Có thể tóm tắt ngắn bài viết trên báo Tuổi Trẻ như sau:
Doanh nghiệp làm hàng chuẩn xuất khẩu (Organic, JAS hay GlobalGap) đầu tư phân hữu cơ, giống bản quyền và hướng dẫn quy trình cho nông dân trồng nông sản theo chuẩn để xuất khẩu. Nông dân có cam kết bán lại cho doanh nghiệp đã đầu tư nhưng khi thương lái nâng giá lên thì nông dân phá cam kết, bán cho thương lái.
Thương lái sẽ bán lại cho một doanh nghiệp bán hàng xuất khẩu khác, khiến doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sẽ bị mất đơn hàng và thậm chí điền đơn hàng. Họ cũng “không dám” kiện nông dân. Đã có những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đã “chết” vì điều này.
Đây là vấn đề cần vai trò của Hiệp hội hay Nhà nước, nhưng lâu nay không có giải pháp nào để bảo vệ doanh nghiệp chân chính, nên thương lái vẫn hoành hành kiểu “cướp hàng” và nông dân “bẻ kèo” vẫn tiếp tục thể hiện sự tha hóa của mình.
Vì sao Nhà nước hay Hiệp hội không công bố việc “bẻ kèo” này để bảo vệ doanh nghiệp chân chính, phơi bày ra những gương mặt thương lái và doanh nghiệp đứng sau “cướp hàng” lẫn nông dân “bẻ kèo”.
Với nông dân phá vỡ cam kết, có thể cấm 2-5 năm không được đăng ký chuẩn xuất khẩu cho mảnh đất của họ. Vi phạm lần 2 thì cấm xuất khẩu hẳn luôn. Với thương lái có thể phạt hành chính thật nặng dựa trên doanh thu mua, với doanh nghiệp “cướp hàng” có thể cấm xuất khẩu 2-5 năm.
Nhưng cao hơn án phạt vẫn là truy xuất nguồn gốc! Có truy xuất nguồn gốc thì khách hàng trong và ngoài nước mới tham gia tẩy chay những nông dân “bẻ kèo” và những doanh nghiệp “cướp hàng”.
Chúng ta kêu gọi cứu nông sản, nhưng nếu cứu thứ nông sản đây phân thuốc hóa học thì chính là hại sức khoẻ bản thân và người khác. Và chúng ta càng không thể thỏa hiệp với nông dân “bẻ kèo” lẫn doanh nghiệp “cướp hàng”.
MAI QUỐC ẤN 12.01.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.