samedi 7 août 2021

Lê Học Lãnh Vân - Hãy thương kinh tế Sài Gòn

 

Nhìn những tấm hình trên mạng về cảnh đời “Dòng người lầm lũi rời Sài Gòn. Từng đoàn xe máy nối đuôi nhau. Có bốn mẹ con đạp xe về Nghệ An. Có gia đình chạy xe ra tận ngoài miền núi phía Bắc. Có người đi bộ xuống miền Tây” (Nguyễn Tiến Tường), lòng người bình thường nào không xót?

Bài viết này dừng lại rất lâu trên tấm hình chụp đoàn xe hai bánh đông đảo, trên xe những gương mặt cam chịu, mà nghe quá xót xa. Đúng như có người kêu lên: “Hãy Thương Bước Chân Viễn Xứ…”

Nhưng, nào chỉ xót cho từng phận người mà xót cho cả một cộng đồng! Từ góc độ công thương nghiệp, tôi nhìn tấm ảnh mà tiếc đứt ruột! Bài viết này kêu lên: “Hãy Thương Sài Gòn…”.

Nguyễn Đức Hiển - Tuyến trên không còn chỗ

 

(TM: Bi kịch không khác các nước châu Âu năm ngoái. Mà sao ra nông nỗi này, Saigon ơi…)

Chiều tối, anh bạn thân nhờ tôi can thiệp cho cháu anh. Gửi tôi cái ảnh thằng bé nằm thiêm thiếp trong một bệnh viện dã chiến. Thiếu bác sĩ và bác sĩ cũng đã kiệt sức. Nó được khám qua...Zalo. Và khi anh gọi thì nó đã lơ mơ. Người gầy đét dù bình thường nó thích thể thao và nặng 80 kg, cao gần mét tám. Gia đình xin chuyển viện.

Bác sĩ giám đốc học chung cao cấp chính trị với tôi. Tôi gọi anh, anh nói nhầm rồi, bệnh viện dã chiến này của bác sĩ X, và cho số.

Tôi quen vài bác sĩ ở bệnh viện dã chiến này. Họ nói với tôi là thua rồi anh Hiển, khu cấp cứu quá đông bệnh nhân chờ chuyển tuyến trên. Tôi gọi nhờ bác sĩ giám đốc, cuối cùng thằng bé được đưa vào khu cấp cứu bệnh viện dã chiến. Mong là tuyến trên tối nay trống chỗ...

GS Nguyễn Văn Tuấn - Dịch Vũ Hán và vấn đề dữ liệu

 

Không nói ra thì ai cũng biết rằng dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chánh sách kiểm soát dịch. Thế nhưng, đó lại là khía cạnh yếu nhứt ở Việt Nam.

Hôm qua, khi tò mò làm vài thao tác phân tích dữ liệu tôi mới biết rằng ở Việt Nam rất thiếu dữ liệu mà tôi gọi là 'actionable' về dịch. Giới chức y tế và các tổ cố vấn có cung cấp dữ liệu, nhưng ở dưới dạng tóm tắt (summary) và do đó không thể xem là actionable data được. Những dữ liệu đó chỉ có ích cho giới báo chí, chớ không có ích cho giới khoa học.

Chẳng hạn như biểu đồ về số ca nhiễm của Việt Nam (xem hình) nó không có ý nghĩa gì cả, nhưng hình bên phải thì cung cấp thông tin có nội dung hơn. Chẳng hạn như cung cấp con số tử vong theo từng độ tuổi, mà không biết bao nhiêu ca nhiễm theo từng độ tuổi thì ... cũng như không. 'Actionable data' là những dữ liệu giúp cho các chuyên gia có thể phân tích chuyên sâu để hiểu tình hình dịch bệnh, để dự báo chính xác hơn, và để cố vấn cho giới lãnh đạo.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 30


Sáng nay vừa thức giấc thì nhận được một tin nhắn của Ủy ban Phường 8, Phú Nhuận thông báo có hai chiếc xe tải đậu ở địa chỉ 131 Trần Huy Liệu để bán hàng cho bà con trong phường.

Giờ mua được chia theo từng tổ dân phố. Gần sát bên nhà nên con tôi ra mua đúng giờ quy định, hàng xóm í ới gọi nhau. Hàng có thịt heo, thịt bò, cam, khóm...Người mua không đông, trật tự, người bán nhã nhặn, không khí tươi vui. Đúng ra biện pháp này nếu thực hiện ngay từ đầu thì tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm ở Sài Gòn chắc hẳn sẽ không xảy ra gây phiền phức và bực bội trong dân.

Khi chỉ tập trung vào vài ba siêu thị với kiểu phát phiếu đi chợ định kỳ không còn phù hợp, thì nên chọn ngay biện pháp đem hàng đến với dân theo từng khu phố là hay và thuận lợi nhất. Nhìn những bao thực phẩm các con tôi mua về, tôi lại nghĩ đến những người nghèo ở trong những hẻm sâu, hẻm xa. Có thể họ nghe hoặc không nghe thấy tin này, nhưng chắc là có nhiều gia đình sẽ chẳng còn tiền để mua vì đã mấy tháng rồi họ chẳng kiếm được đồng nào, chỉ ngồi không.

Nguyễn Ngọc Chu - Đề nghị chính phủ chỉ đạo ngân hàng giảm lãi suất cho vay trong thời gian đại dịch

 


1.

Đại dịch Covid -19 mang đến tai họa điêu đứng cho cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, và toàn thể quốc gia. Để vượt qua đại dịch Covid -19 cần sự chung tay đồng lòng của toàn quốc.

Vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương giảm giá điện, giá nước để hỗ trợ người dân trong thời gian đại dịch. Đây là chủ trương đúng, thể hiện sự đùm bọc lẫn nhau để vượt qua hoạn nạn.

2.

Thế nhưng còn một lĩnh vực khác rất quan trọng nữa cần sự chỉ đạo của Chính phủ. Đó là giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.08.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 06.08.2021


 

vendredi 6 août 2021

Nguyễn Văn Lân - Một shipper buồn nhất thế giới và một thằng bán gas quá rảnh


(Bài viết chân chất của một người bán gas đã gây xúc động cho người đọc, được nhà báo Hà Thạch Hãn chia sẻ, Thụy My có biên tập chút xíu cho dễ đọc).

Vâng, mình đã hứa chiều nay giờ mình sẽ viết. Viết cho những gì chứng kiến trưa nay lúc 12 giờ 30 phút trên đoạn đường về nhà.

Cái tính mình tưng tửng, do đó cái tít bài cũng rất cà tửng nhưng thật ra đó là một buổi trưa quá buồn.

Gần hai chục năm kiếm ăn ở đất Saigon, chưa bao giờ mình chứng kiến không khí ảm đạm, thê lương như lúc này. Anh làm to "chết" theo kiểu anh làm to, anh làm nhỏ "chết" theo kiểu anh làm nhỏ. Khắp mọi nơi nhà nhà đóng cửa, hàng quán đóng cửa. Cả một quãng đường đi làm thường ngày mình phải mất 1 giờ 15 phút lái xe, nay chỉ cần thong thả 40 phút là đến nơi. Mật độ giao thông ở Saigon lúc này chỉ còn khoảng độ 5-10% so với ngày thường.

Nguyễn Thông - Con số

 

Đối với người làm báo tử tế, đúng nghĩa làm báo, thì con số không chỉ cần phải khách quan mà còn có ý nghĩa cho số đông.

Con số người được chữa khỏi bệnh dịch, không phải không cần, nhưng nêu con số tử vong (chết) vào lúc sinh tử này rõ ràng cần hơn.

Số khỏi, chủ yếu nhằm ca ngợi, đề cao, tán tụng, đánh bóng, tô hồng, tung hô nhà cai trị tài giỏi (tất nhiên ở chừng mực nào đó, là sự biết ơn đối với các thầy thuốc, nhân viên y tế). Nhưng lúc này không cần ca ngợi, nó cứ vênh vênh thế nào ấy, lạc lõng. Dập dịch xong rồi hãy tung hô, cũng chưa muộn.

Hoàng Hải Vân - Luộc lúa

 

Lịch sử Trung Quốc cho thấy khi hai nước tranh chấp nhau, nhà cầm quyền nước này tuyệt đối không làm lợi cho dân chúng nước kia, dù một chút xíu. Và không một mưu hèn kế bẩn nào mà giới cầm quyền không dùng.

Luộc lúa là một trong những kế bẩn thỉu nhất mà Việt vương Câu Tiễn dùng để tiêu diệt nước Ngô.

Sau khi thua trận bị Ngô vương Phù Sai bắt, Câu Tiễn đã hạ mình làm nô lệ, đến mức tự nguyện liếm phân của vua Ngô để thể hiện lòng trung thành, được Phù Sai thương trả về lại làm vua nước Việt (Việt là một trong những nước chư hầu thời Xuân Thu bên Trung Quốc, không phải là nước ta).

Lưu Trọng Văn - Thủ tướng chính thức là tổng tư lệnh chống dịch

 

Trước quá nhiều chồng chéo và không đủ quyền lực điều hành chống dịch của ban chỉ đạo chống dịch, Dư luận đã mạnh mẽ yêu cầu cần phải có một tổng tư lệnh toàn quyền chỉ huy chống dịch trong thời khắc hiện nay. Người đó đã xuất hiện, không ai khác chính là thủ tướng.

Các báo chính thống đưa tin:

"Để công tác phòng, chống dịch Covid-19 tập trung thống nhất, chuyên sâu, quyết liệt, hiệu quả hơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chỉ đạo, điều phối chung." Có nghĩa là Thủ tướng Phạm Minh Chính là tổng tư lệnh chống dịch.

Hoàng Hải Vân - Mặc kệ đám trí thức hỗn xược mang não trạng nô lệ

1- Dù đại dịch đang diễn ra nhưng hổng có giây phút nào nó quên mưu đồ thôn tính biển đảo nước ta đâu nhé.

Một tên cướp đang đứng trước cửa nhà bạn, nó gửi cho gia đình bạn mỗi người một chai thuốc, nó bảo thuốc này nó đã kiểm nghiệm an toàn, hãy uống đi cho khỏe đẹp, bạn có dám uống không ? Bạn có dám cho cha mẹ với con bạn uống không ?

2- Một số người cao đạo, tự cho mình là anh minh không bài Hoa, đã miệt thị những người nghi ngờ thuốc men của Trung Quốc là “cái chủng” bài Hoa, rồi bảo xu chiêng xi líp của “cái chủng” này toàn là hàng Tàu.

Trung Quốc nhắc Việt Nam không nên bị Mỹ « lừa » ký đối tác chiến lược


Đăng ngày:


Ông Austin và viên chức Mỹ cao cấp nhất thăm Việt Nam kể từ đầu nhiệm kỳ của tổng thống Joe Biden, để bàn về Covid-19, hợp tác an ninh và chiến lược. Hà Nội rất quan tâm đến viện trợ của Hoa Kỳ để chống dịch, điều này có thể hiểu được vì Việt Nam đang phải chống chọi với đợt dịch mới. Tuy nhiên theo Hoàn Cầu Thời Báo, sẽ không có đột phá nào trong chuyến thăm này.

jeudi 5 août 2021

Nguyễn Công Khế - Nhân loại

 

Cho tôi đi giữa nhân loại đớn đau... (Trịnh Công Sơn).

Thực ra tôi chẳng muốn sống và chọn để được sống ở những năm tháng như hiện tại, nếu như tôi được chọn.

Cho dù những cuộc sống này cho tôi được rất nhiều thứ. Ví dụ, hồi nhỏ, tôi mơ ước muốn lớn lên được làm anh nhà báo. Tôi đã được. Khi tôi đang ở trong tù, tôi mơ ước được tự do. Tôi đã được. Tôi muốn khi lớn lên, lập gia đình, có con có cháu, mạnh khỏe, đẹp, thông minh, không hư hỏng. Tôi được.

Nguyễn Hải Đông - Những người xin « ăn » bất đắc dĩ


Có lẽ những người bán vé số, hàng rong, dân lao động thời vụ, công nhân bị nghỉ việc…đang đói ăn thật sự trong thời buổi giãn cách này.

Tiền dành dụm không có, không được ra khỏi nhà, thực phẩm dự trữ cũng gần như không, mà nếu có thì tủ lạnh đâu mà chứa?

Cứ thế họ ở trong những căn “nhà” trọ chỉ rộng chừng 4 mét vuông, thêm được cái gác 2 mét vuông cũng là cái giường ngủ được kê trên nóc phòng vệ sinh nữa. Họ chỉ trông chờ vào những phần quà tiếp tế lương thực, thực phẩm từ các nhà hảo tâm, hàng xóm và đoàn thể.

BS Lê Công Trứ - Hiểu biết căn bản về vaccine

 

Xin chân thành cảm ơn tác giả Lê Công Trứ ở Hoa Kỳ, nguyên là bác sĩ tim mạch và nay là tiến sĩ kinh tế, đã vui lòng gởi cho blog Thụy My bài viết rất công phu để hiểu rõ hơn về vaccin trong tình hình dịch Covid hiện nay.

HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ VACCINE

(cập nhật 03/08/2021)

KIẾN THỨC CĂN BẢN:

1.     Kháng thể/ antibodies là gì?

Kháng thể là chất do cơ thể tạo ra để tiêu diệt hoặc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus vào cơ thể. Kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể không bị nhiễm trùng. Thời gian để cho cơ thể tạo ra kháng thể có thể mất vài ngày hoặc vài tuần lễ kể từ khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus.

 2.     Chất kháng nguyên/ antigen là gì?

Kháng nguyên là bất kỳ chất nào đến từ bên ngoài cơ thể (vi khuẩn, virus, độc tố, hóa chất…) khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra chất chống lại.

Trần Thanh Cảnh - Một số loại thuốc thông thường để điều trị tại nhà khi bệnh viện đã hết chỗ


KÍNH GỬI : Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch

-Thưa các bạn,

Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.

Thật đau lòng.

Đó là do quy mô dịch bệnh đã vượt qua tầm kiểm soát và dự đoán của những người chịu trách nhiệm chống dịch, nên đã không bố trí đủ nhân tài vật lực cho công cuộc này.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 28

 

Hôm qua tôi có nói đến trường hợp của anh bạn tôi khi cầm giấy cho phép đi chợ phải mất cả một buổi sáng mới vào được siêu thị. Nhưng rồi cũng chẳng có bao nhiêu hàng để mua, các quầy hàng đều trống, nhất là mặt hàng thịt và rau.

Điều này trái ngược với các hình ảnh đầy ắp hàng hóatươi ngon trong các cửa hàng thường xuất hiện trên báo đài hàng ngày. Bây giờ trong dân gian thường có câu: lên ti vi mà mua, lên ti vi mà lãnh.

Có những sự thật diễn ra trong mùa dịch nhưng báo chí không nên đưa lên như cảnh trong các bệnh viện điều trị người bị dịch bệnh, cảnh người chết, cảnh đoàn xe chở những quan tài đi thiêu xác, cảnh những nỗi đau của bệnh nhân. Những hình ảnh sẽ gây hoang mang trong nhân dân, gây dư luận không tốt, không nên đưa lên báo thì cũng đành. Còn những cảnh xếp hàng chờ đợi đến khi đến lượt thì các quầy hàng trống rỗng, báo chí nên có bài viết, bài phóng sự, hình ảnh. Để các cấp lãnh đạo có biện pháp tốt hơn, có giải pháp hay hơn trong việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống trong thời gian giãn cách kéo dài chưa biết lúc nào mới chấm dứt.

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.08.2021


 

mercredi 4 août 2021

Nguyễn Tập - Đêm giới nghiêm không nhà

 

Những ngày này, sau 18 giờ, Sài Gòn vắng tanh. Thành phố chìm trong im ắng, vắng lặng đến rợn người. Những con đường, hẻm nhỏ đèn tắt sớm. Thỉnh thoảng, vài chiếc xe cứu thương chạy vụt qua cùng tiếng còi hụ đầy ám ảnh.

Chỉ còn đây đó dưới mái hiên, trên hành lang cầu, nơi giao lộ...là dáng ngồi, nằm co ro của những người vô gia cư.

***

Vòng lên quận 6, thấy anh Vy Minh Cường (39 tuổi, người gốc Hoa) đang nằm dưới hiên nhà trên đường Nguyễn Thị Nhỏ. Không mùng mền, chỉ có hai bao bố, một cái kê đầu, một cái để nhét chân vô nếu trời lạnh.