Một người đàn ông nằm chết trên đường phố Vũ Hán.Ảnh AFP |
Habermas cho rằng một xã hội sẽ thay đổi
với hai điều kiện: thứ nhất có sự kích thích để biến đổi; và thứ hai người dân
có tiềm năng để đáp ứng với sự biến đổi.
Các kích thích để biến đổi thường là các
khủng hoảng ở quy mô lớn, chẳng hạn như đại dịch nCoV đang diễn ra ở Trung Quốc.
Hệ thống Trung Quốc sẽ đối phó ra sao với
khủng hoảng này? - Giữa cách tốt nhất và tệ nhất, với một hệ thống toàn trị như
Trung Quốc thì không khó để đoán là họ sẽ đi theo hướng tồi tệ nhiều hơn, thậm chí
tồi tệ nhất.
Nhưng liệu có điều gì đó xảy ra không? Chẳng
hạn như một sự đổ vỡ hệ thống hay một cuộc cách mạng xã hội? - Tôi cho là
không, bởi vì xã hội Trung Quốc hiện nay còn thiếu yếu tố thứ hai: đó là tiềm
năng của người dân để đáp ứng với sự biến đổi.
Hệ thống Trung Quốc có thể sẽ vẫn đứng vững.
Người dân Trung Quốc, sau những cơn giận dữ cuồng nộ bùng lên tức thời, có thể
sẽ sớm quay trở lại với nhịp sống thường nhật và họ sẽ mau chóng quên đi những
"nhận thức mới" mình vừa có được sau trận đại dịch vừa trải qua.
Sau đại dịch, xã hội Trung Quốc, ở giả định
ở chiều hướng tốt là người dân sẽ trưởng thành hơn trong nhận thức về quyền, và
cùng lúc, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ tự điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu của người dân, đồng thời giải quyết tốt hơn những khủng hoảng trong
tương lai.
Nhưng cần nhớ, chúng ta đang nói về một hệ
thống toàn trị. Nhược điểm lớn nhất của mọi hệ thống toàn trị là thiếu khả năng
tự học hỏi và tự rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm của mình. Những sai lầm và
yếu kém của hệ thống thường chỉ ngày càng phình to ra cho đến khi tự nó bùng vỡ,
kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống.
Thế nên, giả định tốt trên khó có khả
năng xảy ra trong thực tế. Thực tế, xã hội Trung Quốc sau cơn đại dịch có thể sẽ
đi theo chiều hướng của một giả định xấu hơn: tan rã.
Sự tan rã của xã hội Trung Quốc, theo
nghĩa, từng người dân và mọi người dân sẽ cạn kiệt hơn nữa vốn niềm tin xã hội.
Khi vốn niềm tin xã hội cạn kiệt, khi người dân không còn niềm tin lẫn nhau và
niềm tin vào chính quyền, xã hội sẽ đi vào tình trạng phi chuẩn mực, vô quy ước.
Ở đó con người sẽ cư xử như loài cầm thú, cắn xé, và chỉ biết cắn xé lẫn nhau để
giữ cho sự sinh tồn của riêng mình.
NGUYỄN ĐẮC KIÊN 08.02.2020 (Tựa bài do
Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.