Một người biểu tình chống luật lao động bị bắt tại Paris, 12/05/2016. |
Sau khí thế bừng
bừng của cuộc tuần hành ngày 1 tháng Năm tại Saigon, cuộc biểu tình Chủ nhật
tuần sau đó - ngày 8 tháng Năm - phản đối Formosa làm ô nhiễm biển khiến cá chết hàng loạt, và đòi hỏi
minh bạch, lại bị đàn áp nặng nề.
Cảnh sát được và không được làm những gì trong
cuộc biểu tình ? Xin mời các bạn tham khảo những quy định của Pháp.
Biểu tình nhân lễ Lao động tại Paris, 01/05/2016. |
Luật pháp quy định thế nào về biểu tình ?
Tại Pháp, quyền tự do biểu tình là quyền theo án lệ, phối
hợp giữa quyền tự do đi lại và biểu lộ quan điểm. Tuy vậy luật pháp cho rằng
quyền này phải phù hợp với sự cần thiết bảo đảm trật tự, an ninh về người và
tài sản.
Kềm chế |
Một cuộc biểu tình phải được báo trước cho Sở Cảnh sát ít
nhất ba ngày, trong đó ghi rõ tên và địa chỉ của ba người tổ chức trở lên, cũng
như địa điểm dự kiến. Cơ quan công quyền có quyền cấm toàn bộ hay từng phần
cuộc biểu tình vì lý do an ninh chung, và phạt vạ những người chịu trách nhiệm
nếu không được phép mà vẫn tổ chức biểu tình (nhưng đây là việc rất hiếm hoi). Và dù được phép, cảnh sát và hiến
binh vẫn có thể can thiệp nếu có gây rối trật tự công cộng.
Do nước Pháp vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp, được ban bố
từ sau các vụ khủng bố đẫm máu ở Paris ngày 13 tháng 11 năm 2015 làm 130 người
chết, cảnh sát các địa phương có thể ra quy định hạn chế thời gian và địa điểm
biểu tình. Những người tình nghi khủng bố có thể bị cấm đến một nơi nào đó, bị
quản chế, và cảnh sát có thể yêu cầu đóng cửa tạm thời một số nhà hát, quán bar,
địa điểm tụ họp khi cần. Nhưng dù là tình trạng khẩn cấp (được kéo dài đến
tháng Bảy), cảnh sát không thể làm quá những điều nói trên.
Một thanh niên bịt mặt chuẩn bị ném đá vào cảnh sát. |
Khi nào lực lượng an ninh được dùng đến vũ lực ?
Chỉ khi nào đã cảnh cáo hai lần nhưng không kết quả, và phải
trong các điều kiện quy định trong điều L.211-9 luật an ninh nội địa. Cụ thể,
khi chỉ huy cảnh sát, thị trưởng hay sĩ quan cảnh sát nhận định cần phải ngăn
trở cuộc tụ tập, đã hai lần yêu cầu nhưng đám đông không chịu giải tán.
Các khẩu lệnh được đưa ra theo thứ tự là : Loan
báo : « Tuân
thủ luật pháp, xin hãy giải tán ! ». Sau đó : « Cảnh cáo lần
thứ nhất : chúng tôi sẽ dùng đến vũ lực », rồi « Cảnh cáo lần
thứ hai, chúng tôi sẽ dùng đến vũ lực ». Các lệnh này có thể bổ
sung hoặc thay thế bằng việc bắn pháo lệnh màu đỏ.
Việc sử dụng vũ lực mà không cảnh báo trước có thể được chấp
nhận trong trường hợp lực lượng an ninh « bị
tấn công bạo động », hoặc « không
còn cách nào khác để bảo vệ nơi đang trấn giữ ».
Lực lượng cảnh sát chống bạo động CRS thuộc Cảnh sát Quốc gia |
Các lực lượng nào phụ trách duy trì trật tự ?
Tại Pháp, nhiệm vụ này được giao cho hai lực lượng chuyên
trách : hiến binh cơ động và CRS (Compagnies
Républicaines de Sécurité, một đơn vị thuộc cảnh sát quốc gia), tổng cộng
khoảng trên 30.000 người ; phụ trách giữ an ninh những địa điểm nhạy cảm
và giám sát các cuộc biểu tình.
Hiến binh cơ động có 12.877 người, gồm một cụm sử dụng xe
bọc thép, 108 đại đội và ba trung đội can thiệp liên vùng. Mỗi đại đội gồm 117 hiến
binh, chia làm hai loại là « Alpha »
chuyên tái lập trật tự trong trường hợp gây rối, và « Bravo », giữ gìn trật tự trong trạng thái bình thường.
CRS gồm 60 đơn vị, mỗi đơn vị có 130 cảnh sát viên, được tổ
chức thành các phân đội khoảng 15 người. Khẩu hiệu của CRS là « Phụng sự ».
Cả hai lực lượng trên đều được huấn luyện, trang bị đặc
biệt, và có phạm vi hoạt động trên toàn quốc.
Tại quảng trường Nation, Paris, 01/05/2016. |
Dùng vũ lực trong trường hợp nào ?
Trong trường hợp tối cần thiết, và phải tương xứng. Một khi
cuộc tụ tập đã bị giải tán, vi phạm không còn thì không thể dùng đến vũ lực.
Khái niệm « duy
trì trật tự » là khá phức tạp : tất nhiên mục đích là không gây
ra các trường hợp bị thương hoặc tử vong trong đám đông biểu tình, nhưng còn
phải tránh cho lực lượng an ninh khỏi bị thương tích (Mới đây đã có một cảnh
sát ở Paris bị thương nặng do những người quá khích trà trộn vào phong trào « Đêm quật khởi » gây ra. Những kẻ gây rối hôm nay 12/05 còn đánh cả đội trật tự của ban tổ chức –
TM). Vì vậy mà lực lượng an ninh ngày càng sử dụng nhiều hơn những vũ khí từ
xa, được cho là ít gây thương tích nặng bằng ma-trắc, nhưng thực tế vẫn có thể.
Cảnh sát tự vệ khi bị ném chai lọ vào người. |
Bản báo cáo trước Quốc hội
năm 2015 của dân biểu Pascal Popelin về vấn đề duy trì trật tự đã nêu ra bốn mức
độ hành động tùy theo tình hình :
-
Chận bằng hàng rào người, vật cản, rào chắn.
-
Cũng chận như trên nhưng kèm theo việc sử
dụng các loại vũ khí như dùi cui, khiên chắn, hơi cay tiêu, vòi rồng.
-
Nếu chưa đủ, lực lượng an ninh sau khi cảnh
cáo lần cuối (hoặc không cảnh cáo nếu bị tấn công bạo lực), có thể dùng đến lựu
đạn gây điếc (ném bằng tay hay dùng súng phóng lựu).
-
Cuối cùng, chỉ duy nhất trong trường hợp « nổ súng vào lực lượng an ninh »,
tức là khi bị nhắm bắn, hiến binh và CRS có thể đáp trả bằng súng cỡ 7,65 x 51
mm, nhưng cũng phải kềm chế.
Súng phóng lựu Cougar |
Các vũ khí nào được dùng để duy trì trật tự ?
Các loại vũ khí không được
coi là « hỏa lực », như gậy
bằng gỗ hay cao su, roi điện, lựu đạn cay có thể được sử dụng sau lệnh cảnh cáo
thứ hai (hoặc không cảnh cáo nếu cảnh sát bị tấn công). Các loại này được gọi
là « phương tiện trung gian »,
nhưng cũng phải dùng một cách hạn chế. Năm 2013, Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã
kết án Pháp vì một hiến binh sử dụng roi điện gây thương tích, trong khi nạn
nhân chỉ có thái độ « phản ứng thụ
động ». Vòi rồng cũng có thể được dùng để giải tán đám đông.
Ngược lại, chỉ được dùng đến các loại được coi là « hỏa lực » hoặc tương đương
khi nào lực lượng an ninh bị tấn công. Trong đó có các loại súng phóng lựu đạn
cay hay lựu đạn gây điếc, có thể gây ra nhiều loại thương tích. Đã có trường
hợp một người biểu tình tại Toulouse hôm 07/03/2006 bị lựu đạn cay rơi trúng
đầu gây « chấn thương sọ não nhưng
không bị ngất xỉu », phải may 40 mũi.
Flash-Ball |
Các lựu đạn bị xếp loại
« tấn công » được sử dụng trong quá khứ đã bị cấm trong chiến
dịch trị an tháng 11/2014. Loại này nhằm giải tán các cuộc biểu tình bạo động
có vũ trang, bằng hiệu ứng sức ép. Nhưng nó cũng có thể đặc biệt nguy hiểm nếu
nổ trúng vào một người nào đó, thậm chí gây thương tích chết người (trường hợp
người biểu tình Rémi Fraisse phản đối xây đập Sivens hôm 26/10/2014).
Các lựu đạn « gây
điếc » hay « chống bao vây » ít mãnh liệt hơn, được cho sử
dụng. Loại chống bao vây bung ra những viên bi cao su, có thể làm bị thương nếu
dùng không đúng cách. Trên nguyên tắc, lực lượng an ninh được chỉ đạo chỉ sử
dụng khi nào bị nguy hiểm, chẳng hạn « đang
trong tình trạng bị bao vây hay bị các băng nhóm vũ trang tấn công ».
Súng điện Taser |
Súng bắn đạn tự vệ : gồm những loại như « Flash-Ball » hay LBD 40, GL-06. Các vũ
khí này được cho là trung gian giữa ma-trắc và súng, thường được giới thiệu là « không sát thương ». Tuy vậy
chúng có thể gây ra những thương tích như làm hỏng mắt, khiến đã bị đòi cấm sử
dụng vào năm 2015 nhưng Bộ Nội vụ từ chối « tước
vũ khí của lực lượng an ninh ».
Loại súng phóng điện (kiểu Taser chẳng hạn) cũng được coi là
không sát thương, thường được sử dụng trong « tình
hình trung gian ». Tuy nhiên khuyến cáo không nên dùng đối với những
đối tượng « đặc biệt dễ tổn
thương » như người già, phụ nữ có thai, vì theo báo cáo thì « bị
lãnh một lượng điện lớn vào một bộ phận cơ thể sẽ rất đau, và chấn thương tâm
lý ». Từ 2014, loại này không còn được dùng trong các hoạt động duy trì
trật tự.
Còn các loại súng bắn đạn thật, được coi là vũ khí sát
thương, chỉ được dùng khi « nổ súng
vào lực lượng an ninh » - như trên đã nói.
Biểu ngữ ghi: "Đánh người biểu tình nằm dưới đất là tự đánh vào mình". |
Cảnh sát mặc thường phục được làm gì ?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.