1/ Một người tôi quen ở ngoài Hà Nội, có lần thắc mắc, "Bấy lâu nay cứ gọi "mì chính". Nhưng, "mì"? Đây đâu phải bánh mì cũng chẳng phải sợi mì. Tôi thưc sự không hiểu".
Này, "mì-chính" là tiếng Tàu, ồ, bây giờ gọi ... "tiếng Trung"!
Chất monosodium glutamate (gọi tắt MSG), người Trung Quốc chuyển dịch thành 味 精 (âm Hán-Việt "vị tinh") => Tiếng Hoa Bắc Kinh đọc /wèi jīng/. hao hao "wầy-chíng", tiếng Hoa Quảng Đông đọc /mì-chíng/!
Nhiều người ở miền Ngoài nói theo Tàu (phiên âm) => "mì-chính"! Trong khi đã có Việt hóa, nói thuần Việt: đây là "bột ngọt".
2/ "Phanh" chẳng phải tiếng Việt. Nhiều người ở miền Ngoài nói theo Tây (phiên âm "frein") => "phanh"!
Lạ thiệt! Người trong Nam tiếp xúc với Pháp trước (hồi Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa), nhưng chuyển ngữ "frein" sang tiếng Việt là "thắng".
Ở ngoài bắc, trước khi tiếp xúc với Tây, ắt phải dùng tiếng Việt chớ còn gì nữa! Trong tiếng Việt, có cách dùng chữ là "thắng" (nghĩa là giảm dần, dừng lại), bởi đây được dùng trong chữ Nôm (ghi lại Nam âm, thuần Việt) từ lâu rồi.
"Thắng", tỉ dụ "thắng ngựa" ghi bằng chữ Nôm: 乘 馭. Bên Hán-Việt, trong chữ Hán, gọi là "đình mã" 停馬, cho ngựa dừng lại.
(Mở ngoặc ghi chú, kẻo lẫn lộn: "thắng" trong tiếng Việt khác nghĩa với "thắng" trong chữ Hán. Chẳng hạn "bách chiến bách thắng 百 戰 百 勝. "Thắng", chữ Hán 勝, viết khác và nghĩa khác so với "thắng" thuần Việt, hồi xưa ghi bằng chữ Nôm: 乘).
Có không ít người vì quen phiên âm "phanh", rồi cự nự "thắng" là phương ngữ trong nam thôi. Buồn quá đi, phiên âm riết rồi quên mất trong tiếng thuần Việt bao đời đã gọi "thắng"!
3/ Tiếng Việt chúng ta không quá giàu nhưng cũng không nghèo tới mức phải “sính Tàu”, “sính Tây”.
[Chưa hết, hiện nay thì "sính chêm tiếng Anh bồi, tiếng Mỹ ba rọi". Trước 1975, ở miền Nam, người Mỹ đầy nhóc nhưng không "sính chêm Anh, Mỹ" như hiện nay].
Lòng tôi không khỏi ngờ ngợ: Phải chăng đất nước này xuất hiện quá nhiều người "lạ"? Họ có-nói-tiếng-Việt chỉ để làm màu, thành thử chữ nghĩa tùy tiện, không biết thương biết trọng tiếng Việt.
NGUYỄN CHƯƠNG 08.04.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.