Mời cha mẹ tới tham dự Lễ trao bằng để phụ huynh vui và hãnh diện, điều này hay và đẹp.
Quỳ lạy bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ ngay trước cổng trường, cũng hay, dù giống Thái Lan nhưng vẫn tốt hơn việc nặng lời với cha mẹ.
Nhưng có lẽ hiếu thảo nhất với cha mẹ là bạn đừng để cha mẹ phải quá lam lũ kiếm tiền nuôi bạn ăn học, nhất là khi bạn đã lên cao học.
Tùy hoàn cảnh từng gia đình, cha mẹ khá giả có thể chu cấp cho con dài hơi. Nhưng khi cha mẹ nghèo khó cày cục nuôi bạn học đại học, 18-20 tuổi có thể còn chấp nhận chút chút. Chứ 20 tuổi trở đi mà chưa đi làm thêm phụ giúp phần nào chi phí học hành của bản thân thì đã không hay. Sau 22 tuổi mà vẫn để cha mẹ cực khổ kiếm tiền cho bạn ăn học thì bạn thật sự thiếu trách nhiệm với bản thân, với cha mẹ và thiếu cả lòng hiếu thảo đúng nghĩa rồi.
Có lẽ nhân vật trong bài báo này có đi làm kiếm tiền lo cho việc học của bản thân. Nhưng bài báo không cho tôi thấy điều đó, mà cho tôi cảm giác sau cái lạy này, bà mẹ lại tiếp tục còng lưng kiếm tiền nuôi con học tiến sĩ. Ôi xin đừng…
Chợt nhớ các nước Âu-Mỹ, 18 tuổi tự vay tiền đóng học phí đại học, sau đi làm trả dần, rồi tự đi làm thêm kiếm tiền tiêu vặt.
Cái này nên học hơn là lạy nè, không phải chỉ dân học, mà cán bộ nhà nước cần học kỹ để xây dựng & hoàn thiện chính sách cho sinh viên vay tiền. Bất cứ sinh viên nào cũng được vay, có chip điện tử trong căn cước rồi, xây dựng hệ thống chế tài đâu khó như xưa nữa.
Và báo chí chúng ta cũng cần xây dựng lại quan điểm về lòng hiếu thảo thời nay. Đưa câu chuyện sinh viên tốt nghiệp 12, hay đại học còn ráng thở được, chứ học viên cao học già như trái cà như vầy, thiệt là… cùng nhau sản xuất gà công nghiệp cho xã hội rồi, lại làm khổ nhau các bạn mình ơi!
NGUYỄN MỸ KHANH 11.01.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.