dimanche 3 octobre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Hiện tượng youtuber

 

Phải nói sự xuất hiện của các 'youtuber' là một hiện tượng truyền thông làm thay đổi cách mà nhiều người trong chúng ta nhận và chuyển tải thông tin.

Nhưng hiện tượng này cũng sản sinh ra quá nhiều youtuber chỉ làm nhiễu thông tin. Sự kiện ca sĩ Phi Nhung qua đời cho chúng ta thấy rõ những youtuber chỉ chuyên trò gây nhiễu đó.

Thật ra, tôi cũng chỉ biết đến youtuber gần đây thôi. Hôm kia, trong một lần tán gẫu trên bàn tiệc, một anh bạn nói rằng tôi là một 'youtuber', làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi không biết youtuber là gì và nó có nghĩa gì. Hóa ra, vì tôi có một kênh YouTube nói về chuyện loãng xương, dịch tễ học, phân tích dữ liệu, v.v… và có hơn 10 ngàn người theo dõi. Anh bạn tôi nói rằng tôi đã là một youtuber mà không biết đó thôi.

Nguyễn Đình Bổn - Ngay cả thời chiến, người miền Tây chưa từng tha phương cầu thực !

 

Trong cuộc "di dân ngược" về lại quê nhà, dù có đủ người dân từ các tỉnh thành khác trong cả nước nhưng nổi trội, chiếm số đông vẫn là người miền Tây.

Nhiều năm trước, họ đã rời bỏ quê hương tìm đường lên các vùng có nhiều khu công nghiệp như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... kiếm sống.

Vì sao họ phải di cư? Phải chấp nhận bán sức lao động trong các xí nghiệp, nhà máy hay làm những công việc cực khổ, lương thấp nhứt tại các thành phố mà thu nhập chỉ đủ sống trong các khu nhà trọ tồi tàn?

Cù Mai Công - Sài Gòn từ chống dịch kiểu Tàu sang sống chung như Tây

 

• “Miễn dịch cộng đồng” là bất khả?

Hôm nay 3-10 là ngày thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách hết sức khắc nghiệt theo Chỉ thị 16+ với sự nhập cuộc của quân đội, rào chắn, chốt chặn nơi, dân tuyệt đối trong nhà, “đi chợ hộ”… – không khác gì cách Vũ Hán chống dịch năm trước.

Nhịp sống Sài Gòn chưa hẳn như xưa. Nhưng ngay lập tức, nó đã bật dậy: hàng quán mở cửa khắp nơi sau mấy tuần một số tiệm đã hoạt động... “chui”. Nhà hàng lớn giữa trung tâm thành phố sáng đèn, hàng rong trong hẻm nhỏ rao bán. Dịch vụ như sửa xe, sửa máy lạnh, hớt tóc… bung cửa, thợ làm không ngớt tay, phải xếp lịch khách…

Đỗ Duy Ngọc - Hội chứng về quê và khủng hoảng lòng tin


Sau đợt người dân lũ lượt theo nhau về quê đêm 30.9 rạng sáng 1.10 gây tắc nghẽn ở cửa ngõ Long An. Dù chính quyền tìm mọi cách ngăn cản và thuyết phục, làn sóng người vẫn không đồng tình. Cuối cùng, chính quyền phải sắp xếp cho dân về theo nguyện vọng.

Tiếp theo đó, tối 2.10, bà con lao động miền Tây lại đi xe máy rầm rộ nối nhau từ Bình Dương về thành phố để hồi hương. Lãnh đạo tỉnh lại kêu gọi bà con ở lại nhưng cũng chẳng ai nghe, ai cũng chỉ có một mong muốn là trở về. Tất cả hướng ra quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn. Hàng ngàn chiếc xe rú trong đêm quyết chí ra đi.

Từ khi dịch bùng phát ở thành phố và một số tỉnh lân cận, đã có mấy đợt di tản như thế này. Bắt đầu là những người quê ở miền Trung và miền Bắc, đường xa hàng ngàn cây số, họ vẫn liều lĩnh quay đầu đi về. Rồi đến mấy đợt người miền Tây. Tất cả đã đến giới hạn của sự chịu đựng.

Nguyễn Thông - Những chị Dậu thời nay (2)

 

Phải nói thẳng rằng những cuộc trở về quê, hồi hương của hàng vạn lao động, chủ yếu là người trẻ, và gia đình họ hồi đầu tháng 7, rồi giữa tháng 8, rồi cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa xảy ra là những cuộc chạy trốn. Không có từ nào chính xác hơn.

Trốn dịch chỉ một phần, bởi với những người dưới đáy xã hội, lăn lộn vật vã kiếm sống quen rồi, dịch đối với họ chả là gì. Thứ mà họ sợ là đói, chết đói, không chỉ một mình mình mà cả nhà chết đói.

Khi mới bùng phát dịch lần 4, tâm lý chung là nó sẽ tan, như những lần trước. Lại cộng thêm những lời hứa, trấn an của nhà cầm quyền, của hệ thống chính trị nên người ta ráng chờ.

Lê Huyền Ái Mỹ - Chơi zậy hông ngon!


Tuổi Trẻ, ngày 3.10 đưa tin ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê.

"Thời gian tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày. Trong thời gian này, các địa phương chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về. Sau khi ổn định, tỉnh sẽ xin ý kiến tiếp", ông Lâu nói.

Bốn tháng trời, Sài Gòn tả tơi bệnh, tức tưởi chết. Rồi dịch bệnh lan dần ra, Bình Dương cũng te tua, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An cũng tan tác. Ông là quan đầu tỉnh, chẳng thấy mối họa lơ lửng, sao không lo từ trước, dự phòng các cách; nay đòi 15 ngày mà “chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo”?

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.10.2021

samedi 2 octobre 2021

Tạ Duy Anh - Đất nước dựa vào đâu ?


Trong một bài viết cách đây vài năm, tôi đã nói rất rõ rằng:

“Phần lớn đám quan chức hiện nay lọt lại sau khi cái quy trình tuyển chọn của chế độ đã lọc hết sạch người tài, từ những vòng ngoài. Sẽ vô cùng khó khăn để tìm được trong số đó, dù chỉ một vài người có tấm lòng lớn với xã tắc.

Họ được lập trình để không còn cái phẩm giá linh thiêng ấy. Họ được đòi hỏi là chỉ cần và chỉ biết yêu đảng. Họ chỉ phải nhớ còn đảng còn họ! Riêng năng lực cho chuyện đó thì họ có thừa, bởi vì yêu đảng thì chỉ cần hô lên là xong, sụt sịt vung tay thề bồi là xong, luôn miệng nói tuyệt đối trung thành là xong.

Lưu Trọng Văn - Lò và cái gốc


Chao ôi!

Nhiều kẻ tham nhũng chưa bị lộ, chả qua là đang nhì nhằng các cuộc đong đưa nháy mắt mang màu sắc phe phái, lợi ích.

Quá lộ diện các trùm của trùm tham nhũng ai cũng biết, cũng khinh mà vẫn được "tôn vinh", thậm chí khi chết vẫn sẽ được quốc tang, chẳng qua phấp phới tấm màn nhung sân khấu chính trị.

Huy Đức - Cấp thứ trưởng trở lên không phải là người thường

 

Hôm trước tôi viết, "Ông Vũ Đức Đam cũng là người thường, ông Đam làm thế nào cứ để người dân làm thế ấy". Hóa ra tôi sai. Không chỉ ông Đam không phải là người thường mà cấp thứ trưởng trở lên cũng không phải là người thường.

Đầu tháng 9-2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi châu Âu, cuối tháng 9-2021, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đi Cuba và Mỹ. Như chúng ta đã thấy, vừa trở về là các vị ấy họp hành, thăm thú ngay. Trong khi, tùy tùng thì phải đi cách ly 7 ngày dù tất cả họ đều phải tiêm hai mũi vaccin ít nhất 14 ngày trước đó.

Chế độ cách ly này được thiết lập bởi Bộ Y tế, theo đó, những ai giữ chức vụ tương đương thứ trưởng trở lên thì không phải cách ly. Số còn lại phải cách ly tập trung 7 ngày.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày giảm giãn cách thứ hai

 

Cuối cùng, những người lao động nghèo muốn trở về quê ở những tỉnh miền Tây cũng đã được giải quyết. Điều đó cho thấy chẳng qua chính quyền không muốn làm hay không dám làm thôi. Nếu muốn quyết tâm làm rồi cũng sẽ được sắp xếp êm đẹp.

Chính quyền thành phố đã phối hợp các tỉnh thành dùng xe buýt, ô tô tải đưa hàng nghìn người chạy xe máy từ thành phố về miền Tây. Hơn 20 ô tô tải, xe khách, buýt được lực lượng chức năng bố trí đậu dọc đường, hướng về tỉnh Long An, chờ sắp xếp đưa người dân về quê.

Có 113 xe buýt được thành phố bố trí tại các chốt kiểm soát cửa ngõ hỗ trợ người dân về quê. Các xe buýt có sức chứa 40-80 chỗ, được bố trí gần các chốt nhằm sẵn sàng giải toả ùn ứ, hỗ trợ đưa người dân về các tỉnh thành an toàn. Phương án đưa ra ô tô sẽ chở cả người lẫn xe máy về từng tỉnh thành. Trước khi lên xe, người dân được xét nghiệm nhanh có kết quả âm tính. Người có xác nhận âm tính còn hiệu lực 48 giờ không cần test lại. Đã có gần gần 500 người dân được xe cảnh sát dẫn về các tỉnh theo nguyện vọng.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (6)


4.9

Một tờ báo nước Bỉ, tờ Metrotime ngày 3.9 nhận xét Hà Nội trong cơn dịch Covid là cái nhà tù. Nó giật tít “Hà Nội như cái nhà tù lộ thiên” khi phản ánh về chuyện ngăn cản, cấm đoán đi lại, chặn đường lập chốt, xét hỏi giấy tờ, yêu cầu “ai ở đâu thì ở đó”…

Truyền thông báo chí mậu dịch lên tiếng phản đối báo Bỉ. Nhà báo Ngô Bá Nha (Ben Ngo) viết rằng báo Bỉ nói đúng sự thực đã không tiếp thụ lại còn tự ái. Nhưng nhiều người bảo họ tự ái cũng có lý của họ. Lâu nay được ca ngợi, tự tôn vinh là thành phố hòa bình, điểm sáng, nơi đáng sống, mặt trời tỏa sáng rực rỡ, nay có đứa sổ toẹt như thế thì dỗi là phải. Chả ai, nhất là chính quyền, muốn Hà Nội bị chê là nhà tù, dù sự thực nó giống như nhà tù trong cơn đại dịch.

Hạt cát Tân Calédonie và cỗ máy AUKUS


Đăng ngày:

 

Trong bài « Pháp tìm một chỗ đứng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », Le Monde cho rằng sau vụ AUKUS, Paris sẽ phải củng cố quan hệ đối tác với các nước trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản. Một sự thay đổi địa chính trị thế giới đang diễn ra.

Còn lại gì, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp ?

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.10.2021

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.10.2021

vendredi 1 octobre 2021

Hữu Phú - Ơn Đảng, ơn Chính phủ !

 

Cuối cùng, thì hai vợ chồng tôi cũng được chích vaccin mũi 1 miễn phí để phòng chống vi rút Vũ Hán, ngay trước ngày Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tiến trình “bình thường mới”.

Trước đó, vào thời điểm giữa cuối tháng Chín, gia đình tôi cũng được Nhà nước quan tâm cứu trợ. Bắt đầu bằng việc mấy chú bộ đội kéo xe qua, thả 2 bắp cải cỡ nhỏ và 1 bó sả khô trước cửa nhà.

Rồi mấy ngày sau chị tổ trưởng dân phố kêu lên phường nhận một bịch đồ cứu trợ gồm 10 gói mì Gấu Đỏ, 1 chai nước mắm, 1 chai dầu ăn, 8 hộp sữa tươi loại rẻ nhất, 1 bịch nui, 1 bịch mì khô, 5 ký gạo loại rẻ… Như vậy, cũng xem như gia đình tôi đã được Nhà nước quan tâm giúp đỡ.

An Bình Minh - Nhiệm vụ đặc biệt

 

Hồi ký tóm tắt (trích)

Đêm 30 tôi mở một chai Bordeaux mừng đón giao thừa. Có bao nhiêu niềm vui khiến tôi không sao ngủ được. Mồng 1 ngày mai, tuy mới chỉ tạm ngưng “thiết quân luật”, nhưng đó là ngày tôi được giao thực hiện một “nhiệm vụ đặc biệt” mà bấy lâu nay tôi mong chờ.

Rạng sáng, cơ sở báo cho biết, các chốt canh đã được dỡ bỏ, nhưng bọn “điệp chìm” vẫn lảng vảng trà trộn trong cộng đồng, và đặc biệt là các toán cảnh sát cơ động. Tôi có thể bị bắt bất cứ lúc nào vì cái nhóm người tinh như cú vọ này.

... Sáng. Cảm xúc dâng trào khiến tôi gần như ngạt thở. Bốn tháng nằm hầm tránh giặc, đây là lần đầu tiên tôi được ra đường. Vì nhiệm vụ, tôi không thể đóng bộ sang trọng như khách xuất hành đầu năm mà phải nai nịt gọn gàng, chuẩn bị sẵn đầy đủ các loại giấy chứng nhận, đặc biệt là “thẻ xanh công dân” mới được cấp mấy ngày gần đây.

Võ Xuân Sơn - Người giàu nhận trợ cấp

 

Trong đợt dịch vừa qua, nói là nhà nước không cứu trợ cho dân thì không đúng, bởi vì một số người bạn, người quen của tôi có nhận được trợ cấp.

Tuy nhiên, hầu hết những người bạn, người quen của tôi nhận được trợ cấp nhiều lần đều là người không nghèo. Trong khi một nhân viên của tôi gia đình khá khó khăn, ở trong một khu cực kỳ khó khăn - toàn là dân lao động nghèo, có số người nhiễm rất cao, và số người chết cũng rất nhiều - thì chỉ nhận được cứu trợ của chính quyền có một lần duy nhất. Mà là cứu trợ tính trên những người bị nhiễm (F0).

Tại sao lại có việc cứu trợ không đúng chỗ như vậy ? Qua nhiều lần làm công tác cứu trợ, tôi thấy rằng, việc đồ cứu trợ đến tay người dân còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình của chính quyền địa phương.

Lưu Trọng Văn - Một Quyết định chưa từng có

 

Gần hết tướng lĩnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển bị kỷ luật và bị đề nghị kỷ luật !

Lực lượng Cảnh sát Biển được thành lập lúc đầu trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, sau đó được trực tiếp chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ năm 2013 được đôn lên trực tiếp dưới chỉ đạo của thủ tướng.

Vì sao Cảnh sát Biển lại được nâng cao vị trí vậy?

Hoàng Nguyên Vũ - Nhà họ, để họ về đi, họ đã khổ lắm rồi!

 

Sáng ra, tin vui người dân được nới lỏng giãn cách, thì còn một tin đọc cứ thấy đau đau: Người dân thức trắng đêm ở cửa ngõ Sài Gòn, chờ được về quê...

Trong đó, nhói lên là chi tiết ông Nguyễn Văn Tiền (Đồng Nai) cùng con trai mang theo hũ tro cốt của vợ ông Tiền, chỉ mong "đưa bà ấy về quê nhà". Vợ ông mất vì cô vít, theo một trang báo dẫn lời ông cho biết.

Cũng như bao người dân mắc kẹt lại thành phố suốt 4 tháng qua, cuộc sống không còn gói trong hai chữ khó khăn nữa, mà đi xa hơn, là sự khốn khổ.