Affichage des articles dont le libellé est Điện ảnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Điện ảnh. Afficher tous les articles

vendredi 11 octobre 2024

Tường An - Văn hóa thập cẩm

Mấy hôm nay bệnh, không ra khỏi nhà, ti vi Pháp mở lên thì chỉ thấy chiến tranh Ukraine, bắn nhau ở Gaza nên cũng nản, xem thử phim Việt Nam ra sao ?

Buồn quá nên "zap" tới "zap" lui mấy video trên YouTube mà không biết nên xem cái gì. Tình cờ thấy một phim nhiều tập của đài truyền hình Vĩnh Long. Tôi rất ít khi xem phim Việt Nam, nhưng hôm nay tò mò bấm thử vào xem ra sao?

Phim này có tựa đề cũng rất lạ: "Con dâu mâm dưới"!

mardi 3 septembre 2024

Thái Kế Toại - Về sự trưởng thành ý thức của con người

Nhân câu chuyện cậu bé Chu Ngọc Quang Vinh, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 14 năm 2024 có phát ngôn trên Facebook đang gây tranh cãi, tôi nghĩ đó là hiện tượng trưởng thành của ý thức con người.

Điều quan trọng là em đã dám nói lên sự trưởng thành ý thức của mình. Khoan hãy nói đến cái gọi là lòng yêu nước, sự vô ơn với đất nước hay không khi đặt em bên cạnh hàng trăm, hàng ngàn học sinh đã đoạt giải Olympia, đi học nước ngoài rồi không về nước. Sự trưởng thành của ý thức con người về mặt triết học là không nhỏ. Rất nhiều tác phẩm triết học, văn học, điện ảnh đã tìm cách giải đáp và diễn đạt nó.

Tôi có hai ví dụ:

jeudi 22 août 2024

Trần Hưng - Vài kỷ niệm về Alain Delon


Đọc báo thấy tin tài tử Alain Delon vừa mới mất và ba đứa con của ổng đang cãi nhau như chó với mèo để giành giựt gia tài, mới thấy rằng trong cuộc đời mình khúc cuối hong quan trọng.

Quan trọng là lúc còn trẻ mình đã thấy được gì, làm được gì, đã trải nghiệm cuộc sống như thế nào, có báo hiếu được cho cha mẹ hong, có bao nhiêu người yêu mình v.v…

Hồi còn bé hong nhớ năm nào tui được bà chị và bồ của bả dẫn đi xem phim « La Piscine » ở rạp Vĩnh Lợi có Alain Delon và Romy Schneider đóng vai chính. Bây giờ tui còn thắc mắc là tại sao hồi đó khứa gác cửa lại cho cho tui vô, tại phim này cũng thuộc thể loại người lớn lớn mà. Tới mấy cảnh Romy Schneider thay đồ tắm tui sợ quá lấy bàn tay che mắt lại nhưng hở hở ngón tay ra nên thấy hết, ghê thiệt !

lundi 19 août 2024

Lê Nguyễn - Mối diễm tình của Alain Delon và Romy Schneider


Hai ngày qua, tin tức về sự qua đời của diễn viên điện ảnh Alain Delon (1935 -18.08.2024) đã tạo nên sự xúc động trong giới yêu nghệ thuật, nhất là nghệ thuật điện ảnh.

Để tưởng nhớ một trong những diễn viên huyền thoại của nền điện ảnh Pháp, bài dưới đây xin giới thiệu mối diễm tình của Alain và nữ diễn viên điện ảnh cùng thời Romy Schneider.

MỐI DIỄM TÌNH CỦA ALAIN DELON VÀ ROMY SCHNEIDER

Một ngày tháng Sáu năm 1958, nữ diễn viên điện ảnh Romy Schneider bay đến Paris (Pháp) để tham gia diễn xuất trong bộ phim Christine đang quay tại đây. Sau loạt phim Sissi được giới thiệu với công chúng vào những năm 1955–1958, cô diễn viên người Áo này được xem là một phát hiện mới của làng điện ảnh, và nhiều người thường nhắc đến cô bằng cái tên Sissi quen thuộc.

Nguyễn Hoàng Ánh - Adieu, Alain Delon !

Lần đầu mình biết về Alain Delon là năm 16 tuổi, khi vào học đại học ở Thanh Xuân nhìn thấy tấm hình chàng dán trên tường cạnh giường cô bạn cùng phòng ở Đà Nẵng ra học.

Dân Bắc Việt chỉ biết về điện ảnh Liên Xô, không có thói quen để ý diễn viên. Hình như ngoài Tamara Samoylova, người đóng Anna Karenina, mình chưa từng nghe tới diễn viên nước ngoài nào khác.

Trong nước cũng chỉ nghe tới Thế Anh, Lâm Tới, Trà Giang, Ái Vân… Họ cũng không được đóng vai nào chú trọng bề ngoài, nên khi lần đầu nhìn thấy tấm hình bé xíu của Alain Delon mình đã thật sự choáng ngợp với vẻ đẹp lộng lẫy, nhất là đôi mắt xanh hút hồn và nụ cười mỉm chết người của chàng.

Christine Lưu - Những thần tượng tuổi trẻ của thế hệ chúng tôi từ từ ra đi

Với tôi là tuổi nhí, tuổi mới lớn. Ngày ấy, cứ cho là 1970 đến 1974. Saigon Cinéma nóng sốt bởi Alain Delon.

Biết bao lần chị em tôi chạy PC hoặc Honda Dame đến gởi xe trước Eden, tản bộ thong thả qua rạp Rex, xếp hàng guichet mua vé lên lầu. Không bao giờ ngồi dưới nhà, không biết tại sao, hình như có một sự “phân chia”.

Đi thang máy lên lầu, truớc giờ chiếu, đèn còn sáng, có nguời cầm cái thúng đi bán chewing gum, kẹo … Rồi đèn tắt tối om, bắt đầu là phim thời sự trắng đen, sau đến phim chính là phim màu.

Lê Học Lãnh Vân - Người xưa đâu tá

Khoảng năm 1972 - 1973, qua những người bạn trường Pháp, Vương biết tài tử thần tượng Pháp Alain Delon. Anh chàng chuyên xuất hiện trên thảm đỏ với các tài danh như Sophia Lauren, Romy Schneider, Brigitte Bardot... khiến người hâm mộ các nữ tài tử kia phải ghen tức!

Những năm ấy bom đạn chiến tranh rền vang rền Miền Nam nhưng không khí tại Sài Gòn vẫn tưng bừng văn hóa, văn nghệ, học thuật rất khai phóng và, đương nhiên, đa nguyên.

Vương gặp trong đô thành những thanh niên bừng lửa giận ra sức bảo vệ nền Tự do, những thanh niên cần cù dùi mài chuyên môn chờ ngày đất nước thanh bình góp phần phục hồi đổ vỡ và phát triển quê hương. Những thanh niên buồn nôn trước sự đời phi lý nên nghiêng về bỏ mặc mọi chuyện thời sự, và những thanh niên ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam... 

dimanche 18 août 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Alain Delon (1935-2024)

 

Alain Delon, một tên tuổi lớn của điện ảnh Pháp và thế giới vừa qua đời hôm nay, 18/08/2024 tại Douchy-Montcorbon (Loiret) - theo một thông báo gởi cho AFP từ ba người con của ông.

Từ vài tháng nay, tình trạng sức khỏe của Alain Delon là chủ đề cho các mâu thuẫn, giận hờn, tranh cãi và cả thưa kiện từ ba người con của ông. Một sự kiện đáng buồn khi chuyện nhà, riêng tư và sức khỏe cũng như khả năng nhận thức, minh mẫn lúc về già của ông đã bị ba người con, chia phe, phơi bày trên báo chí và truyền thông lá cải tại Pháp.

Alain Delon là hình mẫu đẹp của nam giới tại Pháp và là một biểu tượng khổng lồ, bất khả xâm phạm của điện ảnh Pháp. Le Samouraï, La Piscine, Plein Soleil, Borsalino, Les Clan des Siciliens, hay Le Guépard, những bộ phim kinh điển của môn nghệ thuật thứ 7 đều có một mẫu số chung: Alain Delon!

Lê Huy Lương - Alain và Romy

 

Câu “đẹp trai như Alain Delon” không chỉ thường nghe thấy tại Sài Gòn vào những năm thập niên 1960-70 và vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, mà hầu như khắp nơi trên thế giới - Hàn Quốc, Nhật Bản… Nam Mỹ, Phi Châu.

Thế nhưng, cái tên Alain Delon không chỉ gợi lên cái đẹp của tuổi trẻ, với cặp mắt sâu phóng đãng, pha chút hoang đàng, bất cần đời. Long đong lận đận từ bé, cho đến khi trở thành diễn viên điện ảnh, khoác lên Alain Delon một “huyền thoại”, như James Dean, Marlon Brando…

Cha mẹ ly dị năm mới lên 4, từ đó cậu bé Delon không có một mái nhà êm ấm - bỏ học sớm, học nghề không xong. Năm 17 tuổi đăng lính hải quân, được huấn luyện trở thành chuyên viên truyền tin, và được gửi sang phục vụ trong đơn vị đóng ở Sài Gòn.

Tuấn Khanh - Alain Delon qua đời ở tuổi 88 (1935-2024)

 

Alain Delon, nam diễn viên nổi tiếng từng đóng vai chính trong một loạt phim kinh điển như Plein Soleil, Le Samouraï Rocco and His Brothers, đã qua đời ở tuổi 88, gia đình của ngôi sao này xác nhận với giới truyền thông Pháp.

“Alain Fabien, Anouchka, Anthony cũng như chú chó Loubo vô cùng đau buồn khi thông báo về sự ra đi của cha mình".

Ông ấy đã qua đời thanh thản tại nhà riêng ở Douchy, được "bao bọc bởi ba đứa con và gia đình,” thông cáo riêng cho biết, và gia đình cũng yêu cầu sự riêng tư khi đưa tin về ngôi sao này.

dimanche 5 mai 2024

Đặng Chương Ngạn - Tại sao sách không dán nhãn 13+, 16+, 18+... như phim ?

1- Sáng nay, đó là câu hỏi đầu tiên của tôi : Tại sao không dán nhãn sách 13+, 16+, 18+ như các sản phẩm điện ảnh?

Một số lý giải rằng do phim với hình ảnh có tác động quá mạnh với trẻ em nên phải thế! Lý giải này không thỏa đáng: Ngôn ngữ với một số người còn có tác động mạnh hơn cả hình ảnh, để lại ấn tượng sâu sắc và khủng khiếp hơn. Âm thanh cũng vậy.

Một hình ảnh chết chóc chúng ta nhìn thấy có khi không gây sốt bằng một hình ảnh chết chóc như vậy khi đưa vào phim ảnh, và có thể còn khủng khiếp hơn khi nó được nhà văn viết bằng ngôn ngữ.

mercredi 17 avril 2024

Đỗ Hoàng Diệu - Phim có lợi cho cộng sản, bị cộng sản cấm !

Tôi vừa xem tập 1 phim The Sympathizer (Cảm tình viên) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Viet Thanh Nguyen.

Ở đây tôi không bàn tới nghệ thuật của phim, quan điểm đúng sai của nhà làm phim.  Chỉ là mấy băn khoăn muốn bày tỏ với những người có trọng trách giữ cổng nền văn học nghệ thuật tư tưởng của Việt Nam hiện nay.

Tại sao Việt Nam, đầu tiên là không cấp phép in tiểu thuyết Cảm Tình Viên, sau đó là không cho phép đoàn làm phim được quay trong nước, cuối cùng là không cho phép tiếp sóng? Khi mà ngay từ tập 1, nội dung phim đã đầy những manh mối có lợi cho Cộng sản và bất lợi cho Cộng hòa cho Hoa Kỳ.

mardi 16 avril 2024

Đỗ Hùng - Cảm tình viên (The Sympathizer)


Tập 1 xem khá ấn tượng, nhưng cảm giác phim điện ảnh hơn là ti vi.

1. Cô Kỳ Duyên đẹp và thoát hẳn chất người dẫn chương trình.

2. Giọng Bắc 54 của một số nhân vật phụ nữ Sài Gòn (như nhân vật cô Kiều Chinh đóng) nghe hay.

3. Giọng mấy người còn lại nói tiếng Việt lơ lớ.

4. Tiếng Việt (nói) có vẻ được dịch từ kịch bản tiếng Anh sang nên khá gượng. Nhân vật Phan Xi Nê đóng nói những câu lúc tra tấn cô giao liên Việt Cộng nghe như đang diễn kịch. Cô giao liên Việt Cộng bị tra tấn mà nói “Sài Gòn thất thủ” nghe không ổn lắm, “sụp đổ” nghe ổn hơn.

jeudi 4 avril 2024

Trịnh Đình Sĩ - Địa Đàng

 

Thuở cũ, tôi luôn dành một tình cảm nồng nhiệt cho Eden, rạp hát nằm phía bên kia vườn hoa, mặt đối mặt với Rex. Eden có lẽ là rạp hát đặc biệt nhất và độc đáo nhất Sài Gòn trong ký ức của tôi, vì nhiều lẽ mà chỉ hẳn một mình nó mới biết là mình thừa kiêu hãnh gìn giữ được!

... Trước hết, nếu tôi nhớ không chệch, duy nhất nó là nằm trong một hành lang thương mại như Passage Eden, lúc đó được quy hoạch tại một vị trí rất vàng mười của cả thành phố ngày nào.

Muốn tìm tới Eden, người ta có thể đi qua ba lối vào. Một quay đầu ra phía đường Tự Do, gần nhà sách Xuân Thu và dãy cửa hàng bán tơ lụa. Một lối nữa quay đầu ra hướng Lê Lợi, nhìn ra một quảng trường và vườn hoa nhỏ khác chia cách nó với dãy phố bên kia toàn là cửa hàng bán hàng giảm thuế của nhà đoan. Cuối cùng, là mặt từ phía Rex, ngày trước thì người ta phải đi qua một cái lối chật nằm sát nách một quan bar hay một nhà hàng nào đó hình như là Queen Bee. Về sau, passage ấy đã mở hẳn thành một cửa vào nữa, khang trang mà rộng rãi hẳn lên.

vendredi 22 mars 2024

Nguyễn Hồng Lam - Thương Tín, hòn cuội đóng rêu

 

(ANTG - Chủ Nhật, 28/10/2007, 09:57) Thành công trên sân khấu nhưng với đời thường, Thương Tín đã nhiều lần thú thật: “Tôi chỉ là một kẻ lạc loài và thất bại, chưa bao giờ thủ nổi vai một người đàn ông, một người chồng, người cha tử tế. Ăn chơi phóng đãng, phá phách, cờ bạc, ma túy..., bao nhiêu thói tật của đời nghệ sĩ, tôi đã tự vơ hết vào mình bấy nhiêu. Cuộc đời tôi đã nhiều lần đứng trên bờ vực thẳm”.

Vì thế, chẳng ai ngạc nhiên trước cái tin Thương Tín bị bắt quả tang trên chiếu bạc tổ chức ngay trong quán cà phê mang tên anh, do chính anh làm chủ ở số 14/3 đường Cây Trâm, phường 8, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh vào chiều 22/10/2007.

Và đó cũng chưa phải là sự kết thúc. Nó chỉ là một mảng màu tối được hắt thêm vào bức tranh cuộc đời đã quá loạn sắc của gã nghệ sĩ phóng đãng, lắm tài nhưng nhiều tật.

mardi 12 mars 2024

Tiểu Vũ - Giải Oscar đầu tiên trong lịch sử Ukraina : 20 ngày ở Mariupol

 

"20 ngày ở Mariupol" (20 Days in Mariupol) là bộ phim vừa giành giải Oscar cho hạng mục phim tài liệu hay nhất.

Bộ phim đã gây chấn động toàn cầu và là một phần lịch sử đáng nhớ của một kỳ Oscar.

Phim cũng được chiếu vào đầu phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Phùng Hồ - Viếng bạn học cũ « xấu số »

Sáng 10/03/2024, bốn anh em chúng tôi: Phùng Hồ, Vũ Như Cương, Trịnh Đức Cường và Phạm Gia Ngữ, được con tôi là Hồ Hải lái xe đưa đi thăm gia đình người bạn học cũ “xấu số”, anh Trịnh Văn Khải (1938-1993).

Anh Khải người làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, năm 1959 cùng chúng tôi thi vào khoa Vật lý, khóa 4, trường Đại học Tổng hợp, rồi được chọn sang trường Chuyên tu Ngoại ngữ Gia Lâm học tiếng Nga và tháng 8/1960 sang học khoa Vật lý trường Đại học Tổng hợp Kiev, Ucrain (Liên Xô).

Vì ở trường Đại học Tổng hợp Kievhai năm đầu người ta dạy bằng tiếng Ukraina, nên 13 anh em lưu học sinh khoa Vật lý Việt Nam và số anh em lưu học sinh Trung Quốc học chung trong một lớp dạy bằng tiếng Nga. Nhưng học xong năm thứ nhất vào khoảng tháng 6/1961 anh Khải nhận được thông báo lên Matxcơva về nước, cả anh Khải và chúng tôi không biết lý do.

Mai Quốc Việt - Đạo diễn phim tài liệu "20 ngày ở Mariupol" đoạt giải Oscar lần 96 nói gì?

 

"Đúng ngày thứ 20 chúng tôi rời khỏi thành phố Mariupol, mang theo tư liệu phim nháp là 30 giờ quay phim. Chúng tôi cảm thấy có lỗi khi đã rời đi, chúng tôi muốn còn quay nhiều hơn thế. Trên đường rời đi ý tưởng về một bộ phim tài liệu đã xuất hiện.

Chúng tôi đã khóc khi quay phim.

Chúng tôi đã khóc khi xem lại phim nháp.

dimanche 3 mars 2024

Hoàng Quốc Dũng - Đào, Phở và Piano

 

Trong hai ngày liên tiếp, tôi đi xem hai bộ phim và cũng là tình cờ cả hai phim đều là phim về chiến tranh.

Tôi không phải là người say mê cinéma nên chỉ đi xem phim rất ngẫu hứng khi có thời gian. Có mặt ở Hà Nội trong dịp Tết, tôi có nghe nói loáng thoáng về một bộ phim được coi là rất hay, rất hot đang được trình chiếu tại Hà Nội. Trong đó có cả cảnh nóng tình yêu lãng mạn, có cả phở và cũng có cả âm nhạc. Ôi thích quá.

Được một người bạn thân có nhã ý rủ đi xem, tôi đã chấp nhận ngay. Đất nước mình bây giờ đổi mới rồi, chắc tư duy làm phim cũng khác hoàn toàn. Không như cái hồi tôi còn nhỏ và thời thanh xuân của tôi, toàn chỉ được xem phim tuyên truyền, chán đến mức tôi không bao giờ đi xem phim nữa. Bây giờ mà còn làm phim tuyên truyền thì chó nó xem. Hoàn toàn với tinh thần như vậy, tôi hồ hởi đi nhanh đến rạp.

Dương Quốc Chính - Phim tuyên truyền this và that

 

Cũng là phim tuyên truyền nhưng ngày xưa làm hay hơn bây giờ rất nhiều. Ví dụ như Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn...Hồi bé mình xem mấy phim đó cảm thấy nó sống động như bước chân vào cuộc sống thời ấy.

Ván bài lật ngửa Biệt động Sài Gòn là phim nhiều tập, bao cảnh rộng lớn, quay trong thời gian rất dài, đến nỗi diễn viên già hẳn đi. Nhưng từ diễn xuất đến phim trường đều rất thật.

Tất nhiên hồi bé, khi phim mới ra, thì mình ít có kiến thức lịch sử, nên không thể thấy sạn, nếu có. Nhưng kể cả sau này xem lại vẫn không thấy có sạn mấy, trừ những đoạn hơi phóng đại cho tuyên truyền, nhưng đại ý là nó không có những đoạn phi logic ngớ ngẩn như phim Đào. Hai phim này có lẽ là dạng bom tấn của điện ảnh xã hội chủ nghĩa.