Trong chuyến đi Giáo xứ Cần Giờ để thăm
các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, hình ảnh một ông ngồi im lặng, nhìn
nắng chiều trong tiếng nhạc cải lương ri rỉ, đã gây một ấn tượng dai dẳng với
tôi.
Nếu không có một cuộc chiến tranh vô
nghĩa được dựng nên, chắc ông chỉ là người nông dân hiền lành ở đâu đó tại miền
Tây Việt Nam. Ngày tháng của ông sẽ chỉ là vườn tược và sông nước. Ông có thể
đón tuổi già đến, trong tiếng cải lương và nắng chiều nhưng chắc là không hiu
quạnh và thủ phận như hôm nay.
Như hầu hết những người mang vác quá nặng
ký ức của đời mình, ông cũng hay cười cho qua chuyện và chỉ nói những gì cần
nói. Đó là vốn sống của những người hiểu sự ghê sợ của tiếng đạn rít bên tai,
còn thua xa tiếng ca hát nói là đã sống trong hòa bình.
Cuộc rượt đuổi chương trình Tri ân Thương
phế binh Việt Nam Cộng Hòa diễn ra từ giữa năm 2019 đến nay, khiến mọi thứ tan
tác. Có một cuộc chiến không tên - không kém phần tàn nhẫn - nhằm vào những người
như ông. Theo thống kê, hơn 6.000 người già và bệnh tật như vậy đã bị giải tán
khỏi chương trình trợ giúp chính danh tại Nhà thờ Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng.
Hôm nay, chắc cũng có 6.000 người lặng lẽ
ngồi nhìn nắng chiều và đang nghe qua tiếng loa, lời ca hát về hòa bình trên đất
nước.
TUẤN KHANH 18.02.2020 (Tựa bài do Thụy
My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.