Trong cuộc "di dân ngược" về lại quê nhà, dù có đủ người dân từ các tỉnh thành khác trong cả nước nhưng nổi trội, chiếm số đông vẫn là người miền Tây.
Nhiều năm trước, họ đã rời bỏ quê hương tìm đường lên các vùng có nhiều khu công nghiệp như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... kiếm sống.
Vì sao họ phải di cư? Phải chấp nhận bán sức lao động trong các xí nghiệp, nhà máy hay làm những công việc cực khổ, lương thấp nhứt tại các thành phố mà thu nhập chỉ đủ sống trong các khu nhà trọ tồi tàn?
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Miền Tây, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, có tổng diện tích là 40.547,2 km² và có tổng dân số toàn vùng là 17.367.169 người, chiếm 13% diện tích cả nước.
Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng, thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước... Tuy nhiên, đường bộ giao thông thuộc hàng tệ nhất và thu nhập vẫn còn thấp hơn cả nước!
Số liệu trên cho thấy người dân đồng bằng có thể sống đầy đủ, an vui ngay chính trên quê hương mình. Ngay cả thời chiến tranh, người miền Tây cũng chưa từng tha phương cầu thực, trai lớn lên đi làm thuê và nhiều cô gái phải lấy chồng hay bán thân xứ người như hôm nay.
Gần nửa thế kỷ sau 1975, nghèo đói này lỗi không phải do người dân.
NGUYỄNĐÌNH BỔN 03.10.2021 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.