Bài đăng : Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 06 Tháng Năm 2012
Ngoại
trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, hôm nay 06/05/2012, đã đến Calcutta
trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Ấn Độ ba ngày. Mục đích của chuyến
công du này là nhằm tái thúc đẩy quan hệ đôi bên hiện đang lỏng lẻo, cho
dù trong những năm qua, hai nước đã có nỗ lực để xích gần lại với nhau.
Bà Clinton đã được người dân Calcutta đón chào với các biểu ngữ
trên đường phố. Tại đây, bà sẽ viếng thăm một số công trình và gặp gỡ
những người dân bình thường. Sự mến mộ của dân chúng dành cho bà cũng là
thế mạnh ngoại giao của Ngoại trưởng Mỹ.
Ngày mai, thứ Hai, bà Hillary Clinton sẽ đến New Delhi để hội đàm với thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, nhằm thuyết phục Ấn Độ ngưng mua dầu hỏa của Iran. Đây là một trong các bất đồng gay gắt nhất giữa hai nước trong những năm gần đây.
Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ trùng hợp với thời điểm một phái đoàn đông đảo của Iran cũng đến Ấn Độ vào tuần này, để tìm kiếm các cơ hội thương mại, hầu làm giảm nhẹ ảnh hưởng các biện pháp trừng phạt Iran của Hoa Kỳ.
Bà Clinton cho biết đã có những tiển triển quan trọng trong quan hệ với Ấn Độ, nêu ra những tăng tiến trong trao đổi thương mại và việc hợp tác trong nhiều lãnh vực từ giáo dục cho đến năng lượng xanh. Bà nói : « Cũng như trong tất cả mối quan hệ khác, có những tiến bộ trong một số lãnh vực đã khích lệ chúng tôi, và có những việc khác cần phải hoàn thành. Nhưng khi chúng tôi nói với một quốc gia là muốn trở thành đối tác của nước đó, có nghĩa là đã có một sự cam kết từ phía chúng tôi ».
Trong lần viếng thăm vào năm ngoái, bà Hillary Clinton đã kêu gọi Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trên thế giới, và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ giữa hai nền dân chủ lớn này trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, từ đó đến nay, đà phấn khởi đã nhạt đi. Một số nghị sĩ Mỹ không ngần ngại chỉ trích việc Ấn Độ tiếp tục mua dầu hỏa của Iran. Giới chủ Mỹ cũng bực tức trước việc Ấn Độ chưa muốn mở cửa cho các tập đoàn phân phối lớn.
Quan hệ Mỹ - Ấn vốn nhiều trắc trở trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã bắt đầu được hâm nóng lại từ cuối thập niên 90 dưới thời tổng thống Bill Clinton, và tiếp tục với ông George W. Bush, giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng bị cô lập do hồ sơ nguyên tử.
Một viên chức cao cấp Mỹ tháp tùng bà Clinton nhìn nhận là New Delhi đã có giảm nhẹ nhập khẩu dầu thô từ Iran. Ấn Độ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu, và có quan hệ thân hữu với Iran trong nhiều năm qua. Tuy nhiên theo viên chức trên đây, thì các doanh nhân Ấn Độ không muốn vấn đề Iran làm hỏng mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ.
Cựu đại sứ Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc T.P. Sreenivasan cho rằng chuyến công du của bà Clinton « diễn ra đúng lúc vì có một số căng thẳng trong quan hệ cần làm dịu bớt ». Còn theo chuyên gia C.Raja Mohan của Observer Research Foundation, thì Hoa Kỳ và Ấn Độ có cùng một mục tiêu về hồ sơ Iran, và cả hai bên đều muốn duy trì những khác biệt ở những giới hạn chấp nhận được.
Ngày mai, thứ Hai, bà Hillary Clinton sẽ đến New Delhi để hội đàm với thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, nhằm thuyết phục Ấn Độ ngưng mua dầu hỏa của Iran. Đây là một trong các bất đồng gay gắt nhất giữa hai nước trong những năm gần đây.
Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ trùng hợp với thời điểm một phái đoàn đông đảo của Iran cũng đến Ấn Độ vào tuần này, để tìm kiếm các cơ hội thương mại, hầu làm giảm nhẹ ảnh hưởng các biện pháp trừng phạt Iran của Hoa Kỳ.
Bà Clinton cho biết đã có những tiển triển quan trọng trong quan hệ với Ấn Độ, nêu ra những tăng tiến trong trao đổi thương mại và việc hợp tác trong nhiều lãnh vực từ giáo dục cho đến năng lượng xanh. Bà nói : « Cũng như trong tất cả mối quan hệ khác, có những tiến bộ trong một số lãnh vực đã khích lệ chúng tôi, và có những việc khác cần phải hoàn thành. Nhưng khi chúng tôi nói với một quốc gia là muốn trở thành đối tác của nước đó, có nghĩa là đã có một sự cam kết từ phía chúng tôi ».
Trong lần viếng thăm vào năm ngoái, bà Hillary Clinton đã kêu gọi Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trên thế giới, và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ giữa hai nền dân chủ lớn này trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, từ đó đến nay, đà phấn khởi đã nhạt đi. Một số nghị sĩ Mỹ không ngần ngại chỉ trích việc Ấn Độ tiếp tục mua dầu hỏa của Iran. Giới chủ Mỹ cũng bực tức trước việc Ấn Độ chưa muốn mở cửa cho các tập đoàn phân phối lớn.
Quan hệ Mỹ - Ấn vốn nhiều trắc trở trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã bắt đầu được hâm nóng lại từ cuối thập niên 90 dưới thời tổng thống Bill Clinton, và tiếp tục với ông George W. Bush, giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng bị cô lập do hồ sơ nguyên tử.
Một viên chức cao cấp Mỹ tháp tùng bà Clinton nhìn nhận là New Delhi đã có giảm nhẹ nhập khẩu dầu thô từ Iran. Ấn Độ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu, và có quan hệ thân hữu với Iran trong nhiều năm qua. Tuy nhiên theo viên chức trên đây, thì các doanh nhân Ấn Độ không muốn vấn đề Iran làm hỏng mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ.
Cựu đại sứ Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc T.P. Sreenivasan cho rằng chuyến công du của bà Clinton « diễn ra đúng lúc vì có một số căng thẳng trong quan hệ cần làm dịu bớt ». Còn theo chuyên gia C.Raja Mohan của Observer Research Foundation, thì Hoa Kỳ và Ấn Độ có cùng một mục tiêu về hồ sơ Iran, và cả hai bên đều muốn duy trì những khác biệt ở những giới hạn chấp nhận được.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.