu dầu thô khác, vì vậy số lượng dầu để lọc ra xăng ngoài nước Nga tăng lên, chứ không giảm. Theo logic kinh doanh, dầu thô Nga cần xuất đi thêm, ít nhất là 600.000 thùng/ngày do công suất lọc giảm gây ra dư thừa. Do vậy giá xăng dầu còn phải giảm đi mới đúng.

Thứ ba, kể cả Nga có vẫn xuất khẩu xăng, cũng không ảnh hưởng gì đến giá vì thị phần của Nga quá nhỏ. Và nếu tính Diesel thì cũng chẳng khác gì. Năm 2023, Nga sản xuất tổng cộng 43,9 triệu tấn xăng, xuất khẩu 5,76 triệu tấn (tương đương 13 % so với năng lực sản xuất). Vậy 5,76 triệu tấn này là bao nhiêu phần trăm so với thị trường xăng thế giới? Theo thống kê của oilprice.com, năm 2019, thế giới tiêu thụ 26,9 triệu thùng / ngày, quy đổi ra tấn là, 3,16 triệu tấn. Nếu tính 1 năm đó là 365 x 3 = 1.153,4 triệu tấn, tức là tỉ trọng xăng Nga cung cấp cho Thế giới, tương đương với khoảng 5.67 / 1.153,4 x 100 = 0,5 %.  Vậy 0,5 % thị trường (mà còn lúc có lúc không), thì làm gì có tác động vào giá nhiên liệu thế giới.

Tôi thì tôi nghĩ rằng, logic ở đây còn có điểm nữa là, với người Ukraine thì bây giờ làm gì có cách nào khác ngoài các mục tiêu nhà máy lọc dầu – vậy nếu sợ tăng giá xăng, thì viện trợ vũ khí đây để đánh trên chiến trường! Vì vậy thông tin này có thể có thật, được đăng trên báo phương Tây đàng hoàng, nhưng nó không phản ánh đúng bản chất của tình hình, mà có điều gì đó phía sau. Hôm qua nghĩ bụng, nếu viết gì đó ngay bây giờ, thì tôi sẽ viết status: Đêm nay mà Ukraine họ đốt cái nhà máy nào nhỉ, thì trắng mắt ra.

Cuối cùng thì sáng nay nhà máy ở Novokuybyshevs bị nện lần thứ hai, mà nó cách biên giới 900 ki-lô-mét. Nghĩa là, hôm trước Denys Davydov bảo trong tầm 1.500 ki-lô-mét là quại được hết (1) và (2) tôi đề xuất cứ giáp vòng thì quay lại từ đầu, phụ thuộc tiến độ phục hồi của… Nga, ha ha.

Này thì “yêu cầu không được đánh!”. Vớ vẩn.

Nhân tiện, đến tin như vậy mà còn huyên thuyên đến thế, thì hôm trước có bạn nhắn tôi, bảo buồn lắm, hôm 02/03 có nhóm biệt kích đi xuồng sang tả ngạn, bị đánh tơi bời chết mấy chục, có cả video phỏng vấn tù binh. Tôi nói: tôi chẳng tin đâu, vì đây là giai đoạn mà người Ukraine hạn chế tấn công, lại có bão tin giả của Nga. Vì vậy nếu có là thật, thì cũng qua nhào nặn của Nga hết cả rồi.

3. Về mưa tên lửa hôm kia và hôm kìa

Hôm kìa, quá cay cú với chiến dịch của Budanov, chúng đi săn anh này và cả cơ quan của anh ấy luôn, nên bắn vào Kyiv. Tất nhiên là vô nghĩa, kết quả như thế nào các bác biết rồi.

Hôm kia, chúng tập trung đánh vào hạ tầng, để ra vẻ là “bị tấn công vào hạ tầng lọc dầu thì cũng đánh lại được chứ sợ gì.” Tôi chưa vội viết, để chờ thông tin ở bên đó. Đầu tiên anh Q nhắn, là bị cả vào đập thủy điện – tôi nghĩ, đập bắn bằng tên lửa thì không vỡ được, chỉ dính mấy công trình phụ trợ thôi. Điều này hôm nay được xác nhận là đúng.

Anh V. thì bảo: Ở Kharkiv có 5 nhà máy nhiệt điện, nó đánh cả 5 mỗi nơi vài quả. Hôm nay anh ấy báo: Đã có điện trở lại sau 20 giờ. Tốc độ phục hồi quá nhanh.

Bình loạn : Xin để nhường quý vị. Chỉ xin nói rằng, vụ khủng bố tầm cỡ nhà nước này của Putox, chỉ giúp người Ukraine quyết tâm hơn mà thôi. Còn những cái nhà máy lọc dầu bị đốt, có mà lấy tay ra để cản. Ai chiến lược, ai luẩn quẩn đã quá rõ rồi.

4. Nga liệu có huy động thêm 500.000 lính nữa không?

• Đây là tin công khai: “Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tuyên bố thành lập 2 tập đoàn quân bộ binh mới, với 16 lữ đoàn mới và 14 sư đoàn mới. Đúng như dự đoán của nhiều nhà phân tích an ninh quốc gia phương Tây, sau cuộc tái đắc cử, nhà lãnh đạo Nga Putox đã ra lệnh tăng số lượng quân trong lực lượng quân sự Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu đã công bố sắc lệnh tổng thống này trước các tướng lĩnh hôm nay. Cụ thể, Nga sẽ thành lập 2 tập đoàn quân mới (tổng cộng hơn 80.000 quân) và 30 đơn vị quân sự bổ sung, bao gồm 16 lữ đoàn (tổng quân số từ 32.000 lên 128.000 quân) và 14 sư đoàn (tổng quân số từ 128.000 lên 560.000 quân). Tính toán đơn giản cho thấy mức tăng dự kiến về “bia đỡ đạn” tối thiểu là 240.000 và tối đa là 768.000.” 

Bình loạn : Xin chúc mừng các cử tri Nga, trong số 500.000 cháu sắp tham gia làm nguyên liệu phân bón hướng dương, có bao nhiêu cháu vừa bỏ phiếu cho con quỷ Putox? Chẳng có gì nằm ngoài nhân quả cả, cả cái dân tộc các cháu không vùng lên mà ngu ngốc ngồi nhìn, thì cứ đi ra trận làm bia thôi.

• Đi kèm với tin này là tin chính con chó ván ép này hắn đi thăm nhà máy đang sản xuất bom lượn FAB-3000 (3 tấn).

Bình loạn : Hôm qua có bạn Facebook nhắn tin hỏi tôi về vấn đề huy động thêm quân và bom to tướng, tôi trả lời cho nợ đến hôm nay viết một thể. Trước đây, hồi 2022 cứ nghe thấy Nga thêm quân là chúng ta sợ, đúng không ạ? Bây giờ thì vẫn sợ, nhưng đã là hơn 2 năm chúng ta đồng hành với nhau, tôi đã báo cáo quý vị rồi: Vấn đề của Nga là lỗi hệ thống, tức là những nhược điểm về quản trị. Tôi xin nhắc lại một chi tiết mà tôi đã viết năm 2022, vì có nhiều bác theo dõi muộn sẽ không nắm được điều này.

Có một sĩ quan Nga từ cuối những năm 1990 – hoặc năm 2000 gì đó, đã viết một báo cáo gửi bộ quốc phòng nước này, đề nghị rằng quân đội Nga phải cải tổ đặc biệt là vấn đề quản trị, sao cho các sĩ quan làm công tác quản lý phải có trình độ… MBA. Ông ấy dẫn: cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 của Hoa Kỳ sau khi kéo vào Iraq xong xuôi, người ta thống kê “không sai một viên đạn.” Tất nhiên đây chỉ là ví von, nhưng nó nói lên tính cấp thiết của yêu cầu cải tổ quân đội Nga nhưng không phải theo hướng phình to ra, mà phải theo hướng tăng về chất lượng.

Lý thuyết BTG – cụm tác chiến cấp tiểu đoàn của Gerasimov và rộng hơn, là hệ thống tham mưu – chỉ huy – tác chiến đã được áp dụng. Nhưng hóa ra là con hổ giấy vì không thực chất, và nhanh chóng các móng vuốt, răng nanh của nó bị vặt trụi. Hồi đó tôi quan sát và nhận xét: cái quan trọng là hệ thống quản trị, đặc biệt là hậu cần, thì không làm. Ngộ nghĩnh nhất: tôi là thằng cứ lải nhải vào tai quý vị về xe tải và sau đó là vòng bi. Xe tải – chính là năng lực hậu cần của quân đội Nga. Vòng bi, là công nghiệp của nước này đã bị tàn phá suốt mấy chục năm qua.

Từ đó, tôi đưa ra nhận xét tiếp: bỏ mô hình BTG – cụm tác chiến cấp tiểu đoàn thì Gerasimov trước sau cũng ra đi, vì lão ta phải trả giá cho điều đó. Putox có bao giờ nhận trách nhiệm về mình đâu, bao giờ cũng phải trừng phạt thằng nào đó. Mà bỏ cái mô hình này, thì sẽ phải phục hồi mô hình cũ của quân đội Xô-viết. Và càng ngày tôi càng nhận ra rằng, chúng quay lại với Học thuyết và điều lệnh chiến đấu của quân đội Xô-viết.

Nhất là bản 1983 (ПОЛЕВОЙ УСТАВ 1983) – nghĩa là phải có rất nhiều xe tăng và pháo binh, trên không phải có khả năng làm chủ bầu trời, sau đó là số lượng bộ binh rất lớn. Cuối cùng thì chúng chẳng áp dụng nổi cái П.У. đó mà chỉ có áp dụng yêu cầu số lượng pháo binh và xe tăng rất lớn (rõ nhất là trận đánh chiếm Sievierodonetsk) còn sau đó thì sử dụng chiến thuật “biển người” – còn thua cả Bắc Triều Tiên – rõ nhất là ở Bakhmut và Avdiivka.

Vì vậy, có thêm bao nhiêu quân chăng nữa, chỉ là thể hiện sự bế tắc. Tất nhiên, chúng thêm quân thì chiến tranh kéo dài, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ thắng bằng cái lũ ngợm đông nghịt đó. Nguyên soái ván ép đang giúp Putox đi lên đoạn đầu đài cho nhanh.

Về cái quả bom 3 tấn, cũng là một sự bế tắc tương tự. Đương nhiên làm to lên, là để tăng sức công phá – như dân chơi ô tô xe máy hay nói: dễ nhất với động cơ là tăng dung tích xi lanh, nhưng tăng nó lên gấp rưỡi không có nghĩa là cái xe đang chạy 60 ki-lô-mét/giờ sẽ chạy lên được 90 ki-lô-mét/giờ.  Hôm trước bác NTT có hỏi: cái bom đó có tác động nhiều đến chiến trường không? Tôi bảo theo hình dung của bản thân thì nó rất nguy hiểm khi nện vào đô thị – đó là lý do khi dùng số lượng lớn ở Avdiivka thì thị trấn bị đánh nát luôn – khi đó người ta giữ nó làm gì nữa? Nhưng cũng với hình dung đó, để ném vào các hệ thống phòng ngự đã được chuẩn bị sẵn ngoài cánh đồng, trong rừng… thì không hiệu quả, điều này gần như là chắc chắn.

Và bây giờ thì ra quả to hơn, gián tiếp công nhận hình dung đó là đúng. Cái gì cũng có hai mặt: bom nhỏ thì dễ lái, nhưng cũng dễ bị gió đẩy và dễ trượt. Để tăng độ chính xác và hiệu quả, thì dễ nhất là tăng… khối lượng. Nhưng nếu bom nặng mà đã đi trượt rồi, thì có lái lại vào… mắt.

Một khía cạnh nữa, quả bom 3 tấn nhiều khả năng sẽ ngoài sức vác đi của Sung-khui 34, vì thế sẽ phải dùng Tu-22M hoặc gì đó to hơn. Mà đã to thì khó vào gần, dễ bị bắn hạ lắm. Tất nhiên bọn chó này chúng nó sẽ bay thật cao để quả bom bay xa. Cứ thử đi.

Quân đội thứ nhì thế giới bây giờ phải chơi ném gạch quý vị ạ. Võ bẩn.

5. Nhận xét và kết luận

Có người hỏi tôi: tình hình có vẻ bi quan quá nhỉ? Tôi bảo: bác thấy thế nào thì nó là như thế. Tôi thì thấy chiến thắng của Ukraine đã hội đủ các yếu tố rồi.

- Thứ nhất, chiến thắng của Ukraine sẽ gắn liền với sự sụp đổ của cái ghế Putox. Mà cái ghế đó, gắn với Crimea và hành lang trên bộ nối bán đảo với Donbas.

- Thứ hai, để cái thứ nhất thành sự thật, người Ukraine đang thi hành một chiến lược rất rõ. Đó là Crimea.

Các yêu cầu của nhiệm vụ Crimea này, có những điểm như sau:

- Thứ nhất. Phá hủy Hạm đội Biển Đen của Nga. Hiện nay không chỉ Sevastopol bị tấn công, mà còn nhiều cảng khác, thậm chí tàu nấp ở Novorossiysk cũng không yên. Số lượng tàu của hạm đội này bị bắn cháy và bắn chìm có đến quá nửa, và số còn lại không dám lò mò ra ngoài.

- Thứ hai. Khả năng làm chủ bầu trời và lập cầu hàng không. Chiến lược của người Ukraine đang rất rõ: Nga phải chiếm chỗ này chỗ khác, nên xài bom lượn, nhưng cứ vào gần là bị bắn hạ. Dẫn đến việc bào mòn lực lượng không quân Nga – nó không chỉ là số máy bay bị hạ, mà là số phi công và cả tinh thần của chúng. Đồng thời, các sân bay trên bán đảo cũng như ở vùng Rostov và cả Krasnodar, đều bị tấn công – điều này cho thấy Nga sẽ không có khả năng lập cầu hàng không nếu bán đảo bị phong tỏa.

- Thứ ba. Và cũng là điểm cuối cùng. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái từ người Ukraine sẽ đặt Crimea dưới mối đe dọa dai dẳng từ trên không, buộc lực lượng phòng thủ phải sử dụng các khí tài phòng không lớn và đắt tiền để chống lại các máy bay không người lái rẻ tiền. Điều này, kết hợp với việc Himars chống lại các kho đạn dược, cộng với áp lực liên tục lên tiền tuyến sẽ dẫn đến lỏng lẻo ở mặt trận miền nam, hướng Zaporizhia.

Người Ukraine đang thực hiện việc này trong suốt thời gian qua, sẽ đến lúc Crimea cuối cùng sẽ không còn khả năng phòng thủ và cần phải bị bỏ rơi. Giả sử có sự sụp đổ các vị trí của Nga ở vùng Zaporozhia, quân Ukraine tiến theo hướng Melitopol chỉ cần đến Tokmak là đủ cắt đứt hành lang trên bộ. Hoặc giả, họ không cần tiến mà có thứ vũ khí nào đó kiểm soát toàn bộ bờ biển Azov phía nam đất nước (tỉnh Kherson) thì quân Nga ở đây cùng bán đảo cũng đứt như trong phim.

Với bán đảo, các cuộc tấn công bằng pháo binh (chính xác là tên lửa đất đối đất) và máy bay không người lái tầm xa sẽ phá hủy cơ sở hạ tầng hậu cần quân sự quan trọng của Nga và phá hủy luôn cả các trung tâm C2 (chỉ huy và kiểm soát). Đến đây, sẽ có câu hỏi rằng tại sao không có cây cầu Kerch trong kế hoạch, mà nhẽ ra Lực lượng Ukraine sẽ phải phá hủy cây cầu trước tiên!

Thực tế, Nga đang hoàn thiện tuyến đường sắt từ Rostov sang Donetsk – vì cây cầu sau hai lần bị tấn công đã không còn tác dụng vận tải hậu cần, hoặc có nhưng không đáng kể. Đó là lý do mà cây cầu sẽ được “tha”, mà người ta sẽ chiếu cố các mục tiêu khác. Về ý kiến lo ngại rằng tuyến đường sắt kia sẽ giúp quân Nga – chúng ta đã chứng kiến việc đặc nhiệm Ukraine phá cầu đường sắt trên tuyến đó rồi, chẳng nhẽ chúng ta biết, mà người ta không biết?

Chiến tranh du kích và các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm sẽ được tiến hành ở Kherson, Donetsk bị chiếm đóng và cả Crimea. Chúng sẽ gieo rắc sự hoảng loạn trong lực lượng chiếm đóng của Nga ở Crimea và những nơi khác. Chúng cũng nhắc nhở những người chiếm đóng rằng không có nơi nào trên đất Ukraine mà bọn chúng có thể cảm thấy được an toàn.

Khi Crimea bị giam lỏng đủ mức, quân Nga sẽ sụp đổ và bỏ chạy khỏi đó, lúc đó thì Putox có tài thánh cũng không ngăn được. Điều này tôi đã viết từ năm 2022 và mùa thu năm đó, chúng bỏ chạy thật. Bây giờ thì chúng vẫn bỏ chạy, chẳng qua là bọn chỉ huy bơm thêm vào mà thôi.

Tất cả những yếu tố trên, người Ukraine đang làm rất tốt và bọn Shoigu không có cách nào ngăn chặn được điều đó, mà chỉ gây sức ép ở chiến trường bằng… tăng thêm quân. Mà tăng thêm quân thì thêm “kiện hàng 200” chứ nhìn chung, điều đó là vô nghĩa.

Tất nhiên không nên quên rằng, khi đã lung lay đến cỡ đó thì khủng bố và ly khai lại trỗi dậy. Kịch bản có thể là lật đổ bên trong để cứu vãn bên ngoài, nhưng chỉ sợ chúng làm điều đó khi đã quá muộn.

PHÚC LAI 23.03.2024

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.