Cuộc “đốt lò” không phải gần đây, nó đã kéo dài hơn 6 năm!
Trước khi có đại dịch, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng thành “củi”.
Nhưng các phe nhóm vẫn bàn kế hoạch rồi ăn chia trên nỗi đau thân phận, trên xác người suốt mấy năm đại dịch. Họ bàn kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ngay giữa kinh kỳ-trung tâm chính trị quốc gia.
Họ không sợ hãi cuộc “đốt lò”?
Tôi không nghĩ cán bộ hiện nay không sợ thành “củi”. Bằng chứng là nhiều bài báo đã phản ánh việc “cán bộ sợ trách nhiệm”, “làm đúng luật này nhưng sợ sai luật kia”…
Vậy thì những người đã ăn trên xương máu nhân dân đang ở một tầm mức “máu lạnh” rất cao. Cao đến mức vượt qua sự sợ hãi hóa “củi”.
Cần đặt ra vấn đề khác là việc vượt qua sự sợ hãi hóa “củi” có phần nào xuất phát từ cơ sở nộp tiền khắc phục hậu quả hay không?
Cán bộ tham nhũng nộp tiền khắc phục hậu quả thì được xem xét như tình tiết giảm nhẹ tội trạng. Vậy tại sao người dân giật một cái mũ, ăn cắp vài con vịt và cũng khắc phục hậu quả tại sao lại không được xem xét giảm án?
Luật cho dân khác luật cho quan (tham)? Đây là câu hỏi đã từng được đặt ra tại Quốc hội và có lẽ bây giờ nó vẫn còn nóng ngay trong trường hợp của đại án Việt Á, đại án chuyến bay giải cứu và còn nữa không thì chưa rõ.
MAI QUỐC ẤN 19.07.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.