PHẠM CHÍ DŨNG - Trong bảng vàng thành tích
của Công an TPHCM, chắc hẳn trận đàn áp cuộc biểu tình vì môi trường vào ngày
8/5/2016 được gạch dưới như một đỉnh cao chói lọi: lực lượng ăn thuế của dân đã
bắt đến 500 công dân biểu tình nhốt tại sân vận động Hoa Lư.
Xịt hơi cay, đánh đập đến đổ máu rất
nhiều người, đấm đá hai mẹ con tuần hành như một cách kỷ niệm « Ngày của Mẹ »…
Lại thêm một cuộc đàn áp bất thường, rất
bất thường của Công an « thành phố
mang tên Bác ». Chẳng có gì là chứng cứ của « thế lực thù địch ». Chỉ toàn dân ra biểu tình. Rất
nhiều gương mặt mới xuất hiện: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, có cả giám đốc ngân
hàng.
Ngày hè đỏ nắng và đỏ máu ở Sài Gòn. Khắp
trung tâm thành phố này là cảnh « các
lực lượng bảo vệ trật tự » nhe nanh lao vào hành hung không thương
tiếc người biểu tình. Một số hình ảnh đã được xác minh: chính những nhân viên
công an đã hóa trang làm thanh niên xung phong để tấn công dã man người biểu
tình.
Cùng thời điểm trên, những người biểu
tình vì môi trường ở Hà Nội bị tống lên xe bus và đưa về « giam » tại một số trụ sở công an phường. Nhưng thông
tin về người biểu tình bị đánh đập ở Hà Nội ít hơn hẳn ở Sài Gòn. Một nhà hoạt
động nhân quyền theo dõi rất kỹ các đầu mối tin tức cho biết « Có cảm giác như Công an Hà Nội quyết
liệt dẹp biểu tình nhưng hạn chế đánh đập ».
Nội
bộ công an « lệch pha » như thế nào?
Dù sao, Công an Hà Nội dưới thời Thiếu
tướng giám đốc Đoàn Duy Khương - nguyên trợ lý của Bộ trưởng Công an Trần Đại
Quang, nay là chủ tịch nước và thường tiếp các đoàn khách quốc tế - đã có đôi
chút cảm nhận về « thời thế ».
Trước thời ông Đoàn Duy Khương, đã có
khoảng bốn lần lực lượng an ninh và cảnh sát Hà Nội tỏ ra biết tự kềm chế hơn,
không rắp tâm cản phá và bắt bớ những người biểu tình tưởng niệm các sự kiện
đảo Gạc Ma, ngày mất Hoàng Sa, Trường Sa, Ngày chiến tranh biên giới phía Bắc
1979. Đó là khoảng thời gian gần nửa cuối năm 2015.
Hầu như ngược hẳn lại, Công an TPHCM lại
nặng tay và tàn bạo hơn rất nhiều vào thời điểm xảy ra các sự kiện trên. Một
hiện tượng rất đáng được phân tích về tâm lý hành vi và động cơ chính trị.
Một trong những bằng chứng về hành vi phủ
nhận lịch sử của Công an TPHCM là những trận đàn áp người tưởng niệm nạn nhân
bị quân đội Trung Quốc bắn giết.
17/2/2016 - ngày tưởng niệm sáu vạn quân
nhân và người dân Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống
Trung Quốc xâm lược - cuộc dâng hoa thắp nhang thắm đượm lòng yêu nước của giới
trí thức Sài Gòn tại tượng đài Trần Hưng Đạo đã bị công an thành phố này đàn áp
và ngăn chặn thô bạo. Rất nhiều người khác đã bị lực lượng an ninh huy động số
đông chặn ngay tại nhà.
Cũng là lần thứ năm liên tiếp trong 5 năm
qua, « Thành phố mang tên Bác »
cấm chỉ các cuộc kỷ niệm, tưởng niệm độc lập về những sự kiện liên quan đến
Trung Quốc.
« Không
cho đi vì là ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung »
- công an tuyên bố không giấu diếm. Những nhân viên an ninh còn huỵch
toẹt: « Đây là lệnh của chính
quyền TPHCM ».
Song trong lúc chính quyền và giới công
an TPHCM tỏ ra mẫn cán và hành động nhằm mục đích khó có thể nghĩ khác hơn là « bảo vệ Trung Quốc », cuộc
tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội đã diễn ra yên bình. Chỉ có một nhóm nhân viên an ninh
đứng xung quanh và cũng chỉ làm nhiệm vụ ghi hình.
Trước đó vào ngày 19/1/2016, hàng trăm
trí thức và người dân Hà Nội đã tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy
sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1974, cũng tại tượng đài Lý Thái Tổ, mà không bị
công an lao vào đám đông và giật phá tan nát vòng hoa tưởng niệm như ở Sài Gòn.
Chính vào ngày 19/1 ấy, hàng trăm người
bị đàn áp, bị đánh đập, bị cấm ra khỏi nhà ở Sài Gòn.
Cũng trước đó, trong khi cuộc tuần hành
phản đối chuyến công du Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra
bình yên ở thủ đô vào tháng 10/2015, vài chục người tuần hành tương tự ở Sài
Gòn đã bị đánh đến đổ máu. Gương mặt đẫm máu của người tuần hành Trần Bang là
một bằng chứng không thể chối cãi của việc chính quyền và công an TP. HCM
đàn áp không nương tay những người phản đối Trung Quốc.
« Bắt
nhân quyền làm vật hy sinh »
Đó là chưa kể nhiều cuộc đàn áp biểu tình
khác đã xảy ra trong những năm trước. Chỉ trong khoảng thời gian gần nửa cuối
năm 2015 đến đầu năm 2016, lúc ông Lê Đông Phong được bổ nhiệm làm giám đốc
công an TPHCM, lực lượng công an thành phố này đã tỏ ra sắt máu hơn hẳn Hà Nội,
không che dấu ý đồ và hành vi đàn áp một cách có hệ thống tinh thần thoát Trung
của quần chúng. Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối
cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái
diễn việc bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Một « đặc điểm » cũng rất cần
được mổ xẻ đến nơi đến chốn: những trận đàn áp của Công an TPHCM lại hầu như
gắn liền với các sự kiện đối ngoại của chính thể. Nếu đàn áp biểu tình chống
Trung Quốc ở Sài Gòn xảy ra gần như đồng thời với hình ảnh Tập Cận Bình
« xoa đầu » Quốc hội Việt Nam ngay tại Hà Nội, thì hai trận đàn áp
biểu tình về môi trường lại xảy ra ngay trước chuyến công du Việt Nam của Tổng
thống Obama.
Trong hai năm 2014 và 2015, trong bối
cảnh cuộc đấu đá quyền lực đang trở nên căng thẳng và khốc liệt trong nội bộ
đảng, bắt đầu hiện hình rõ nét hiện tượng giới đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam
bị dùng làm vật hy sinh cho cuộc đấu đá phe phái nội bộ, đặc biệt liên quan đến
các sự kiện đối ngoại. Nếu hệ thống hóa và phân tích theo thời gian và theo
chiều sâu từng vụ việc, không khó để nhận ra rằng hiện tượng « bắt nhân quyền làm vật hy sinh »
chủ yếu xảy ra ở Sài Gòn chứ không phải Hà Nội.
Hiện tượng trên tất dẫn đến một câu hỏi
rất quan trọng: Vì sao Công an TPHCM lại to ra mẫn cán trong việc bắt bớ người
bất đồng chính kiến, đàn áp và đánh đập người dân biểu tình tàn bạo hơn Công an
Hà Nội, trong khi Sài Gòn vẫn luôn được xem là đất Nam Bộ có khí chất hiền hòa,
ít xảy ra xung đột giữa chính quyền và dân chúng như khu vực miền Bắc và miền
Trung?
Có thể liệt kê một số lý do để giải thích
câu hỏi trên, trong đó có việc Hà Nội là địa bàn tập trung rất nhiều đại sứ
quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế nên cơ chế đàn áp người bất đồng chính
kiến và biểu tình cũng phải mang tính « ngoại
giao » hơn.
Nhưng cũng có một nguyên nhân rất có thể
là chính yếu: yếu tố phe phái chính trị trong nội bộ đảng cầm quyền có thể tác
động không nhỏ đến sự an nguy của các tổ chức dân chủ nhân quyền và phản kháng
của người dân.
Công
an TPHCM bị biến thành « dây » của ai?
Ít nhất cũng đã có vài cán bộ có thâm
niên tại TP. HCM cho rằng người của « anh
Ba Dũng » (cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) có thể chiếm đến phân nửa
dàn lãnh đạo chủ chốt tại thành phố này. Số còn lại là người của « anh Hai Nhật » (cựu bí thư
thành ủy Lê Thanh Hải).
« Anh
Ba Dũng » lại có
truyền thống xung đột nội bộ với những người còn lại trong « tứ trụ » cũ là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang,
Nguyễn Sinh Hùng - một sự thật mà ai cũng biết. Cuộc đấu sinh tử này thậm chí
còn dẫn đến một kết luận tất yếu của nhóm đảng về vị trí tổng bí thư tại Đại
hội XII: « Bất cứ ai ngoài
Dũng ».
Trước Đại hội XII, « căn cứ địa » của bên đảng chủ yếu nằm ở miền Bắc và
miền Trung. Còn những nơi được xem là « hậu
phương » của « anh Ba
Dũng » thuộc về phía Nam, trong đó có TPHCM.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà ngay trước
cuộc lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 10 vào đầu năm
2015, cùng lúc nổ ra tin đồn « Nguyễn
Bá Thanh bị đầu độc », có tới ba blogger bất đồng là Hồng Lê Thọ,
Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Ngọc Già bị khởi tố bắt giam tại TPHCM. Không phải
do Bộ Công an mà là Công an TP.HCM thực hiện bắt. Nhưng trong thời gian đó,
không một blogger bất đồng nào bị bắt tại Hà Nội.
Đến đầu năm 2016, trong không khí « Bộ Ngoại giao đang tích cực chuẩn bị
cho chuyến đi thăm và làm việc của Tổng thống Obama tại Việt Nam »,
blogger Nguyễn Ngọc Già và ba dân oan đất đai « bỗng dưng » bị Tòa án
nhân dân TP. HCM lôi ra xử. Song đặc biệt khác với đại đa số trường hợp xử án
chính trị ở Việt Nam, cung cách xử án Nguyễn Ngọc Già là hoàn toàn « kín » - tức không thông báo
trước, chỉ diễn ra vỏn vẹn hai giờ đồng hồ, cùng mức án rất nặng. Cứ như cố đem
xử để « đặt mọi chuyện đã rồi »…
Lẽ dĩ nhiên, cộng đồng nhân quyền quốc tế
lập tức lên án phiên xử án này. Việt Nam tiếp tục lập « thành tích » vi phạm nhân quyền và trở nên một trong
những xứ sở tồi tệ nhất hành tinh. Một tổ chức nhân quyền quốc tế còn đưa tên
ông Nguyễn Phú Trọng vào danh sách « kẻ
thù của tự do Internet ». Và còn có tin về việc có nên đưa Chủ tịch
nước Trần Đại Quang vào danh sách này hay không.
Giờ đây, « anh Ba Dũng » - người bị nhiều dư luận lên án là « thủ tướng bắt nhiều người tranh đấu
cho nhân quyền nhất » - đã « về
vườn ». Nhưng nhiều dư luận cho rằng « dây » của cựu thủ tướng này vẫn còn tại một số địa
phương, trong đó có TPHCM. Có thông tin còn khẳng định rằng Công an TPHCM thuộc
về cái « dây » ấy, mà trừ
một số nhân vật cùng đệ tử được hưởng « lợi
ích » đầy đủ, đại đa số an ninh và cảnh sát đàn áp biểu tình ở TPHCM
đã vô hình trung bị biến thành công cụ cho ý đồ « bắt nhân quyền làm vật hy sinh ».
Nhưng bất kể những thông tin trên có độ
xác thực đến mức nào, hậu quả đối ngoại phải nhận lãnh luôn áp thẳng vào Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng và hai tân chủ tịch nước lẫn thủ tướng chính phủ là
Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc.
Chưa kể người được Tổng bí thư Trọng
« đặt » vào TPHCM là Bí thư thành ủy Đinh La Thăng.
Đánh
càng nhiều càng tốt, miễn đừng chết!
Sau Đại hội XII, không phải ngẫu nhiên
xảy ra vụ cách chức trưởng công an huyện Bình Chánh ở TP. HCM liên quan đến vụ
khởi tố sai quán cà phê « Xin Chào ».
Có thể hiểu, « trung ương »
muốn « dằn » giới lãnh đạo
thành phố này để bắt đầu « tinh giản
nhân sự ».
Ở một chiều kích khác, có thể hiểu Công
an TPHCM đã vô tình hoặc hữu ý hủy hoại « thể
diện quốc tế » của giới lãnh đạo đảng và và nhà nước trước chuyến đi
thăm Việt Nam của Tổng thống Obama cùng cơ hội vào TPP và được mua vũ khí
sát thương, khi đi từ « khống
chế » sang tấn công và hành hung người biểu tình về chuyện môi trường
một cách nhiệt tình rất đáng nghi ngờ.
Thậm chí người ta còn rất nghi ngờ rằng
chính ông Đinh La Thăng đã nhất trí cao với cơ quan Công an TPHCM để các nhân
viên an ninh « thi hành những biện
pháp nghiệp vụ cần thiết » với người biểu tình.
Mọi chuyện đều có gốc gác của nó. Từ lâu
nay, TP. HCM đã được coi là một lãnh địa riêng, một « dây » riêng và đủ quyền lực để « qua mặt » Hà Nội, không chỉ về nhóm lợi ích kinh tế,
nhân sự mà cả về chuyện « đối ngoại
nhân quyền ».
Đánh càng nhiều càng tốt!
« Trung
ương » đã không cho
bắt thì phải đánh càng nhiều càng tốt. Miễn đừng chết.
Quốc tế phản ứng càng mạnh càng hay!
Cứ để dân chúng và quốc tế réo tên Trọng,
Quang, Phúc và cả Thăng mà tố cáo!
PHẠM CHÍ DŨNG (Bài đăng blog
VOA ngày 12.05.2016)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.