Theo báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc công bố
hôm 25/04/2016, năm ngoái quân đội Mỹ đã tiến hành tuần tra qua 13 quốc
gia nhằm bảo đảm « tự do hàng hải », trong đó có nhiều nước đang phải đối đầu với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hoạt
động tuần tra của Mỹ đã được tiến hành tại Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Iran, Libya, Malaysia, Maldives, Oman, Philippines và Việt
Nam. Báo cáo không nói cụ thể số lần đi qua mỗi nước kể trên, nhưng
riêng với Đài Loan, Nicaragua và Achentina thì Mỹ chỉ tuần tra ngang qua
một lần. Tổng cộng hoạt động này đã diễn ra tại 13 quốc gia.
Trong
chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, Hoa Kỳ gởi các chiến
hạm và phi cơ quân sự đến những khu vực mà các nước khác cố gắng giới
hạn cho vào. Mục đích là nhằm chứng tỏ cộng đồng quốc tế không chấp nhận
những hành động hạn chế này.
Những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã
nhiều lần tuần tra tại các vùng biển bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Đặc biệt trong năm 2015, khi Bắc Kinh hối hả cho bồi đắp các đảo nhỏ tại
Biển Đông, khiến căng thẳng tăng cao trong khu vực.
Tháng
10/2015, một khu trục hạm được hỏa tiễn dẫn đường của Mỹ đã đi vào bên
trong khu vực 12 hải lý gần một đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại
quần đảo Trường Sa. Các chuyến bay quân sự của Mỹ gần các đảo này đã
nhận được những cảnh báo. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói
rằng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động, mặc cho Bắc Kinh lên án.
Chiều hôm qua bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết « quan ngại sâu sắc » về việc tuần tra của Mỹ. Thông cáo viết : «
Hoa Kỳ tiến hành quân sự hóa Biển Đông nhân danh tự do hàng hải và hàng
không, đe dọa chủ quyền và an ninh của các quốc gia duyên hải, phá hoại
hòa bình và ổn định trong khu vực ». Tuyên bố này được đưa ra sau những phi vụ của Mỹ gần bãi cạn Scarborough.
Đô
đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, gần đây khẳng định
Hải quân Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải tại Biển
Đông, do ý đồ thống trị của Bắc Kinh qua việc xây dựng các thiết bị
quân sự tại vùng biển này.
Năm ngoái, Hoa Kỳ cũng đã thách thức
Trung Quốc bằng việc bay qua không phận phía trên vùng đặc quyền kinh
tế, và vùng nhận dạng phòng không do Bắc Kinh tự tuyên bố thiết lập ở
Biển Hoa Đông.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.