Di sản là những giá trị mà tiền nhân để lại cho hậu nhân.
Di sản cấp địa phương, cấp quốc gia, cấp thế giới không còn là những giá trị mang tính cá nhân mà có độ phổ quát và tính giá trị tương ứng.
Không có một cá nhân/tổ chức nào được quyền tước đoạt quyền giữ gìn, thụ hưởng di sản khi nó đã mang tính phổ quát! Càng không có cá nhân/tổ chức nào có quyền tước đoạt quyền gìn giữ, thụ hưởng di sản của cộng đồng hiện tại hay thế hệ sau!
Năm xưa, khi tập đoàn Đức Long Gia Lai muốn làm thủy điện tại vùng lõi vườn Quốc gia Cát Tiên, một nữ nhà báo (báo to) ở Tây Nguyên “hạ sơn” xuống Đồng Nai nói “Dự án nằm trong quy hoạch điện quốc gia của nhà nước sao lại phản đối?”
Ông Trần Văn Thành-giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên khi ấy đáp rằng: “Thưa chị nhà báo, tôi là người nhà nước đây. Cái gì nhà nước chưa hiểu, chưa rõ mà không hợp lòng dân thì người nhà nước cần hỏi kỹ nhà khoa học, nhà báo chứ không hẳn cái gì nhà nước quyết làm cũng đúng.”
Cả hội trường họp báo vỗ tay! Tôi vỗ tay đến mức nóng hai tay. Từ đó về sau, tôi thầm cảm ơn ông Thành vì câu nói ấy. Bởi ông ấy không nói, tôi sẽ là người đầu tiên đứng lên nói và chắc có lẽ không “nhẹ nhàng” như vậy trước bất cứ ý kiến nào “ăn rừng”, “ăn di sản”.
Nếu Việt Nam bị tước danh hiệu di sản thế giới thì hậu quả ấy không phải một Ban thường vụ tỉnh ủy hay một chứ ký Chủ tịch Ủy Ban tỉnh có thể kiểm điểm tập thể/cá nhân là xong.
Bởi không có cá nhân quyền lực hay tập thể quyền lực nào sẽ yên ổn trước bất cứ quyết định “bắn súng lục vào quá khứ” cả!
Thậm chí cháu con của những người đã hủy hoại di sản cũng không tránh khỏi “nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”…
MAI QUỐC ẤN 06.11.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.