Người dân Philippines đốt cờ TQ trước ĐSQTQ tại Manila ngày 08/05/2012 đòi Bắc Kinh rút khỏi Scarborough. |
samedi 12 mai 2012
Biển Đông : Chiến lược « việc đã rồi » của Trung Quốc
(Le
Monde 12/05/2012) Một cuộc đối thoại vào năm 1988 giữa Tổng
thống Philippines là bà Corazon Aquino và Đặng Tiểu Bình vẫn làm cho cư dân
mạng Trung Quốc thú vị, mỗi khi có sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines
về vấn đề lãnh hải tại Biển Đông.
« Về
mặt địa lý, thì quần đảo này nằm gần Philippines hơn ! » -
bà Aquino đã nói với ông Đặng về quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam
Sa, như thế. Trường Sa vốn là một trong những chủ đề tranh chấp giữa Trung Quốc
và các nước láng giềng Đông Nam Á. Đặng Tiểu Bình trả đũa ngay : « Về mặt địa lý, thì Philippines cũng
chẳng ở xa Trung Quốc là bao! ».
Nếu cuộc đối thoại
này chưa bao giờ được chính thức công nhận, thì một câu nói khác mà không ai có
thể nghi ngờ, đã được phát biểu trong thời điểm diễn ra hội nghị khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
hồi tháng 7/2010 tại Hà Nội (Việt Nam). Bực tức với những điều được xem là chỉ
trích Trung Quốc từ các nước thành viên, Ngoại trưởng Trung Quốc đã trả lời: « Trung Quốc là một nước lớn, còn những
nước khác là nước nhỏ. Đó là một thực tế ! ».
Liệu lý lẽ của kẻ mạnh sẽ chiếm ưu thế tại
Biển Đông ? Cuộc đối đầu kỳ lạ đã kéo dài từ đầu tháng Tư giữa Philippines
và Trung Quốc - với các tàu đánh cá và tàu hải giám tại vùng đảo san hô
Scarborough, các bãi đá ngầm phần lớn bị ngập khi thủy triều lên - đã chứng
minh cho chiến lược này của Trung Quốc.
Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham
đảo) nằm cách vùng duyên hải Trung Quốc trên 1.200 km, không thuộc vùng biển
bao la (rộng lớn bằng Địa Trung Hải) được bao bọc bằng đường lưỡi bò mà Trung
Quốc cho là có « chủ quyền lịch sử ». Nhất là tầm quan trọng về quân
sự của vùng biển này : hòn đảo lớn Hải Nam của Trung Quốc trấn giữ Vịnh
Bắc bộ ở phía bắc Biển Đông là nơi có căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Quốc. Từ
căn cứ này có thể phóng đi các hỏa tiễn, mà trong tương lai có thể đảm bảo khả
năng trấn áp bằng vũ khí nguyên tử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong số ba nhóm đảo lớn và đảo đá ngầm tại
Biển Đông, Trung Quốc chỉ kiểm soát thực tế có một phần nhỏ (như quần đảo Hoàng
Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa). Tuy nhiên Bắc Kinh lại yêu sách chủ quyền
trên toàn bộ vùng này, gây thiệt hại cho các nước láng giềng (nhất là
Philippines và Việt Nam, nhưng còn có cả Brunei, Malaysia và Indonesia), vốn
không hề muốn bị cưỡng đoạt các nguồn lợi hải sản và năng lượng tại đây. Nhà
Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan giải thích : « Hiện tại thì Trung Quốc có vẻ chưa muốn thay đổi nguyên trạng
chiếm đóng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tìm cách chiếm lấy các vùng biển liên
quan ».
Một chuyên gia nước ngoài về hải quân tại Bắc
Kinh phân tích : « Trung Quốc
muốn sử dụng « chính sách đặt trước việc đã rồi », « trong khi
vẫn tránh can thiệp bằng phương tiện quân sự : hải quân chính thống của
Trung Quốc chẳng bao giờ dính líu vào. Ngược lại, Bắc Kinh gửi ra tuyến đầu các
lực lượng bán quân sự ».
Các lực lượng này, đôi khi được trang bị vũ
khí hạng nhẹ, gồm có năm cơ quan khác nhau. Trong đó có hai cơ quan mà đội tàu
được nhanh chóng hiện đại hóa, và can thiệp thường xuyên vào các tranh chấp tại
Biển Đông. Đó là cơ quan hải giám (CMS) trực thuộc Quốc gia Hải dương cục, tức
dưới quyền Bộ Đất đai và Tài nguyên ; và cơ quan Kiểm ngư, trực thuộc Bộ
Nông nghiệp. Ba cơ quan kia là hải quan, tuần duyên (cảnh sát) và cơ quan an
ninh hàng hải thuộc Bộ Giao thông.
Hiện nay bốn tàu hải giám đang bảo vệ hơn
chục chiếc tàu cá Trung Quốc đánh cá gần đảo san hô Scarborough, không cho
Philippines kiểm tra, trong khi đây là vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Chiếc
tàu tuần tra hiện đại nhất của Kiểm ngư là chiếc Yuzheng-310 (dài 110 m) cũng
đã hiện diện tại vùng biển kế cận Scarborough từ ngày 20/4. Cơ quan Kiểm ngư dự
kiến trang bị thêm bốn chiến tàu tuần tra tương tự có trọng tải trên 3.000 tấn,
từ nay đến năm 2015.
Tổ chức phi chính phủ International Crisis
Group chuyên giám sát các cuộc xung đột, trong bản báo cáo ngày 23/4 đã nhận
định, việc sử dụng các cơ quan này để chiếm dụng hải phận là nguồn gốc của các
rủi ro. Xin trích : « Việc mở rộng
sử dụng các lực lượng bán quân sự và cảnh sát trong các tranh chấp chủ quyền
làm gia tăng nguy cơ gây ra các vụ đụng độ. Nói chung, một chiến hạm của hải
quân thường biết kìm chế hơn là các lực lượng này, vốn hiểu biết một cách giới
hạn về các hệ quả ngoại giao. Trong khi đó các lực lượng bán quân sự thường
hành động mạnh dạn hơn vì ít phải chịu hậu quả sự việc ».
Một chuyên gia về hải quân ở Bắc Kinh ghi
nhận, nếu chiến lược này cho phép có được vùng đệm và giúp tiến hành tấn công
một cách gián tiếp, nhờ đó chính quyền trung ương dễ dàng chối bỏ trách nhiệm,
thì nó cũng lại là một điểm yếu. Trung Quốc thường gặp vấn đề về việc phối hợp
hành động giữa các lực lượng vốn thường ganh đua lẫn nhau, cần có sự hỗ trợ
giám định từ bên ngoài để có thể chỉ huy nhất quán.
Một thành tố khác trong sự tiến công của Bắc
Kinh, là việc triển khai ngư dân Trung Quốc ở khắp mọi nơi. Các chương trình
tài trợ rộng rãi tại các tỉnh duyên hải Trung Quốc kích thích các đội tàu hiện
đại hóa, và đi đánh cá ở các vùng biển ngày càng xa hơn. Trong lãnh vực này
Trung Quốc cũng đè bẹp các láng giềng : tỉnh Hải Nam, trên lý thuyết thì
trải rộng quyền hành chính trên toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hiện
đang điều tới Biển Đông chiếc Hải Nam Bảo
Sa 001 - một tàu công xưởng khổng lồ 32.000 tấn, trên đó có 600 công nhân
chuyên chế biến hải sản.
Các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và
các nước láng giềng đã từng dẫn đến các cuộc chiến quan trọng. Chẳng hạn năm
1974, Trung Quốc đã đánh nhau với Việt Nam để chiếm quyền kiểm soát quần đảo
Hoàng Sa. Từ năm 2002, Bắc Kinh và các nước ASEAN đã ký kết bộ quy tắc ứng xử
nhằm thúc đẩy các giải pháp hòa bình. Và tất cả các nỗ lực nhằm liên kết các
nước ASEAN trong một mặt trận thống nhất đều bị Bắc Kinh nhanh chóng vô hiệu
hóa.
Chuyên gia về hải quân trên đây nhận
xét : « Trong các hồ sơ này,
Trung Quốc làm mọi cách để các tranh chấp được duy trì ở mức song phương, bác
bỏ mọi ý định đưa ra giải quyết trước các định chế đa phương ». Ông
nói thêm : « Người ta cũng nhận
thấy Bắc Kinh sử dụng tối thiểu các từ ngữ pháp lý thích hợp, để liên tục dựa
vào cái mà họ gọi là « quyền lịch sử » của họ ». Dấu hiệu
chứng tỏ sự hai mặt của Bắc Kinh là, tuy phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển (CNUDM) năm 1996, nhưng sau đó Trung Quốc lại ban hành một đạo luật
ngăn trở Công ước này « làm ảnh
hưởng đến các quyền lịch sử của Trung Quốc ».
Các quyền lịch sử này - được các quốc gia tại
Biển Đông cho là « quá quắt »
- liên quan đến một quan niệm có định nghĩa về pháp lý mù mờ. Quan niệm này lợi
dụng huyền thoại về một đế quốc Trung Hoa hùng mạnh, mà tuyên truyền cộng sản
không ngừng tán tụng « sự phục hưng huy hoàng » sau giai đoạn thuộc
địa nhục nhã – gần như là kiểu nước Ý của Mussolini với tham vọng tái khẳng
định uy quyền trên Địa Trung Hải, coi như « ao nhà » của mình.
Một blogger Trung Quốc thường bình luận về thời
sự quốc tế giải thích : « Cần
phải hiểu rằng Trung Quốc không coi là khu vực này được đặt dưới luật lệ quốc
tế. Quy luật bất thành văn là tianxia (tức Thiên Hạ - hoàng đế Trung Hoa là
Thiên tử, cai quản bất kỳ lãnh thổ nào dưới bầu trời này). Có nghĩa là một hệ
thống các nước chư hầu chầu quanh đế quốc trung tâm của châu Á ».
Các chuyên gia Mỹ vào năm 2010 cho rằng thái
độ của Trung Quốc cho thất ý định của Bắc Kinh, muốn thiết lập một loại chủ
thuyết tương tự như chủ thuyết Monroe trên thực tế tại Biển Đông (Tổng thống Mỹ
Monroe trong một bài diễn văn năm 1823 đã nhấn mạnh châu Mỹ là của người Mỹ,
các nước châu Âu không được can thiệp vào, và ngược lại).
Một sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra tại Biển
Đông hay không ? Chiến lược của
Trung Quốc tuy cứng rắn nhưng lại bị hạn chế phần nào vì buộc phải cẩn trọng,
cũng như tính thực dụng : mở cửa và phát triển kinh tế vẫn là hai ưu tiên
của Bắc Kinh hiện nay. Và đảng Cộng sản không muốn có những xáo động trước đại
hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 10 tới, thời điểm chuyển giao quyền lực giữa
ê-kíp lãnh đạo đương nhiệm và lớp kế tục.
Nhưng với dư luận công chúng Trung Quốc vốn
gắn bó sâu sắc với các « quyền lịch sử » trên biển, tất cả những
« sai lầm trong tính toán » có thể gây ra những hậu quả bất ngờ. Nhất
là khi bối cảnh chính trị trong nước hiện đang chao đảo. Một chuyên gia về xung
đột tại Bắc Kinh phân tích : « Với
sự hỗn độn hiện nay trong quân đội và chính quyền tại Trung Quốc, nhất thiết không
nên giảm thiểu tầm quan trọng của các sự cố dù nhỏ nhất ».
Dự án Ecopark không xứng đáng được nhận giải Kiến trúc Xanh
Bài đăng : Thứ sáu 11 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 12 Tháng Năm 2012
Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, giảng viên đại học tại Bắc Mỹ, chuyên gia về kiến trúc và quy hoạch, thì việc "khu đô thị sinh thái Ecopark" có tên trong số dự án được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao giải Công trình Kiến trúc Xanh 2012 chỉ mang tính khuyến khích. Theo ông thì các dự án cần phục vụ cho cộng đồng, chứ không phải đẩy cộng đồng ra ngoài.
Việc chính quyền tỉnh Hưng Yên huy động một lực lượng cưỡng chế hùng hậu lấy đất của dân huyện Văn Giang hôm 24/04/2012 để lấy đất xây dựng dự án Ecopark đã gây xôn xao dư luận cho đến nay.
Được quảng cáo là khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc, trang web của chủ đầu tư là công ty tư nhân Việt Hưng và một số tờ báo trong nước cho biết Ecopark đã đoạt được « các giải thưởng danh giá của Việt Nam và thế giới ». Đó là giải Công trình Kiến trúc Xanh Việt Nam năm 2012, và giải thưởng Phát triển phức hợp lớn nhất Việt Nam của ban tổ chức giải thưởng Bất động sản châu Á – Thái Bình Dương.
Thực hư về các giải thưởng này ra sao ? Chúng tôi đã trao đổi với kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia về kiến trúc và quy hoạch, đồng thời là giảng viên đại học tại Bắc Mỹ. Ông là con của cố kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ, hiện ông đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI: Kính chào với kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn. Thưa anh, giải thưởng Kiến trúc Xanh này được chọn lựa như thế nào ? Và cá nhân anh nhận xét dự án Ecopark ra sao ?
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Dự án Ecopark được giải Kiến trúc Xanh là giải đầu tiên của Hội Kiến trúc sư mới làm năm nay, có tính cách là khuyến khích những công trình hướng đến những tiêu chí xanh, nên mới cho giải công trình Ecopark. Nhưng thật ra trong giới chuyên môn có một số ý kiến về vấn đề này. Họ nói là trong tiêu chí chọn giải, thì công trình phải hoàn thành rồi, trong khi dự án này chưa hoàn thành, chỉ đang phát triển thôi. Cái thứ hai là nó có một số vấn đề về đất đai, nói chung là có những dư luận không được tốt lắm.
Về mặt kiến trúc xanh, thì đây là giải đầu tiên thành ra có những tác phẩm xứng đáng, mà cũng có những tác phẩm người ta đưa vào với tính cách là khuyến khích nhiều hơn. Vì nói chung hiện nay phát triển kiến trúc xanh là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Xây dựng cũng như Hội Kiến trúc sư.
Giải thưởng này không có ý nghĩa là đứng về phía chủ đầu tư Ecopark, chỉ thuần túy về chuyên môn. Tức là những nhà thiết kế của Ecopark đã có xem xét những tiêu chí kiến trúc xanh này khi họ thiết kế.
RFI: Trong các tiêu chí có việc hòa nhập môi trường nhân văn, nhưng dự án này lại làm cho nhiều gia đình nông dân mất đất đai rẩt màu mỡ, là phương tiện mưu sinh chủ yếu của họ từ nhiều đời, thì như vậy có tính nhân văn hay không ?
Vâng thì tôi cũng nghĩ vậy – đây là ý kiến riêng của tôi thôi. Tôi nghĩ rằng khi mà ban giám khảo chọn giải, thì cũng có thông tin ở một mức độ nào đó thôi, cái tình trạng xung đột đỉnh cao xảy ra sau này.
Thật sự đã gọi là phát triển bền vững thì đúng là cần phải hòa nhập môi trường nhân văn, và dự án mới phải có sự liên kết, phải gắn kết với cộng đồng hiện nay. Và nhất là khu vực đó nếu lâu nay mình phát triển nông nghiệp, đã có cộng đồng rồi, thì phải xem xét chuyện đó như là một thành phần của dự án.
Tôi cho rằng khi xét những tiêu chí này của Ecopark, giải thưởng Kiến trúc Xanh thì mới thành ra ban giám khảo có phần nương nhẹ một tí, để cho có một số tác phẩm giới thiệu cho đồng nghiệp nhằm khuyến khích anh em kiến trúc sư phát triển theo tiêu chí đó.Tôi nghĩ rằng đây là một kinh nghiệm, có thể sang năm chuyện xét duyệt sẽ chi tiết hơn và khắt khe hơn.
Theo tôi biết thì có một số anh em đang đề xuất là nên rút lại cái giải thưởng này. Tôi nghĩ rằng với dự án Ecopark thì những xung đột cần phải được giải quyết bằng pháp luật. Và riêng về Hội Kiến trúc sư, thì việc có rút lại giải này hay không cũng phải theo luật pháp luôn, vì chúng ta đưa cái giải này ra, có muốn rút lại thì cũng phải theo quy trình.
RFI: Như anh có nói lúc nãy, đúng ra nên trao cho những dự án đã hoàn thành, vì thực tế nhiều khi không đúng như trên giấy tờ ?
Đúng rồi, tôi nghĩ cái giải này mới làm năm nay nên có du di một tí để cho có cái để trình làng nói chuyện. Nhưng có lẽ từ năm sau trở đi những tiêu chí này sẽ được Hội kiểm tra nghiêm ngặt.
Tức là khi mà đặt tiêu chí tác phẩm này phải hoàn thành, thì cũng phải để cho nó lắng xuống một tí. Và để coi thứ nhất là cộng đồng chuyên môn người ta có cảm nhận như thế nào, cũng như cộng đồng ở nơi phát triển dự án đó người ta nghĩ về dự án như thế nào. Như vậy lúc đó thì những giải thưởng cho dự án sẽ chính xác hơn.
RFI: Còn nếu nói về mặt đạo lý, nếu mua nhà ở một đô thị xanh, hưởng những tiện nghi môi trường, nhưng nghĩ đến vụ cưỡng chế thì những người có ý thức cũng không cảm thấy thoải mái…
Đúng vậy, thật ra trong chuyện này tác động của nhà thiết kế cũng rất là quan trọng. Tôi nhớ lại thời trước làm việc với các công ty (…) về dự án Bắc Hà Nội ở Đông Anh, hồi đó có những cái làng ở quanh khu vực. Khi nhóm thiết kế ngồi bàn với nhau, thì chúng tôi khoanh vùng những làng đó và tạo những vành đai xanh là ruộng đồng, đề xuất nên giữ lại.
Theo tôi biết, nhà thiết kế Ecopark là của Singapore, thì không biết tại sao người ta không đề xuất với chủ đầu tư việc đó. Chứ thực sự ra khi làm một dự án quy hoạch và nhất là một dự án gọi là sinh thái, thì việc mình bảo tồn những giá trị của cộng đồng ở tại nơi phát triển dự án là một điểm rất quan trọng.
Không những là vấn đề đạo lý, nhân văn vân vân, mà nó nâng cao bản sắc cho dự án rất nhiều. Tôi nghĩ dự án này Hội cho giải nhằm khuyến khích dự án xanh thôi, chứ còn nói sâu rộng về những tiêu chí, thì so với những dự án khác được giải Kiến trúc Xanh năm nay, dự án Ecopark chưa có ngang tầm.
Chẳng hạn như công trình Nhà cộng đồng thôn Suối Rè của anh Hoàng Thúc Hào. Mặc dù chỉ là một công trình kiến trúc nhỏ thôi, nhưng người thiết kế người ta có cái tâm tư phục vụ cho cộng đồng, chứ không phải là đẩy cộng đồng ra ngoài. Thành ra tôi thấy nếu mà so Nhà cộng đồng Suối Rè và cái giải cho Ecopark, thì Suối Rè đúng tầm hơn.
RFI: Khi mà người dân nhận tiền đền bù vài chục triệu hay vài trăm triệu chẳng hạn, rồi cả gia đình thất nghiệp luôn thì hậu quả xã hội chắc là rất lớn…
Vâng, tôi rất hy vọng là với những phản hồi như vậy, thì nhà đầu tư cũng như nhà thiết kế sẽ ngồi lại, và người ta sẽ xem lại mình. Nếu họ có điều đình, lắng nghe ý kiến của cộng đồng tại chỗ, thì tôi nghĩ sẽ có giải pháp.
RFI: Cũng trong tháng Tư, Ecopark lại được giải thưởng bất động sản châu Á - Thái Bình Dương. Thưa anh, giải thưởng này có giá trị gì ?
Thường thường mấy cái giải bất động sản thì có lẽ chúng ta đều hiểu rằng nó có tính chất thương mại nhiều hơn, và thường là giá trị không cao. Cái đó là để marketing cho vui thôi, chứ còn những người hiểu biết thì người ta không đánh giá cao những giải như thế này.
Giải thưởng kiến trúc thì nói chung cũng có bề dày, và có nhiều công trình có giá trị được giải. Còn những giải bất động sản thì tôi thấy ở Việt Nam nói chung là tạo ra được rất nhiều giải, nhưng thường thì giá trị không cao. Cái thứ hai là những giải bất động sản đứng về phía chủ đầu tư nhiều hơn. Tức là anh làm một dự án mà thâu được lợi nhiều nhất cho chủ đầu tư thì anh được giải. Cái chuyện giải bất động sản mà tính đến lợi ích cho nhân dân địa phương thì tôi thấy hầu như không có ở Việt Nam.
RFI: Nhưng trong bài viết nói là giải thưởng này được thẩm định bởi 60 chuyên gia từ mọi lãnh vực trong ngành bất động sản ?
Thì họ nói vậy thôi, chứ còn bây giờ nếu liệt kê danh sách những chuyên gia đó là những ai, thì tôi nghĩ là những chuyên gia có uy tín người ta không dám nhận đâu ! Đó là chuyện thương mại, người ta quảng cáo, nhưng mà thực chất nó ra sao thì mình phải hiểu thôi.
Tôi thì tôi thấy rằng chuyện này khi mình nêu lên thì nên nhìn một cách tích cực. Là khi có những xung đột, thì đó là những vấn đề để phản tỉnh, và khi chúng ta giải quyết được những vấn đề đó, thì sẽ có một dự án rất giá trị.
Chẳng hạn hồi nãy tôi nói, tôi cho rằng Ecopark chưa xứng đáng với giải năm nay. Nhưng bây giờ nếu nhà đầu tư và kiến trúc sư bên Singapore ngồi lại với nhau, có những điều chỉnh phù hợp, để cho người dân tại chỗ còn đất cắm dùi, và phát triển hài hòa với mối quan hệ đó, thì lúc đó tôi hoàn toàn ủng hộ việc trao giải cho Ecopark.
RFI: RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đã dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi hôm nay.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến Luân Đôn nhận một giải thưởng hàng triệu euro
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Năm 2012
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng nay đã rút lui khỏi đời sống chính trị, sẽ đến Luân Đôn vào thứ Hai tới 14/05/2012 để nhận một giải thưởng trị giá hàng triệu euro vì các hoạt động mang lại lợi ích cho việc nghiên cứu khoa học và cho sự hài hòa giữa các tôn giáo.
Giải Templeton trị giá 1,3 triệu euro do một quỹ của Mỹ tài trợ hàng năm được trao cho một nhân vật có những « đóng góp đặc sắc vào việc khẳng định tầm vóc tinh thần của sự hiện hữu », trong lúc người đó còn sống.
Buổi lễ trao giải sẽ được tiến hành tại giáo đường Saint Paul, thủ đô nước Anh từ 13 giờ 30 đến 15 giờ, trong tiếng nhạc cổ điển và các bài hát Phật giáo truyền thống. Trong buổi lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ cho biết ngài sẽ tặng số tiền này cho ai.
Sau chuyến đi nhận giải vài tuần, giải Nobel hòa bình năm nay 76 tuổi sẽ quay lại Anh quốc từ ngày 16 đến 23/06, để giảng đạo tại nhiều thành phố, chủ yếu là tại thủ đô Luân Đôn.
Chuyến viếng thăm nước Anh trước đây vào năm 2008 đã gây ra nhiều tranh cãi, do Thủ tướng Anh Gordon Brown từ chối tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dinh Thủ tướng. Những người ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma lên án ông Brown là đã lùi bước trước áp lực của Trung Quốc, do quan hệ kinh tế giữa Luân Đôn và Bắc Kinh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng sẽ thăm nước Áo 11 ngày từ 17 đến 27/5, và gặp gỡ Thủ tướng phe dân chủ xã hội Werner Faymann cũng như Phó thủ tướng phe bảo thủ Michael Spindelegger của Áo. Phía Áo cho biết cuộc tiếp xúc này là « trong bối cảnh tôn giáo », và Trung Quốc đã được báo trước về cuộc hội đàm trên đây.
Bắc Kinh vẫn coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một « nhà ly khai » nguy hiểm, tuy ngài chỉ đòi hỏi quyền tự trị thực sự cho Tây Tạng. Trung Quốc vốn khẳng định đã « giải phóng một cách hòa bình » Tây Tạng vào năm 1951, luôn kiểm soát chặt chẽ vùng đất tự trị này.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo lên án vụ hành hung phóng viên ở Việt Nam
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Năm 2012
Theo hãng tin Pháp AFP, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) hôm qua 09/05/2012 đã lên án việc hành hung các nhà báo tại Việt Nam. Ủy ban này nhận định, việc hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV bị tấn công cho thấy rủi ro đối với giới báo chí càng cao khi đưa tin về các vụ cưỡng chế đất vốn rất nhạy cảm.
AFP nhắc lại, trong vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên hôm 24/4, có hai chục nông dân đã bị bắt, và hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập dã man. Trang web của đài này cho đến hôm nay 10/5 mới chính thức đăng bài viết mang tựa đề : « Yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm vụ hai nhà báo bị hành hung tại Văn Giang ».
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York chuyên đấu tranh cho tự do báo chí và bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, cho rằng : « Vụ tấn công các phóng viên trên cho thấy khả năng mở rộng việc đàn áp báo chí, mà cho đến nay chủ yếu là nhắm vào các nhà báo không chính thức và các blogger ».
Ủy ban này đề cập đến sự kiện ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên báo cáo với chính phủ, video clip lan truyền trên mạng về vụ hành hung trên là « video clip giả được dàn dựng để vu khống, bôi nhọ chính quyền » - được hãng tin AP đưa lại.
Trên blog tòa soạn của VOV cũng đề ngày hôm nay đã chỉ trích việc ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng ủy ban tỉnh Hưng Yên yêu cầu « phóng viên phải đưa ra băng gốc của đoạn clip đó thì mới xử lý được ». Bài báo viết, xin trích : « Thưa với ông chánh, nếu ông bị vụt túi bụi như thế thì ông có ba đầu sáu tay cũng không thể tự quay phim được ». Tác giả cũng cho rằng ông Thanh có đủ quyền hành để kiểm chứng sự việc với đội cưỡng chế, công an, kiểm sát và y tế.
Theo ghi nhận của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, thì tuy bị hạn chế chỉ trích chính sách nhà nước cũng như các chính khách ở cấp quốc gia, nhưng báo chí Việt Nam vẫn có thể đưa tin về các vụ tham nhũng, lạm dụng quyền lực của chính quyền địa phương, kể cả cán bộ đảng.
Trong vụ Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp can thiệp. Trợ lý thân cận của ông là Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ biểu dương báo chí đã « thông tin kịp thời, đầy đủ », giúp các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Tuy nhiên theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, thì vụ Văn Giang có quy mô lớn hơn, liên quan đến công ty tư nhân Việt Hưng được cho là có quan hệ chặt chẽ với các cấp cao nhất. Nếu chính phủ Việt Nam muốn chứng tỏ sự chân thành, thì cần có thái độ rõ ràng trong vụ hai nhà báo trên đây, đảm bảo rằng tất cả những lạm dụng chống lại báo chí khi làm nhiệm vụ đưa tin sẽ bị trừng phạt.
TAGS: VIỆT NAM
Châu Âu sẽ tăng cường cạnh tranh thương mại với các nước mới trỗi dậy, kể cả Việt Nam
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Năm 2012
Liên hiệp châu Âu sẽ tăng cường khả năng đáp trả để bảo vệ tốt hơn các công ty châu Âu trước sự cạnh tranh của các quốc gia mới trỗi dậy, và nhất là sự gia tăng "chủ nghĩa tư bản Nhà nước" tại Trung Quốc, Việt Nam hoặc Nga. Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Karel De Gucht hôm nay 10/05/2012 tuyên bố như trên.
Từ Bruxelles, Ủy viên châu Âu De Gucht khẳng định : « Lần cuối cùng Liên hiệp châu Âu thay đổi một cách có ý nghĩa các công cụ phòng vệ thương mại cách đây đã 16 năm, và từ đó đến nay thế giới đã thay đổi sâu sắc ». Trong số các thay đổi đó có : « Sự gia tăng của chủ nghĩa tư bản Nhà nước, cụm từ được dùng cho Trung Quốc nhưng cũng có thể áp dụng cả cho Nga, Việt Nam và các quốc gia mới trỗi dậy khác ».
Chủ nghĩa tư bản Nhà nước được diễn đạt qua các lợi thế cạnh tranh được dành cho các công ty quốc doanh dưới dạng tài chính hoặc được ưu tiên với một số nguyên vật liệu.
Theo ông De Gucht, thì nhiều doanh nghiệp châu Âu không dám thưa kiện các nước như Trung Quốc do sợ bị trả đũa, vì hậu quả có thể rất tai hại, nhất là với các công ty xuất khẩu hoặc đầu tư vào các quốc gia này. Do đó Liên hiệp châu Âu có thể đứng ra kiện thay cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại cũng muốn tránh chủ nghĩa bảo hộ. Bruxelles hồi tháng Tư đã tham khảo công chúng về chiến lược bảo vệ thương mại, và đang chờ đợi kết quả trong những tuần tới. Ông De Gucht biện minh, lý tưởng nhất là thương thảo tại Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhưng trước mắt với kết quả không lấy gì làm phấn khởi của vòng thương lượng Doha, thì cần thực hiện biện pháp như trên.
Sự kiện lịch sử : ông Obama ủng hộ hôn nhân đồng tính
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Năm 2012
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Năm 2012
Phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ủng hộ hôn nhân đồng tính trên truyền hình là một tuyên bố mang tính lịch sử, vì ông là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên có quan điểm này. Đây là một chủ đề hết sức nhạy cảm, và là một ván bài tẩy đối với ông Obama, sáu tháng trước cuộc bầu cử, khi đối thủ phe Cộng hòa của ông là Mitt Romney khẳng định luôn phản đối hôn nhân đồng tính.
Từ Washington, thông tín viên RFI Raphaël Reynes gởi về bài tường trình :
« Không có nguyên thủ Hoa Kỳ nào trước ông Obama, dù là phe Cộng hòa hay Dân chủ, lại đi xa như thế. Thực ra chính Phó tổng thống Joe Biden đã khơi dậy hồi cuối tuần, khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, đã cho biết cá nhân ông ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Kể từ lúc đó, các phóng viên đăng ký hoạt động tại Nhà Trắng dường như chỉ có một câu hỏi trong đầu : Liệu Barack Obama có cùng chia sẻ quan điểm của Phó tổng thống hay không ?
Ngày 08/05 trên kênh truyền hình ABC, Tổng thống Mỹ cuối cùng đã trả lời như sau : « Tôi đã do dự về vấn đề hôn nhân đồng tính, nhất là vì tôi nghĩ rằng các hợp đồng sống chung mang tính dân sự cũng đã đủ. Các hợp đồng này nối kết người ta lại về quyền thăm viếng ở bệnh viện và tất cả mọi thứ khác(…). Tôi cũng nhạy cảm với sự việc là đối với nhiều người, từ « hôn nhân » gợi lên các truyền thống đã bắt rễ lâu đời, đức tin tôn giáo v.v…
Nhưng tôi phải nói rằng, từ nhiều năm qua khi nói chuyện với bạn bè, gia đình, hàng xóm, khi tôi nghĩ đến các thành viên trong ê-kíp đang hoàn toàn sống trong quan hệ đồng tính, cùng nuôi dưỡng các con ; khi nghĩ đến những chiến sĩ đang chiến đấu vì mình nhưng lại cảm thấy bị giam hãm vì không thể làm đám cưới…Thế là đến một lúc nào đó, tôi cảm thấy rằng riêng về phần cá nhân tôi, cần phải nói ra là tôi nghĩ các cặp đồng tính phải được cưới nhau ».
Đang giữa chiến dịch tranh cử, đối thủ phe Cộng hòa, ông Mitt Romney đáp trả ngay : « Tôi tiếp tục nghĩ về những gì tôi đã suy nghĩ khi tôi là Thống đốc, và tôi đã lặp lại rất nhiều lần. Tôi tin rằng hôn nhân là quan hệ giữa một người nam và một người nữ ».
Nhìn chung, điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ cho phép các cặp đồng tính làm đám cưới. Cũng giống như án tử hình, vấn đề này không giải quyết ở cấp liên bang, mà mỗi tiểu bang trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ có quyết định riêng.
Hiện nay đã có sáu tiểu bang và quận Columbia thông qua các luật cho phép hôn nhân đồng tính. Tiểu bang đầu tiên là Massachussetts thông qua năm 2004, còn mới đây nhất là New York vào tháng 7/2011. Ngược lại, có 28 tiểu bang khác trong những năm gần đây đã áp dụng các sửa đổi Hiến pháp, trong đó định nghĩa hôn nhân là sự liên kết « giữa một người nam và một người nữ », và như vậy đã cấm đoán hôn nhân đồng tính.
Khi đưa ra quan điểm như trên, có thể nói là ông Barack Obama đã « chơi một ván bài tẩy » trong mùa tranh cử. Một lượng đáng kể cử tri của ông chống lại hôn nhân đồng tính, và nhất là Tổng thống đương nhiệm có thể bị mất phiếu của các công dân da đen và gốc Mehico. Nhưng đa số các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy khoảng 50% dân số Mỹ tỏ ra ủng hộ hôn nhân đồng tính, đặc biệt là lớp trẻ và phái nữ. Đây là hai giới cử tri vốn dành cảm tình cho ông Barack Obama hơn là ông Mitt Romney.
Phe Cộng hòa chắc chắn sẽ sử dụng việc ông Barack Obama ủng hộ hôn nhân đồng tính để đả kích ông, trong chiến dịch tranh cử tổng thống đã bắt đầu từ tuần trước và kéo dài đến tháng 11 tới.
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Năm 2012
jeudi 10 mai 2012
Một phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng chế nhà, liều mạng nổ bom làm 2 người chết
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Năm 2012
Hôm nay
10/05/2012 tại Vân Nam, Trung Quốc, một phụ nữ bị cưỡng chế nhà đất đã
cho nổ bom liều chết, làm 2 người thiệt mạng và 14 người khác bị thương.
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết vụ nổ xảy ra vào
khoảng 9 giờ sáng, giờ địa phương, 1 giờ sáng giờ quốc tế, tại trụ sở ủy
ban huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam, ở miền tây nam Trung Quốc. Người phụ
nữ đã chết ngay tại chỗ.
Theo các nhân chứng được Tân Hoa Xã trích dẫn thì người phụ nữ
đã cho nổ bom liều chết « là một người sẽ được tái định cư, sau khi nhà
của bà này bị cưỡng chế và phá hủy. Bà ta được chính quyền huyện triệu
tập để ký kết thỏa thuận. Trong khi đang thương lượng đền bù, người phụ
nữ này đã cho nổ tung khối chất nổ mang theo trong người ».
Một viên chức chính quyền huyện giấu tên cho AFP biết, trong số những người bị thương, có bốn người thương tích rất nặng đã được đưa đến bệnh viện ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.
Các vụ cưỡng chế tịch thu nhà đất, vốn là nguồn thu tài chính quan trọng cho các chính quyền địa phương, thường xuyên là nguyên nhân gây nên các vụ phản kháng đôi khi rất dữ dội tại Trung Quốc. Nhưng các vụ đánh bom liều chết rất hiếm hoi tại nước này.
Vào tháng 5/2011, ông Tiễn Minh Kỳ, một người thất nghiệp 52 tuổi tự cho là bị đối xử bất công, đã gây ra ba vụ nổ gần trụ sở ủy ban thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh Giang Tây, làm cho bốn người thiệt mạng. Trước đó hai tuần, một cựu nhân viên ngân hàng bị sa thải đã phóng hỏa một chi nhánh tại Cam Túc, làm cho trên 40 nhân viên bị thương. Còn vào năm 2010 cũng đã xảy ra một loạt những vụ tấn công vào các trường học, làm cho 17 người chết trong đó có 15 trẻ em, và trên 80 người bị thương.
Một viên chức chính quyền huyện giấu tên cho AFP biết, trong số những người bị thương, có bốn người thương tích rất nặng đã được đưa đến bệnh viện ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.
Các vụ cưỡng chế tịch thu nhà đất, vốn là nguồn thu tài chính quan trọng cho các chính quyền địa phương, thường xuyên là nguyên nhân gây nên các vụ phản kháng đôi khi rất dữ dội tại Trung Quốc. Nhưng các vụ đánh bom liều chết rất hiếm hoi tại nước này.
Vào tháng 5/2011, ông Tiễn Minh Kỳ, một người thất nghiệp 52 tuổi tự cho là bị đối xử bất công, đã gây ra ba vụ nổ gần trụ sở ủy ban thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh Giang Tây, làm cho bốn người thiệt mạng. Trước đó hai tuần, một cựu nhân viên ngân hàng bị sa thải đã phóng hỏa một chi nhánh tại Cam Túc, làm cho trên 40 nhân viên bị thương. Còn vào năm 2010 cũng đã xảy ra một loạt những vụ tấn công vào các trường học, làm cho 17 người chết trong đó có 15 trẻ em, và trên 80 người bị thương.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120510-tai-trung-quoc-bi-cuong-che-mot-phu-nu-no-bom-lieu-chet-lam-hai-nguoi-thiet-mang
mercredi 9 mai 2012
Cưỡng chế đất đai tại Vụ Bản, Nam Định : 5 người dân bị bắt
Bài đăng : Thứ tư 09 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Năm 2012
Hôm nay
09/05/2012, chính quyền tỉnh Nam Định đã huy động lực lượng công an
khoảng gần 300 người đến cưỡng chế đất của nông dân xã Liên Minh huyện
Vụ Bản cho dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Nhiều người dân bị đánh đập,
có năm người dân đã bị bắt về huyện.
Được biết dự án khu công nghiệp Bảo Minh do tập đoàn Dệt May
Việt Nam làm chủ đầu tư, đã chiếm mất 160 hecta đất ruộng của ba xã Liên
Minh, Liên Bảo, Kim Thái thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Trước đây
vào cuối năm 2010, chính quyền cũng đã sử dụng biện pháp cưỡng chế để
buộc nông dân phải giao đất.
Riêng số đất còn lại tại xã Liên Minh, từ mấy hôm trước bà con nông dân tại đây đã phản đối lại quyết định cưỡng chế bằng cách dựng lều trực chiến trên cánh đồng, và đồng loạt chít khăn tang để chứng tỏ quyết tâm giữ đất.
Tuy nhiên sáng nay theo tường thuật của trang nuvuongcongly.net và blog Nguyễn Xuân Diện, thì chính quyền đã huy động cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông và nhiều xe đặc chủng đến, chặn cả hai đầu đường quốc lộ tại khu vực này, phá các lều bạt và dồn dân ra khỏi khu vực cưỡng chế. Có khoảng 10 người dân bị đánh đập và 5 người bị bắt về huyện.
Như vậy là sau vụ huy động hàng ngàn quân để cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên gây chấn động dư luận, chính quyền lại tiếp tục dùng biện pháp mạnh để hỗ trợ các nhà đầu tư lấy đất của nông dân. Trong vụ Văn Giang, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên là Nguyễn Khắc Hào đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là « có những video clip giả được dàn dựng để vu khống chính quyền ». Tuy nhiên sau đó trên mạng đã phát hiện được hai người bị đánh đập trong một video clip là hai nhà báo Ngọc Năm và Phi Long của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sự việc xảy ra ngày 24/4 nhưng mãi đến ngày hôm qua 8/5 cơ quan báo chí này mới xác nhận sự việc trên.
Riêng về vụ cưỡng chế tại Vụ Bản sáng nay, một người dân ở xã Liên Minh đã thuật lại sơ qua cho RFI Việt ngữ. Ông cho biết thêm, người dân ở đây xưa nay sống thuần nông, không có nghề phụ, và sắp tới không có cách nào để mưu sinh.
Dân
chúng tôi thì có độ khoảng hơn trăm người, ở trong khu ấy mấy ngày nay
rồi. Công an đến tầm 6 giờ bắt đầu đưa người đến cưỡng chế, khoảng vài
ba trăm công an vừa mặc quân phục và thường phục – tôi đứng xa xa thấy
đông như thế, và có ba con chó nghiệp vụ to lắm !
Họ đến thì cũng xô đẩy bà con giữ đất, bà con có một số bị thương, bị đánh cũng nhiều. Trong khi đó tôi thấy có một ông cảnh sát cũng bị chảy máu đầu rồi đấy, và một số thấy cũng máu me toe toét cả. Nói chung là dân tình cũng bị đau, mà cảnh sát cũng có…
Người ta bắt đi năm người đưa lên trên huyện, đến bây giờ vẫn chưa thả. Có bà cụ tên là bà cụ Đạt tôi thấy cũng già rồi, không biết bị cảnh sát hay ai đánh xong quẳng ra giữa đường, nằm ở đấy đến mười lăm, hai mươi phút sau mới được đưa đi cấp cứu. Giờ đưa vào viện nào chúng tôi cũng không biết.
Từ lúc 6 giờ đến 7 giờ 5 là người ta giải tán xong số người ở trên ấy, và dồn hết qua khỏi đường tàu, lấy rào sắt rào kín lại toàn bộ khu đấy, cho cảnh sát cơ động và các thứ chặn chốt các điểm không cho dân cư ra. Dân bị thua đành phải về thôi, kéo nhau về xã để đòi hỏi ở xã.
Tôi nghe thấy tình hình là dân đang bảo đến mai…Ngày nay bị đánh đau, người thì đi chữa bệnh, người thì ổn định tinh thần. Mai thì bắt đầu nếu thì người ta không thả thì chúng tôi sẽ kéo nhau lên huyện để đòi người.
RFI : Nghe nói là chính quyền đã chuẩn bị cưỡng chế từ mấy hôm trước phải không thưa ông ?
Đúng thế đấy. Tôi thì tôi chỉ nghe người ta nói là đáng lý ra đã bị cưỡng chế, nhưng vì bà con chuẩn bị nhiều xăng quá, và nghe nói là có ba, bốn cái bình gaz ngoài ấy, không biết thực hư thế nào. Chính quyền người ta nghe nói thế thì người ta dừng lại, và đến tận hôm nay mới cưỡng chế.
Trong lực lượng cưỡng chế thì họ đưa xe cộ tới đông lắm, có cả xe chống cháy. Đánh thì người ta đánh thẳng tay rồi, cứ đánh, vụt thoải mái. Người ta cho đó là người dân chống đối nên cứ đánh, bao nhiêu người chứng kiến đấy chứ.
Cả một cái quãng đường dài người dân đi lại người ta đều phải kêu ầm lên, sao lại đánh dân nhiều như thế, đánh người ta dã man như thế kia ? Bốn, năm anh thanh niên bị đánh máu mồm máu mũi chảy hết cả ra xong bắt vứt lên xe, chở lên huyện rồi. Mà nằm ở trên xe rồi vẫn còn bị người ta đạp cho, không dẫy được nữa thì mới thôi. Còn các bà, các chị thì bị đánh chân tay thâm tím hết.
RFI : Thưa, không còn đất nữa thì sắp tới bà con sẽ sinh sống bằng cách nào ?
Bây giờ mất đất rồi, nhà nào nào còn anh nào có sức khỏe thì đi làm thuê làm mướn, còn già không ai thuê thì đi làm quanh quẩn ở nhà, làm được thế nào thì ăn vậy thôi chứ biết làm sao được bây giờ. Trước kia có đất thì sản xuất lấy thóc, bây giờ tất cả mọi thứ phải đi mua từ A tới Z, thì trở về cái cảnh đói khát thôi.
Từ trước đến nay bao đời thì cày cấy lấy thóc gạo để ăn và nộp thuế cho nhà nước, còn bao nhiêu để lại ăn. Tất cả mọi thứ chi tiêu của chúng tôi đều ở thóc, vì chúng tôi không có một nghề phụ nào. Mất ruộng rồi giờ chúng tôi không biết làm cái gì. Dân tình đang lao nhao, xôn xao cả.
Trước kia người ta bồi thường cho chúng tôi 27 nghìn đồng một mét vuông đất. Suốt từ năm 2008 tới giờ, sau khi chúng tôi không đồng ý thì ba lần chi trả, mỗi lần người ta cứ xón thêm một tí. Đến hiện tại kể cả thưởng với các thứ, hỗ trợ công ăn việc làm, mới được có 62 nghìn đồng. Anh nào không lấy, qua thời hạn quy định thì người ta cắt đi 5 nghìn tiền thưởng. Đến thời điểm bây giờ, nếu ai đi lấy thì được có 62 nghìn đồng một mét vuông. Mà suốt từ năm 2008 đến giờ, như thế có còn bao nhiêu đâu ?
Dân tình chả biết làm sao được bây giờ, chỉ chờ mong những lãnh đạo cấp trên, Đảng và Nhà nước về xem thực tế như thế nào để lấy lại sự công bằng cho dân. Chúng tôi đã đi khiếu kiện khắp các nơi rồi. Tôi lên cả văn phòng Trung ương Đảng, trung ương chuyển cho tỉnh giải quyết thì tỉnh lại trả về huyện, cứ vòng quanh thế này dân chúng tôi chả biết như thế nào cả. Vì pháp luật chúng tôi hiểu kém, tất cả các văn bản chúng tôi không biết được nhiều, bây giờ chỉ nhờ các cấp trên thôi.
Riêng số đất còn lại tại xã Liên Minh, từ mấy hôm trước bà con nông dân tại đây đã phản đối lại quyết định cưỡng chế bằng cách dựng lều trực chiến trên cánh đồng, và đồng loạt chít khăn tang để chứng tỏ quyết tâm giữ đất.
Tuy nhiên sáng nay theo tường thuật của trang nuvuongcongly.net và blog Nguyễn Xuân Diện, thì chính quyền đã huy động cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông và nhiều xe đặc chủng đến, chặn cả hai đầu đường quốc lộ tại khu vực này, phá các lều bạt và dồn dân ra khỏi khu vực cưỡng chế. Có khoảng 10 người dân bị đánh đập và 5 người bị bắt về huyện.
Như vậy là sau vụ huy động hàng ngàn quân để cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên gây chấn động dư luận, chính quyền lại tiếp tục dùng biện pháp mạnh để hỗ trợ các nhà đầu tư lấy đất của nông dân. Trong vụ Văn Giang, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên là Nguyễn Khắc Hào đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là « có những video clip giả được dàn dựng để vu khống chính quyền ». Tuy nhiên sau đó trên mạng đã phát hiện được hai người bị đánh đập trong một video clip là hai nhà báo Ngọc Năm và Phi Long của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sự việc xảy ra ngày 24/4 nhưng mãi đến ngày hôm qua 8/5 cơ quan báo chí này mới xác nhận sự việc trên.
Riêng về vụ cưỡng chế tại Vụ Bản sáng nay, một người dân ở xã Liên Minh đã thuật lại sơ qua cho RFI Việt ngữ. Ông cho biết thêm, người dân ở đây xưa nay sống thuần nông, không có nghề phụ, và sắp tới không có cách nào để mưu sinh.
|
Họ đến thì cũng xô đẩy bà con giữ đất, bà con có một số bị thương, bị đánh cũng nhiều. Trong khi đó tôi thấy có một ông cảnh sát cũng bị chảy máu đầu rồi đấy, và một số thấy cũng máu me toe toét cả. Nói chung là dân tình cũng bị đau, mà cảnh sát cũng có…
Người ta bắt đi năm người đưa lên trên huyện, đến bây giờ vẫn chưa thả. Có bà cụ tên là bà cụ Đạt tôi thấy cũng già rồi, không biết bị cảnh sát hay ai đánh xong quẳng ra giữa đường, nằm ở đấy đến mười lăm, hai mươi phút sau mới được đưa đi cấp cứu. Giờ đưa vào viện nào chúng tôi cũng không biết.
Từ lúc 6 giờ đến 7 giờ 5 là người ta giải tán xong số người ở trên ấy, và dồn hết qua khỏi đường tàu, lấy rào sắt rào kín lại toàn bộ khu đấy, cho cảnh sát cơ động và các thứ chặn chốt các điểm không cho dân cư ra. Dân bị thua đành phải về thôi, kéo nhau về xã để đòi hỏi ở xã.
Tôi nghe thấy tình hình là dân đang bảo đến mai…Ngày nay bị đánh đau, người thì đi chữa bệnh, người thì ổn định tinh thần. Mai thì bắt đầu nếu thì người ta không thả thì chúng tôi sẽ kéo nhau lên huyện để đòi người.
RFI : Nghe nói là chính quyền đã chuẩn bị cưỡng chế từ mấy hôm trước phải không thưa ông ?
Đúng thế đấy. Tôi thì tôi chỉ nghe người ta nói là đáng lý ra đã bị cưỡng chế, nhưng vì bà con chuẩn bị nhiều xăng quá, và nghe nói là có ba, bốn cái bình gaz ngoài ấy, không biết thực hư thế nào. Chính quyền người ta nghe nói thế thì người ta dừng lại, và đến tận hôm nay mới cưỡng chế.
Trong lực lượng cưỡng chế thì họ đưa xe cộ tới đông lắm, có cả xe chống cháy. Đánh thì người ta đánh thẳng tay rồi, cứ đánh, vụt thoải mái. Người ta cho đó là người dân chống đối nên cứ đánh, bao nhiêu người chứng kiến đấy chứ.
Cả một cái quãng đường dài người dân đi lại người ta đều phải kêu ầm lên, sao lại đánh dân nhiều như thế, đánh người ta dã man như thế kia ? Bốn, năm anh thanh niên bị đánh máu mồm máu mũi chảy hết cả ra xong bắt vứt lên xe, chở lên huyện rồi. Mà nằm ở trên xe rồi vẫn còn bị người ta đạp cho, không dẫy được nữa thì mới thôi. Còn các bà, các chị thì bị đánh chân tay thâm tím hết.
RFI : Thưa, không còn đất nữa thì sắp tới bà con sẽ sinh sống bằng cách nào ?
Bây giờ mất đất rồi, nhà nào nào còn anh nào có sức khỏe thì đi làm thuê làm mướn, còn già không ai thuê thì đi làm quanh quẩn ở nhà, làm được thế nào thì ăn vậy thôi chứ biết làm sao được bây giờ. Trước kia có đất thì sản xuất lấy thóc, bây giờ tất cả mọi thứ phải đi mua từ A tới Z, thì trở về cái cảnh đói khát thôi.
Từ trước đến nay bao đời thì cày cấy lấy thóc gạo để ăn và nộp thuế cho nhà nước, còn bao nhiêu để lại ăn. Tất cả mọi thứ chi tiêu của chúng tôi đều ở thóc, vì chúng tôi không có một nghề phụ nào. Mất ruộng rồi giờ chúng tôi không biết làm cái gì. Dân tình đang lao nhao, xôn xao cả.
Trước kia người ta bồi thường cho chúng tôi 27 nghìn đồng một mét vuông đất. Suốt từ năm 2008 tới giờ, sau khi chúng tôi không đồng ý thì ba lần chi trả, mỗi lần người ta cứ xón thêm một tí. Đến hiện tại kể cả thưởng với các thứ, hỗ trợ công ăn việc làm, mới được có 62 nghìn đồng. Anh nào không lấy, qua thời hạn quy định thì người ta cắt đi 5 nghìn tiền thưởng. Đến thời điểm bây giờ, nếu ai đi lấy thì được có 62 nghìn đồng một mét vuông. Mà suốt từ năm 2008 đến giờ, như thế có còn bao nhiêu đâu ?
Dân tình chả biết làm sao được bây giờ, chỉ chờ mong những lãnh đạo cấp trên, Đảng và Nhà nước về xem thực tế như thế nào để lấy lại sự công bằng cho dân. Chúng tôi đã đi khiếu kiện khắp các nơi rồi. Tôi lên cả văn phòng Trung ương Đảng, trung ương chuyển cho tỉnh giải quyết thì tỉnh lại trả về huyện, cứ vòng quanh thế này dân chúng tôi chả biết như thế nào cả. Vì pháp luật chúng tôi hiểu kém, tất cả các văn bản chúng tôi không biết được nhiều, bây giờ chỉ nhờ các cấp trên thôi.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120509-cuong-che-dat-dai-tai-vu-ban-nam-dinh-5-nguoi-dan-bi-bat
Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu giải thích vụ công an hành hung phóng viên
Bài đăng : Thứ tư 09 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Năm 2012
Hãng tin
AFP dẫn thông tin từ báo chí Việt Nam hôm nay 09/05/2012 cho biết, Đài
Tiếng nói Việt Nam (VOV) đang yêu cầu có lời giải trình chính thức về
việc hai phóng viên của đài bị công an đánh đập khi đang hành nghề trong
vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.
Theo báo Tuổi Trẻ, hai phóng viên bị « hành hung dã man » là
các ông Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, đã làm đơn gởi đảng Cộng sản và
các viên chức địa phương đề nghị làm rõ trách nhiệm những người nào đã
ra lệnh đánh đập và bắt giữ họ.
Bà Nguyễn Lan Hương, trưởng ban thư ký biên tập và thính giả của VOV
nói rằng nhà báo Phi Long khi đến chụp ảnh đã bị hành hung một cách dã
man. Nhà báo Ngọc Năm can thiệp thì bị một nhóm người trong đó có cả
công an mặc cảnh phục « tấn công » và còng tay lôi đi, tạm giam trong
vài giờ. Công an cũng tịch thu thẻ nhà báo, thẻ Đảng và tra hỏi ông Ngọc
Năm, sau đó có xin lỗi và thả ông ra.
Tờ Tuổi Trẻ cho biết Đài Tiếng nói Việt Nam đã gởi văn bản báo cáo cho Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, khẳng định hai phóng viên trên do lãnh đạo Đài cử đi, và có điện thoại cho công an tỉnh Hưng Yên về việc này, nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời.
Một video clip trên YouTube cho thấy hai nhà báo này bị một nhóm cảnh sát mặc cảnh phục và an ninh mặc thường phục đánh đập kể cả bằng gậy gộc, trong vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang hôm 24/4. Xin nhắc lại, hôm đó khoảng 700 nông dân đã phải đối mặt với hàng ngàn cảnh sát cơ động vũ trang tiến vào cưỡng chế, sử dụng cả hơi cay và bắn đạn thật chỉ thiên. Khoảng 20 nông dân đã bị bắt.
Nông dân huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên phản đối việc công ty tư nhân Việt Hưng được giao 500 hecta đất cho dự án EcoPark, được quảng cáo là « khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc », nhưng không thương lượng với người dân để đền bù thỏa đáng, trong khi đất đai là nguồn sống chính của họ.
Các vụ tranh chấp đất với chính quyền địa phương tại Việt Nam ngày càng nhiều, vì đất đai được xem là thuộc « sở hữu toàn dân », và các quy định về quyền sử dụng đất đai không rõ ràng, cũng như không được tôn trọng.
Tờ Tuổi Trẻ cho biết Đài Tiếng nói Việt Nam đã gởi văn bản báo cáo cho Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, khẳng định hai phóng viên trên do lãnh đạo Đài cử đi, và có điện thoại cho công an tỉnh Hưng Yên về việc này, nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời.
Một video clip trên YouTube cho thấy hai nhà báo này bị một nhóm cảnh sát mặc cảnh phục và an ninh mặc thường phục đánh đập kể cả bằng gậy gộc, trong vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang hôm 24/4. Xin nhắc lại, hôm đó khoảng 700 nông dân đã phải đối mặt với hàng ngàn cảnh sát cơ động vũ trang tiến vào cưỡng chế, sử dụng cả hơi cay và bắn đạn thật chỉ thiên. Khoảng 20 nông dân đã bị bắt.
Nông dân huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên phản đối việc công ty tư nhân Việt Hưng được giao 500 hecta đất cho dự án EcoPark, được quảng cáo là « khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc », nhưng không thương lượng với người dân để đền bù thỏa đáng, trong khi đất đai là nguồn sống chính của họ.
Các vụ tranh chấp đất với chính quyền địa phương tại Việt Nam ngày càng nhiều, vì đất đai được xem là thuộc « sở hữu toàn dân », và các quy định về quyền sử dụng đất đai không rõ ràng, cũng như không được tôn trọng.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120509-dai-tieng-noi-viet-nam-yeu-cau-giai-thich-viec-cong-an-hanh-hung-phong-vien
Philippines : Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nếu bị tấn công tại Biển Đông
Bài đăng : Thứ tư 09 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Năm 2012
Bộ trưởng
Quốc phòng Philippines hôm nay 09/05/2012 cho biết, Hoa Kỳ đã cam kết
sẽ bảo vệ nước này nếu bị tấn công tại Biển Đông. Tuyên bố trên được đưa
ra một ngày sau khi Trung Quốc lên tiếng cảnh cáo về vấn đề lãnh hải.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông
Voltaire Gazmin nói rằng, ông đã nhận được sự bảo đảm trên đây trong
cuộc đối thoại tại Washington tuần qua, liên quan đến tình hình căng
thẳng với Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp. Một thông báo của Ngoại
trưởng Philippines Albert Del Rosario hôm nay cũng khẳng định cam kết
này của phía Hoa Kỳ.
Theo ông Gazmin, thì Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ nhấn mạnh là không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng
bảo đảm với Philippines là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng Hiệp ước phòng thủ hỗ
tương được ký vào năm 1951. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nhắc lại
trong số các điều kiện để hai nước đồng minh hỗ trợ cho nhau « có cả
trường hợp bị tấn công vũ trang trên các đảo thuộc chủ quyền (của
Philippines) tại Thái Bình Dương ».
Được hỏi về vấn đề tranh chấp với Trung Quốc tại bãi Scarborough, ông Gazmin trả lời là lời nói của bà Clinton có thể được hiểu là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Philippines khi có bất kỳ vụ tấn công nào tại Biển Đông. Ông nói : « Nhìn chung, những lời phát biểu trên đây bao gồm cả vấn đề tại biển Tây Philippines » - tức tên gọi Biển Đông của phía Philippines.
Từ hơn một tháng qua, các chiến hạm của cả Trung Quốc lẫn Philippines vẫn đang hiện diện tại bãi Scarborough nhằm khẳng định chủ quyền tại đây. Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 140 hải lý tức 230 km, và cách xa vùng đất liền gần nhất của Trung Quốc đến 1.200 km.
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, cho dù vùng biển này nằm gần các quốc gia ASEAN khác. Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng khẳng định chủ quyền tại vùng biển vốn giàu tiềm năng dầu khí, và Biển Đông đang là điểm nóng về quân sự ở châu Á.
Hôm qua, thứ Ba 8/5, Trung Quốc cảnh cáo là đã chuẩn bị cho « mọi sự leo thang » trong tranh chấp với Philippines. Trước đó trong bài xã luận, một tờ báo nhà nước ở Bắc Kinh đã kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ để kết thúc hồ sơ này.
Được hỏi về vấn đề tranh chấp với Trung Quốc tại bãi Scarborough, ông Gazmin trả lời là lời nói của bà Clinton có thể được hiểu là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Philippines khi có bất kỳ vụ tấn công nào tại Biển Đông. Ông nói : « Nhìn chung, những lời phát biểu trên đây bao gồm cả vấn đề tại biển Tây Philippines » - tức tên gọi Biển Đông của phía Philippines.
Từ hơn một tháng qua, các chiến hạm của cả Trung Quốc lẫn Philippines vẫn đang hiện diện tại bãi Scarborough nhằm khẳng định chủ quyền tại đây. Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 140 hải lý tức 230 km, và cách xa vùng đất liền gần nhất của Trung Quốc đến 1.200 km.
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, cho dù vùng biển này nằm gần các quốc gia ASEAN khác. Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng khẳng định chủ quyền tại vùng biển vốn giàu tiềm năng dầu khí, và Biển Đông đang là điểm nóng về quân sự ở châu Á.
Hôm qua, thứ Ba 8/5, Trung Quốc cảnh cáo là đã chuẩn bị cho « mọi sự leo thang » trong tranh chấp với Philippines. Trước đó trong bài xã luận, một tờ báo nhà nước ở Bắc Kinh đã kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ để kết thúc hồ sơ này.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120509-philippines-cho-biet-duoc-hoa-ky-cam-ket-bao-ve-trong-truong-hop-bi-tan-cong-tai-bie
Hy Lạp vẫn chưa thành lập được chính phủ, và do dự trước chính sách khắc khổ
Bài đăng : Thứ tư 09 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Năm 2012
Sau
thắng lợi của phe cực tả trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật, cho
đến hôm nay 09/05/2012 Hy Lạp vẫn chưa thể thành lập được chính phủ.
Athens nay sẵn sàng xét lại chính sách thắt lưng buộc bụng đã bị cử tri
phản bác. Sự thay đổi thái độ này đã khiến thị trường xáo động, và đặt
lại vấn đề sự hiện diện của Hy Lạp trong khu vực đồng euro.
Cách đây một tuần, đảng bảo thủ Tân Dân chủ và đảng xã hội
Pasok vốn cùng tham gia cầm quyền suốt 38 năm qua, vẫn đảm bảo việc duy
trì đất nước trong khu vực đồng euro, qua việc triệt để áp dụng lộ trình
cho các chủ nợ, Liên hiệp châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề ra.
Tuy nhiên cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/5 đã làm đảo lộn thế cờ. Đảng cực tả Syriza đã vượt lên hàng thứ nhì, khiến hai đảng nắm quyền không còn chiếm được đa số. Cả năm đảng khác cũng phản đối chính sách khắc khổ tập hợp được 151/300 ghế trong Quốc hội, nhưng không có khả năng liên kết được đồng minh.
Nay các chính khách của hai phe bảo thủ và xã hội đều có vẻ muốn xét lại lập trường. Thủ lãnh đảng Tân Dân chủ là ông Antonis Samaras hôm thứ Ba cho rằng có thể tái thương lượng để cho nền kinh tế đỡ căng thẳng. Cựu Bộ trưởng Tài chính phe xã hội Evangélos Vénizélos cũng nhận định, tôn trọng ý muốn của cử tri có nghĩa là tìm cách sửa đổi chính sách khắc khổ để hỗ trợ phát triển và bảo vệ mức sống người dân.
Thị trường hôm nay tiếp tục chao đảo sau khi đã sụt giảm mạnh hôm qua. Lãnh đạo phe cực tả Alexis Tsipras đã không làm dịu nhẹ tình hình khi gởi thư cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu cho rằng các cam kết của Hy Lạp nay đã lỗi thời.
Nhưng hai đảng Tân Dân chủ và Pasok đã nhấn mạnh việc ở lại với khu vực đồng euro, và lên án ông Tsipras đang đùa với lửa. Ông Samaras nói rằng các đề nghị của ông Tsipras « đưa Hy Lạp trực tiếp đến bờ vực phá sản và ra khỏi khối euro ».
Tại Paris hôm nay Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé nhận định tình hình Hy Lạp là « vô cùng đáng ngại », và « việc xem xét lại các hiệp ước đã rất khó khăn mới đạt được có thể gây ra các xáo trộn khó thể kiểm soát ». Berlin đã bác bỏ mọi khả năng tái thương lượng, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng khẳng định « không có phương án nào khác thay cho chương trình đã định, nếu Hy Lạp còn muốn là thành viên Eurozone ».
Tuy nhiên cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/5 đã làm đảo lộn thế cờ. Đảng cực tả Syriza đã vượt lên hàng thứ nhì, khiến hai đảng nắm quyền không còn chiếm được đa số. Cả năm đảng khác cũng phản đối chính sách khắc khổ tập hợp được 151/300 ghế trong Quốc hội, nhưng không có khả năng liên kết được đồng minh.
Nay các chính khách của hai phe bảo thủ và xã hội đều có vẻ muốn xét lại lập trường. Thủ lãnh đảng Tân Dân chủ là ông Antonis Samaras hôm thứ Ba cho rằng có thể tái thương lượng để cho nền kinh tế đỡ căng thẳng. Cựu Bộ trưởng Tài chính phe xã hội Evangélos Vénizélos cũng nhận định, tôn trọng ý muốn của cử tri có nghĩa là tìm cách sửa đổi chính sách khắc khổ để hỗ trợ phát triển và bảo vệ mức sống người dân.
Thị trường hôm nay tiếp tục chao đảo sau khi đã sụt giảm mạnh hôm qua. Lãnh đạo phe cực tả Alexis Tsipras đã không làm dịu nhẹ tình hình khi gởi thư cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu cho rằng các cam kết của Hy Lạp nay đã lỗi thời.
Nhưng hai đảng Tân Dân chủ và Pasok đã nhấn mạnh việc ở lại với khu vực đồng euro, và lên án ông Tsipras đang đùa với lửa. Ông Samaras nói rằng các đề nghị của ông Tsipras « đưa Hy Lạp trực tiếp đến bờ vực phá sản và ra khỏi khối euro ».
Tại Paris hôm nay Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé nhận định tình hình Hy Lạp là « vô cùng đáng ngại », và « việc xem xét lại các hiệp ước đã rất khó khăn mới đạt được có thể gây ra các xáo trộn khó thể kiểm soát ». Berlin đã bác bỏ mọi khả năng tái thương lượng, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng khẳng định « không có phương án nào khác thay cho chương trình đã định, nếu Hy Lạp còn muốn là thành viên Eurozone ».
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120509-hy-lap-van-chua-thanh-lap-duoc-chinh-phu-va-do-du-truoc-chinh-sach-khac-kho
Phái đoàn Quốc hội Ai Cập gặp Hội đồng Quân sự tìm giải pháp cho khủng hoảng
Bài đăng : Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012
Hôm 06/05/2012 một phái đoàn của Quốc hội Ai Cập đã đến gặp Hội đồng Quân sự
đang nắm quyền nhằm cố gắng chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị, trong
lúc chỉ còn ba tuần nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống. Hiện nay khoảng 300
người vẫn đang bị tạm giam sau các cuộc đụng độ xảy ra vào cuối tuần,
lệnh giới nghiêm vẫn được duy trì.
Hơn một chục đại biểu trong đó có Chủ tịch Quốc hội Saad El
Katatni đã họp với Sami Anan, Phó chủ tịch Hội đồng Quân sự Tối cao
(CSFA) vốn đang lãnh đạo đất nước từ khi ông Hosni Mubarak bị lật đổ vào
tháng 2/2011. Cuộc họp tập trung vào việc tìm kiếm các phương cách
thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị, từ vấn đề ủy ban soạn thảo Hiến
pháp cho đến các cuộc bạo động vừa qua.
Tình hình hôm nay đã yên tĩnh trở lại tại khu phố Abbassiya, nơi đặt trụ sở của Bộ Quốc phòng, sau lệnh giới nghiêm đã kéo dài suốt ba đêm liên tiếp. Hôm thứ Sáu 4/5, các cuộc chạm trán giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh đã làm cho cho hai người chết và khoảng 300 người bị thương. Có 320 người bị bắt giữ, và hôm qua, thứ Bảy, Viện Kiểm sát đã quyết định tiếp tục tạm giam khoảng 300 người trong 15 ngày, riêng số 14 hoặc 17 phụ nữ tham gia biểu tình được trả tự do.
Chủ nhật tuần trước, Quốc hội Ai Cập trong đó đảng Huynh đệ Hồi giáo chiếm phân nửa số ghế đã quyết định tạm ngưng các phiên họp trong vòng một tuần lễ, để phản đối việc Hội đồng Quân sự từ chối việc giải tán chính phủ.
Yêu sách này đã gây xung đột giữa Huynh đệ Hồi giáo và các tướng lãnh cầm quyền suốt mấy tuần qua. Đảng Hồi giáo đang chiếm đa số trong Quốc hội đòi hỏi phải cách chức toàn bộ nội các hiện nay, và người của Huynh đệ Hồi giáo phải đứng đầu chính phủ. Đã có các thông tin trái ngược nhau về việc cải tổ chính phủ của ông Kamal Al Ganzouri. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có gì thay đổi, và Quốc hội đã bắt đầu họp lại vào đầu giờ chiều nay.
Các đại biểu Quốc hội và các tướng lãnh cũng đề cập đến thành phần của ủy ban phụ trách soạn thảo Hiến pháp, trước khi chấm dứt thời kỳ chuyển đổi vào ngày 30/6. Tư pháp đã tạm ngưng hoạt động của ủy ban do Quốc hội thành lập, đa số là thuộc phe Hồi giáo.
Tình hình hôm nay đã yên tĩnh trở lại tại khu phố Abbassiya, nơi đặt trụ sở của Bộ Quốc phòng, sau lệnh giới nghiêm đã kéo dài suốt ba đêm liên tiếp. Hôm thứ Sáu 4/5, các cuộc chạm trán giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh đã làm cho cho hai người chết và khoảng 300 người bị thương. Có 320 người bị bắt giữ, và hôm qua, thứ Bảy, Viện Kiểm sát đã quyết định tiếp tục tạm giam khoảng 300 người trong 15 ngày, riêng số 14 hoặc 17 phụ nữ tham gia biểu tình được trả tự do.
Chủ nhật tuần trước, Quốc hội Ai Cập trong đó đảng Huynh đệ Hồi giáo chiếm phân nửa số ghế đã quyết định tạm ngưng các phiên họp trong vòng một tuần lễ, để phản đối việc Hội đồng Quân sự từ chối việc giải tán chính phủ.
Yêu sách này đã gây xung đột giữa Huynh đệ Hồi giáo và các tướng lãnh cầm quyền suốt mấy tuần qua. Đảng Hồi giáo đang chiếm đa số trong Quốc hội đòi hỏi phải cách chức toàn bộ nội các hiện nay, và người của Huynh đệ Hồi giáo phải đứng đầu chính phủ. Đã có các thông tin trái ngược nhau về việc cải tổ chính phủ của ông Kamal Al Ganzouri. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có gì thay đổi, và Quốc hội đã bắt đầu họp lại vào đầu giờ chiều nay.
Các đại biểu Quốc hội và các tướng lãnh cũng đề cập đến thành phần của ủy ban phụ trách soạn thảo Hiến pháp, trước khi chấm dứt thời kỳ chuyển đổi vào ngày 30/6. Tư pháp đã tạm ngưng hoạt động của ủy ban do Quốc hội thành lập, đa số là thuộc phe Hồi giáo.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120506-mot-phai-doan-quoc-hoi-ai-cap-gap-hoi-dong-quan-su-de-tim-giai-phap-cho-khung-hoang
Nga: Biểu tình ủng hộ và chống trước ngày Putin nhậm chức tổng thống
Bài đăng : Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012
Các cuộc
biểu tình nhằm ủng hộ cũng như chống đối ông Vladimir Putin đã diễn ra
hôm nay 06/05/2012 tại Matxcơva, một ngày trước khi ông Putin chính thức
nhậm chức Tổng thống. Ông Putin đã phải đối mặt với một phong trào phản
kháng chưa từng thấy tại Nga trong mùa đông vừa qua.
Liên minh đối lập gồm nhiều thành phần khác nhau đã từng thành
công trong việc quy tụ hàng trăm ngàn người phản đối, nay có vẻ như đã
yếu đi. Đối lập dự kiến sẽ tập họp khoảng 5.000 người kể từ 11 giờ, giờ
quốc tế, hôm nay, để diễu hành và sau đó là cuộc mít-tinh được chính
quyền cho phép.
Còn Mặt trận Bình dân, một tổ chức ủng hộ chính quyền gồm nhiều nhân vật và các hiệp hội, công đoàn và tập thể doanh nghiệp, được thành lập từ sáng kiến của ông Vladimir Putin, dự định quy tụ 50.000 người từ lúc 14 giờ quốc tế. Trên danh nghĩa thì cuộc biểu tình này nhằm kỷ niệm một năm sáng lập phong trào.
Phía đối lập gọi cuộc biểu tình ngày Chủ nhật là « Cuộc diễu hành của hàng triệu người », với khẩu hiệu « Chấm dứt nói láo và ăn cắp » vốn được dành cho ông Putin. Nhiều nhà tổ chức cho biết họ muốn cắm trại suốt đêm ở quảng trường Manège gần điện Kremlin cho dù không được phép, và những cuộc biểu tình không giấy phép thường bị giải tán một cách thô bạo.
Khoảng 14.000 nhân viên công lực đã được triển khai trong thành phố, và phong tỏa quảng trường Manège với lý do chính thức là để chuẩn bị tổng diễn tập cuộc diễu binh ngày 9/5 tới, nhân kỷ niệm kết thúc Đệ nhị Thế chiến.
Sau bốn năm làm Thủ tướng, ông Vladimir Putin sẽ quay lại điện Kremlin vào trưa mai. Ông đã phải nhường chức cho ông Dimitri Medvedev vào năm 2008 vì Hiến pháp không cho làm tổng thống ba nhiệm kỳ liên tiếp. Lễ nhậm chức tTổng thống của ông Putin sẽ rất hoành tráng, với 30 phát đại bác chào mừng, và giáo chủ Chính thống giáo Nga Kirill đọc kinh cầu nguyện. Cùng ngày, sau lễ nhậm chức, Hạ viện Nga sẽ bắt đầu thể thức chỉ định tân Thủ tướng, chức vụ được hứa hẹn dành cho ông Dimitri Medvedev từ hồi tháng 9/2011.
Được bầu làm Tổng thống nhiệm kỳ 6 năm với 64% số phiếu, ông Putin cũng phải quan tâm đến sự bất bình của một bộ phận dân chúng, trước những gian lận trong kỳ bầu cử Quốc hội vào tháng 12/2011 cũng như bầu Tổng thống tháng 3/2012. Cho đến nay, ông vẫn dè bỉu những người chống đối là loài khỉ, là gián điệp của phương Tây. Được biết Vladimir Tchourov, Chủ tịch ủy ban bầu cử Nga hôm thứ Năm 3/5 đã được tặng thưởng huy chương tại điện Kremlin, không có báo chí nào tham dự buổi lễ này.
Tại Sibéri và vùng Viễn Đông nước Nga hôm nay cũng đã có các cuộc biểu tình nhỏ. Khoảng năm chục người xuống đường ở Vladivostok, sáu người đã bị câu lưu, và theo cảnh sát thì có những bài hát với lời lẽ « thô bỉ » trong cuộc biểu tình này. Tại Irkoutsk thuộc Sibéri, gần 100 người phe đối lập cũng đã xuống đường.
Thông tin trên các mạng xã hội cho biết, chính quyền các địa phương ngoại vi Matxcơva đã tìm cách ngăn trở những người phản kháng vào thủ đô biểu tình. Cảnh sát đã triệu tập một số người đối lập với những lý do vu vơ, và gọi điện cho một số người khác đề nghị họ không đi đến Matxcơva. Nhóm tin tặc Anonymous đe dọa sẽ biểu tình chống Putin bằng cách tấn công vào các trang web chính phủ.
Còn Mặt trận Bình dân, một tổ chức ủng hộ chính quyền gồm nhiều nhân vật và các hiệp hội, công đoàn và tập thể doanh nghiệp, được thành lập từ sáng kiến của ông Vladimir Putin, dự định quy tụ 50.000 người từ lúc 14 giờ quốc tế. Trên danh nghĩa thì cuộc biểu tình này nhằm kỷ niệm một năm sáng lập phong trào.
Phía đối lập gọi cuộc biểu tình ngày Chủ nhật là « Cuộc diễu hành của hàng triệu người », với khẩu hiệu « Chấm dứt nói láo và ăn cắp » vốn được dành cho ông Putin. Nhiều nhà tổ chức cho biết họ muốn cắm trại suốt đêm ở quảng trường Manège gần điện Kremlin cho dù không được phép, và những cuộc biểu tình không giấy phép thường bị giải tán một cách thô bạo.
Khoảng 14.000 nhân viên công lực đã được triển khai trong thành phố, và phong tỏa quảng trường Manège với lý do chính thức là để chuẩn bị tổng diễn tập cuộc diễu binh ngày 9/5 tới, nhân kỷ niệm kết thúc Đệ nhị Thế chiến.
Sau bốn năm làm Thủ tướng, ông Vladimir Putin sẽ quay lại điện Kremlin vào trưa mai. Ông đã phải nhường chức cho ông Dimitri Medvedev vào năm 2008 vì Hiến pháp không cho làm tổng thống ba nhiệm kỳ liên tiếp. Lễ nhậm chức tTổng thống của ông Putin sẽ rất hoành tráng, với 30 phát đại bác chào mừng, và giáo chủ Chính thống giáo Nga Kirill đọc kinh cầu nguyện. Cùng ngày, sau lễ nhậm chức, Hạ viện Nga sẽ bắt đầu thể thức chỉ định tân Thủ tướng, chức vụ được hứa hẹn dành cho ông Dimitri Medvedev từ hồi tháng 9/2011.
Được bầu làm Tổng thống nhiệm kỳ 6 năm với 64% số phiếu, ông Putin cũng phải quan tâm đến sự bất bình của một bộ phận dân chúng, trước những gian lận trong kỳ bầu cử Quốc hội vào tháng 12/2011 cũng như bầu Tổng thống tháng 3/2012. Cho đến nay, ông vẫn dè bỉu những người chống đối là loài khỉ, là gián điệp của phương Tây. Được biết Vladimir Tchourov, Chủ tịch ủy ban bầu cử Nga hôm thứ Năm 3/5 đã được tặng thưởng huy chương tại điện Kremlin, không có báo chí nào tham dự buổi lễ này.
Tại Sibéri và vùng Viễn Đông nước Nga hôm nay cũng đã có các cuộc biểu tình nhỏ. Khoảng năm chục người xuống đường ở Vladivostok, sáu người đã bị câu lưu, và theo cảnh sát thì có những bài hát với lời lẽ « thô bỉ » trong cuộc biểu tình này. Tại Irkoutsk thuộc Sibéri, gần 100 người phe đối lập cũng đã xuống đường.
Thông tin trên các mạng xã hội cho biết, chính quyền các địa phương ngoại vi Matxcơva đã tìm cách ngăn trở những người phản kháng vào thủ đô biểu tình. Cảnh sát đã triệu tập một số người đối lập với những lý do vu vơ, và gọi điện cho một số người khác đề nghị họ không đi đến Matxcơva. Nhóm tin tặc Anonymous đe dọa sẽ biểu tình chống Putin bằng cách tấn công vào các trang web chính phủ.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120506-nga-bieu-tinh-ung-ho-va-chong-truoc-ngay-putin-nham-chuc-tong-thong
Ngoại trưởng Mỹ Clinton đến Ấn Độ để thúc đẩy quan hệ song phương
Bài đăng : Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012
Ngoại
trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, hôm nay 06/05/2012, đã đến Calcutta
trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Ấn Độ ba ngày. Mục đích của chuyến
công du này là nhằm tái thúc đẩy quan hệ đôi bên hiện đang lỏng lẻo, cho
dù trong những năm qua, hai nước đã có nỗ lực để xích gần lại với nhau.
Bà Clinton đã được người dân Calcutta đón chào với các biểu ngữ
trên đường phố. Tại đây, bà sẽ viếng thăm một số công trình và gặp gỡ
những người dân bình thường. Sự mến mộ của dân chúng dành cho bà cũng là
thế mạnh ngoại giao của Ngoại trưởng Mỹ.
Ngày mai, thứ Hai, bà Hillary Clinton sẽ đến New Delhi để hội đàm với thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, nhằm thuyết phục Ấn Độ ngưng mua dầu hỏa của Iran. Đây là một trong các bất đồng gay gắt nhất giữa hai nước trong những năm gần đây.
Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ trùng hợp với thời điểm một phái đoàn đông đảo của Iran cũng đến Ấn Độ vào tuần này, để tìm kiếm các cơ hội thương mại, hầu làm giảm nhẹ ảnh hưởng các biện pháp trừng phạt Iran của Hoa Kỳ.
Bà Clinton cho biết đã có những tiển triển quan trọng trong quan hệ với Ấn Độ, nêu ra những tăng tiến trong trao đổi thương mại và việc hợp tác trong nhiều lãnh vực từ giáo dục cho đến năng lượng xanh. Bà nói : « Cũng như trong tất cả mối quan hệ khác, có những tiến bộ trong một số lãnh vực đã khích lệ chúng tôi, và có những việc khác cần phải hoàn thành. Nhưng khi chúng tôi nói với một quốc gia là muốn trở thành đối tác của nước đó, có nghĩa là đã có một sự cam kết từ phía chúng tôi ».
Trong lần viếng thăm vào năm ngoái, bà Hillary Clinton đã kêu gọi Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trên thế giới, và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ giữa hai nền dân chủ lớn này trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, từ đó đến nay, đà phấn khởi đã nhạt đi. Một số nghị sĩ Mỹ không ngần ngại chỉ trích việc Ấn Độ tiếp tục mua dầu hỏa của Iran. Giới chủ Mỹ cũng bực tức trước việc Ấn Độ chưa muốn mở cửa cho các tập đoàn phân phối lớn.
Quan hệ Mỹ - Ấn vốn nhiều trắc trở trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã bắt đầu được hâm nóng lại từ cuối thập niên 90 dưới thời tổng thống Bill Clinton, và tiếp tục với ông George W. Bush, giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng bị cô lập do hồ sơ nguyên tử.
Một viên chức cao cấp Mỹ tháp tùng bà Clinton nhìn nhận là New Delhi đã có giảm nhẹ nhập khẩu dầu thô từ Iran. Ấn Độ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu, và có quan hệ thân hữu với Iran trong nhiều năm qua. Tuy nhiên theo viên chức trên đây, thì các doanh nhân Ấn Độ không muốn vấn đề Iran làm hỏng mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ.
Cựu đại sứ Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc T.P. Sreenivasan cho rằng chuyến công du của bà Clinton « diễn ra đúng lúc vì có một số căng thẳng trong quan hệ cần làm dịu bớt ». Còn theo chuyên gia C.Raja Mohan của Observer Research Foundation, thì Hoa Kỳ và Ấn Độ có cùng một mục tiêu về hồ sơ Iran, và cả hai bên đều muốn duy trì những khác biệt ở những giới hạn chấp nhận được.
Ngày mai, thứ Hai, bà Hillary Clinton sẽ đến New Delhi để hội đàm với thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, nhằm thuyết phục Ấn Độ ngưng mua dầu hỏa của Iran. Đây là một trong các bất đồng gay gắt nhất giữa hai nước trong những năm gần đây.
Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ trùng hợp với thời điểm một phái đoàn đông đảo của Iran cũng đến Ấn Độ vào tuần này, để tìm kiếm các cơ hội thương mại, hầu làm giảm nhẹ ảnh hưởng các biện pháp trừng phạt Iran của Hoa Kỳ.
Bà Clinton cho biết đã có những tiển triển quan trọng trong quan hệ với Ấn Độ, nêu ra những tăng tiến trong trao đổi thương mại và việc hợp tác trong nhiều lãnh vực từ giáo dục cho đến năng lượng xanh. Bà nói : « Cũng như trong tất cả mối quan hệ khác, có những tiến bộ trong một số lãnh vực đã khích lệ chúng tôi, và có những việc khác cần phải hoàn thành. Nhưng khi chúng tôi nói với một quốc gia là muốn trở thành đối tác của nước đó, có nghĩa là đã có một sự cam kết từ phía chúng tôi ».
Trong lần viếng thăm vào năm ngoái, bà Hillary Clinton đã kêu gọi Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trên thế giới, và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ giữa hai nền dân chủ lớn này trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, từ đó đến nay, đà phấn khởi đã nhạt đi. Một số nghị sĩ Mỹ không ngần ngại chỉ trích việc Ấn Độ tiếp tục mua dầu hỏa của Iran. Giới chủ Mỹ cũng bực tức trước việc Ấn Độ chưa muốn mở cửa cho các tập đoàn phân phối lớn.
Quan hệ Mỹ - Ấn vốn nhiều trắc trở trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã bắt đầu được hâm nóng lại từ cuối thập niên 90 dưới thời tổng thống Bill Clinton, và tiếp tục với ông George W. Bush, giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng bị cô lập do hồ sơ nguyên tử.
Một viên chức cao cấp Mỹ tháp tùng bà Clinton nhìn nhận là New Delhi đã có giảm nhẹ nhập khẩu dầu thô từ Iran. Ấn Độ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu, và có quan hệ thân hữu với Iran trong nhiều năm qua. Tuy nhiên theo viên chức trên đây, thì các doanh nhân Ấn Độ không muốn vấn đề Iran làm hỏng mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ.
Cựu đại sứ Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc T.P. Sreenivasan cho rằng chuyến công du của bà Clinton « diễn ra đúng lúc vì có một số căng thẳng trong quan hệ cần làm dịu bớt ». Còn theo chuyên gia C.Raja Mohan của Observer Research Foundation, thì Hoa Kỳ và Ấn Độ có cùng một mục tiêu về hồ sơ Iran, và cả hai bên đều muốn duy trì những khác biệt ở những giới hạn chấp nhận được.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120506-ngoai-truong-my-clinton-den-an-do-de-thuc-day-quan-he-song-phuong
dimanche 6 mai 2012
Trung Quốc đưa tàu công xưởng khổng lồ đến Biển Đông
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001 |
Bài đăng : Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012
Theo
hãng tin Đài Loan CNA hôm nay 06/05/2012, Trung Quốc đã điều một tàu
công xưởng và một đội tàu hỗ trợ đến Biển Đông, nhập vào đoàn tàu đánh
cá hiện có của Trung Quốc tại đây. Sự kiện này diễn ra trong lúc việc
tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông đang căng thẳng.
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001, một tàu chế biến hải sản khổng lồ
32.000 tấn, và một chiếc tàu dầu 20.000 tấn, hai tàu vận tải 10.000 tấn
và ba tàu hỗ trợ có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn sẽ đến tăng cường
cho đội tàu đánh cá hiện có từ 300 đến 500 chiếc của Trung Quốc tại vùng
biển tranh chấp. Hãng tin CNA dẫn nguồn tin từ Văn Vị Báo, tờ báo Hoa
ngữ có trụ sở tại Hồng Kông cho biết như trên.
Hải Nam Bảo Sa là tàu công xưởng chế biến hải sản lớn nhất của Trung Quốc, loại tàu này hiện nay trên thế giới chỉ có bốn chiếc. Trên tàu có bốn nhà máy chế biến, 14 dây chuyền sản xuất và khoảng 600 công nhân. Tàu mẹ và các tàu hỗ trợ sẽ cung ứng các phương tiện cần thiết để chế biến đến 2.100 tấn hải sản mỗi ngày.
Hiện nay, đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc không thể ở lâu trong khu vực vì thiếu phương tiện chế biến. Đội tàu bổ sung này sẽ giúp các tàu cá Trung Quốc có thể đánh bắt tại Biển Đông suốt 9 tháng.
Bên cạnh đó, hôm 26/4 Quốc gia Hải dương Cục của Trung Quốc cũng đã đồng ý « trên nguyên tắc » cho chính quyền tỉnh Hải Nam xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ước tính bến tàu này sẽ giúp sản lượng hải sản trong khu vực đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015, thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ đô la).
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 20/01/1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Hải Nam Bảo Sa là tàu công xưởng chế biến hải sản lớn nhất của Trung Quốc, loại tàu này hiện nay trên thế giới chỉ có bốn chiếc. Trên tàu có bốn nhà máy chế biến, 14 dây chuyền sản xuất và khoảng 600 công nhân. Tàu mẹ và các tàu hỗ trợ sẽ cung ứng các phương tiện cần thiết để chế biến đến 2.100 tấn hải sản mỗi ngày.
Hiện nay, đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc không thể ở lâu trong khu vực vì thiếu phương tiện chế biến. Đội tàu bổ sung này sẽ giúp các tàu cá Trung Quốc có thể đánh bắt tại Biển Đông suốt 9 tháng.
Bên cạnh đó, hôm 26/4 Quốc gia Hải dương Cục của Trung Quốc cũng đã đồng ý « trên nguyên tắc » cho chính quyền tỉnh Hải Nam xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ước tính bến tàu này sẽ giúp sản lượng hải sản trong khu vực đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015, thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ đô la).
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 20/01/1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120506-trung-quoc-dua-tau-cong-xuong-khong-lo-den-bien-dong
Inscription à :
Articles (Atom)