Cách đây 50 năm tại Trung Quốc, « Thông tư ngày 16 tháng Năm »
của Mao Trạch Đông đã khởi động « Đại
cách mạng văn hóa vô sản », mở đường cho mười năm thanh trừng đẫm máu
và tàn phá đất nước. Tuần báo L’Obs đưa chúng ta trở lại với bước ngoặt lịch sử, vẫn là một khoảng tối không được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đề cập đến dù nửa thế kỷ đã trôi qua.
Hình 1 (EyePress
News/AFP): Cách mạng Văn hóa được Mao Trạch Đông chính thức tung ra vào năm
1966 để « bảo đảm sự trong sáng của
ý thức hệ cộng sản », và « trừ
khử các thành phần thân tư bản ». Trên thực tế, cuộc « cách
mạng » này nhằm giúp Mao nắm lại việc kiểm soát Đảng, trong lúc ông ta bị
tước đi thực quyền. Được cổ vũ bằng những lời kêu gọi nổi dậy của Mao, các học
sinh lao vào một cuộc « đấu tranh
giai cấp » đầy bạo động. Nhiều triệu người bị đàn áp đến chết, vô số
công trình văn hóa và tôn giáo bị phá hủy. Phong trào kéo dài cho đến khi Mao
qua đời năm 1976, để lại phía sau một đất nước đang trong cơn sốc, một nền kinh
tế tê liệt và một xã hội bị khủng hoảng nặng nề.
Hình 2 (AFP) : Xuất xứ của cuộc « cách mạng » này là gì ?
Năm 1958, Mao Trạch Đông tung ra chiến dịch Đại nhảy vọt, hậu quả là gây ra nạn
đói khủng khiếp nhất lịch sử làm 45 triệu người chết. Trước thất bại này, Đảng
không còn muốn theo xu hướng mao-ít cực đoan, và thay thế Mao bằng Lưu Thiếu Kỳ
(Liu Shaoqi) - trong ảnh – nhân vật số 2 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lên làm
chủ tịch nước năm 1989, Lưu Thiếu Kỳ cố gắng gầy dựng lại nền kinh tế đang bị
suy sụp. Mao Trạch Đông sau đó tung ra nhiều phong trào để chống lại ông Lưu,
cho đến khi giới trẻ đáp ứng lại lời kêu gọi của Mao vào tháng Năm năm 1966.
Lưu Thiếu Kỳ là một trong những nạn nhân đầu tiên của Hồng vệ binh. Bị cách
chức năm 1966, bị tống giam năm 1967, ông bị tra tấn và lăng nhục cho đến khi
qua đời năm 1969.
Hình 3 (EyePress News/AFP): Mùa xuân năm 1966, Hồng vệ binh gồm học sinh
trung học và sinh viên bị lóa mắt bởi các bài diễn văn của Mao, đã hăng hái
tuần hành trước
thần tượng
của mình. Ở khán đài trên cao, Mao Trạch Đông vỗ tay tán thưởng. Bên cạnh ông
ta là nhân vật số 2 của Đảng – thống chế Lâm Bưu (Lin Biao) – người sẽ thay
thế Lưu Thiếu Kỳ (thứ ba trong ảnh) bị cách chức sau đó ít lâu.
Hình 4 (Tân Hoa Xã/AFP): Để chống lại các lãnh đạo khác của Đảng vốn không
giấu diếm sự nghi ngại, Mao Trạch Đông đã xuống bơi cùng với 5.000 người khác
trên sông Dương Tử ở Vũ Hán hôm 16/07/1966. Thành tích này của Mao đã được
tuyên truyền rộng rãi nhằm chứng tỏ ông ta vẫn còn khỏe, đủ sức làm người đứng
đầu đất nước. Ngay khi quay về Bắc Kinh, Mao ra lệnh « Oanh kích các tổng hành dinh », cho phép Hồng vệ binh
tấn công những người đối lập với ông ta trong Đảng.
Hình 5 (Jean Vincent/AFP): Ngày 08/08/1966, Trung ương Đảng thông qua
quyết định « 16 điểm »,
khuyến khích tất cả người dân Trung Quốc
« đập tan các lãnh đạo đi theo con đường tư bản chủ nghĩa », và « các lãnh đạo văn hóa nào bênh vực cho
tư tưởng tư sản phản động ». Hàng triệu thanh niên phấn khởi đổ về Bắc
Kinh, tuần hành trước Mao Trạch Đông và Lâm Bưu. Lời kêu gọi « phá hủy Tứ Cựu » - gồm ý
tưởng, văn hóa, phong tục và tập quán cũ – đã gây ra nhiều thảm họa.
Hình 6 (RIA Novosti/AFP): Nhiều lãnh đạo Đảng bị đưa ra đấu tố trước nhân
dân, chẳng hạn tướng La Thụy Khanh (Luo Ruiqing), từng là bạn chiến đấu của Mao
Trạch Đông trong cuộc Trường Chinh, thành viên Ban bí thư Trung ương Đảng và
tổng tham mưu trưởng quân đội. Tội của ông là dám phản đối Mao và Lâm Bưu. Sau
nhiều lần bị đấu tố công khai, ông tự tử bằng cách nhảy từ tầng ba xuống, nhưng
không chết mà chỉ bị gãy chân. Trong tấm ảnh chụp vào tháng 2/1967, người ta
thấy tướng La Thụy Khanh lại bị lôi ra đấu tố, mặc dù chân đang bị bó bột. Hàng
ngàn trí thức, tu sĩ nhiều tôn giáo khác nhau và những người bị tình nghi là « phản cách mạng » đã bị Hồng
vệ binh hành quyết.
Hình 7 (AFP) :
Trên khắp mọi miền đất nước, tất cả các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo
đều bị Hồng vệ binh tấn công. Tại Bắc Kinh, hàng ngàn công trình lịch sử giá
trị đã bị phá hủy. Các nhân vật lỗi lạc quá cố bị quật mồ, đốt di cốt. Những
nơi thờ tự đều bị phá hoại. Ở Tây Tạng, hầu như toàn bộ 6.000 tu viện đều bị
đặt chất nổ phá hủy.
Hình 8 (AKG): Hồng vệ binh cũng phá hủy hoàn toàn nhiều thư viện, sau đó
vào các nhà dân tịch thu tùy thích, đốt cháy tất cả những gì bị cho là
« tư sản » như sách báo, tranh ảnh, dĩa hát…Lo sợ bị chúng nhắm đến,
nhiều gia đình đã tự tiêu hủy mọi thứ văn hóa phẩm trong nhà.
Hình 9 (Jean
Vincent/AFP) : Các « đại tự
báo » (báo chữ to) hiện diện khắp nơi trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Ban đầu sinh viên sử dụng để tố cáo các « tư
sản phản cách mạng » lãnh đạo nhà trường, sau đó cái mốt này lan rộng.
« Quần chúng nhân dân »
được khuyến khích bày tỏ ý kiến trên các đại tự báo này, đã trở thành một loại « truyền thông tự do ». Nhưng
các đại tự báo còn được dùng để tấn công những đối tượng bị cho là có tư tưởng
không đúng đắn, dẫn đến nhiều thảm kịch. Quyền viết đại tự báo được ghi vào
Hiến pháp năm 1975, sau đó bị hủy bỏ năm 1979. Ảnh được chụp vào tháng 5/1966
tại Bắc Kinh.
Ảnh : Thảm họa Cách mạng Văn hóa Trung Quốc cách đây 50 năm (2)
Ảnh : Thảm họa Cách mạng Văn hóa Trung Quốc cách đây 50 năm (2)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.