1. “Dưới sức ép của Nga, quân Ukraine ở Avdiivka đã phải rút khỏi khu công nghiệp.”
Trong hai ngày qua trên mạng rộ lên những tin tức kiểu như vậy. Ngay bản thân blogger Usov thân Ukraine cũng post bài trên mạng xã hội giật tít “tin xấu đây…”. Và hôm qua sau khi nhận được khá nhiều câu hỏi về vấn đề này, tôi đã xin khất đến hôm nay để tìm hiểu hầu quý vị.
Xin báo cáo rằng, tôi cũng không có nguồn tin nào khác ngoài mạng xã hội và các nguồn công khai khác trên internet. Tất nhiên từ đầu chiến tranh do đã đặt quan hệ nên tôi có thể nhắn tin hỏi thêm cho rõ tới một số người phân tích quân sự trên thế giới, vậy thôi.
Về tình hình Avdiivka, chẳng hạn theo Denys Davydov thì anh này chỉ rõ: Hai ngày qua quân Ukraine tiếp tục tấn công vào Horlivka (bài cách đây 2 ngày tôi đã báo cáo) ở phía nam làng Shumy và có kết quả. Khu vực làm chủ mở rộng hơn, và buộc quân Nga phải lập phòng tuyến ở đây để che chắn cho tuyến tiếp vận của chúng từ Horlivka tới Avdiivka. (Mời quý vị xem bản đồ số 1)
Kết quả của nó – theo một số tài khoản trên mạng xã hội mà tôi tin chắc là của người Nga họ đều kêu ca, than vãn về một thế trận kỳ lạ: Quân đội Nga vốn đã không đủ phương tiện vận tải, lại còn phải chạy xe theo một con đường ngoằn ngoèo hoàn toàn nằm dưới tầm pháo đối phương (bản đồ số 2) và do đó nó tạo ra trên con đường này một thứ gọi là “nghĩa địa xe Nga ” (ảnh số 3).
Vì vậy, nếu nói về tình hình Avdiivka, với những điều kiện như vậy thì tôi cũng không rõ được quân Nga có thể tấn công kiểu gì mà có kết quả ở đó? Tất nhiên chúng ta sẽ không loại trừ việc chúng sử dụng những lực lượng đang có tại chỗ, và với những nỗ lực nhất định thì sẽ gây ra được những áp lực nhất định. Nhưng tôi cũng không bao giờ tin rằng những áp lực đó là đủ giữ được trong một thời gian đủ dài.
Thực tế thì theo những nguồn thông tin khác nữa, quân Nga đã cố gắng tấn công vào nhà máy hóa chất (trên bản đồ tôi đánh số 4, thể hiện bằng những mũi tên nhỏ màu đỏ tấn công vào khu vực khoanh vàng). Trong khi một số đơn vị khác giữ hàng cây ở phía tây bắc, nhưng bị quân Ukraine dùng pháo binh bắn sau đó phản kích bằng bộ binh cơ động trên các xe bọc thép Bradley – thể hiện trên bản đồ bằng các mũi tên xanh nhỏ.
Kết quả là lực lượng Nga đánh vào nhà máy không có kết quả phải lùi. Còn bọn ở hàng cây bị tiêu diệt hết, làm cho Bộ chỉ huy Nga buộc phải tổ chức một mũi tấn công theo hướng Stepove, sau đó vòng xuống tấn công song song với hàng cây hòng bọc hậu lực lượng Ukraine vừa tấn công ở đây. Điều đó làm cho quân Ukraine vừa tấn công phải lùi về phía tây nam của nhà máy.
Ngày hôm nay báo chí nước nhà còn cố giật cái tít rùng rợn “Những km vòng vây cuối cùng, Nga tiến vào Avdiivka bằng mọigiá”. Nhưng ngay trong bài, bọn lều báo này phải thừa nhận rằng quân Nga tiến rất chậm và chịu thiệt hại to lớn (mặc dù cố chua thêm một câu là theo đánh giá của phương Tây).
Tôi phải nói rằng những tin tức dạng như vậy trong những ngày qua là rất nhiều, và theo truyền thống truyền thông bẩn của cả Nga lẫn các nước anh em của chúng, thì càng khó khăn thua đau, chúng càng bịa đặt trắng trợn. Thực sự, tôi không còn đủ sức và thời gian để làm cái việc là đi lọc tin nữa. Chúng làm những việc thực sự bẩn thỉu, kiểu như hôm qua có bài giật tít: “Tổng thống Zelensky cảnh báo Tổng tư lệnh Zaluzhny đừng can dự vàochính trị”. Nhưng trên thực tế, theo bác NTT thì “Zelenskyy nói nguyên văn là: nghĩ như chỉ huy quân sự hay nghĩ như chính trị gia phải rõ ràng.”
Bình loạn : Thiển nghĩ, đến bây giờ sau gần 2 năm chiến tranh, có những cái quá rõ ràng như cách đây cả tháng giới truyền thông (nước nào đó) đã sử dụng lợi thế của mình là nắm những tờ báo “chính thống” nhưng thực sự là những cái “mồm bẩn” đã gào thét: Nga đang chuẩn bị khép vòng vây ở Avdiivka… Nhưng đến nay chỉ thấy quân Nga chết đều đều, số xe tăng, xe bọc thép và pháo binh bị biến thành phế liệu cũng đều đều hàng ngày, mà cái gọng kìm vẫn cứ là từ 6 ki-lô-mét xuống… 5.200 mét!
Do đó, về tình hình Avdiivka thì có thể sẽ có xê dịch về giới tuyến (đường tiếp xúc) nhưng nó là chuyện bình thường của chiến tranh, nhưng về mặt tổng thể thì cuộc chiến vẫn đi theo một hướng chung là quân Nga tiếp tục hao tổn những lực lượng to lớn trong khi sức sản xuất trong nước đủ ở mức “bóc ngắn, cắn dài” kiếm củi 3 năm tiêu một giờ.
Xin nhắc lại là ngày 26/10 tôi đã có bài “Avdiivka đang lâm nguy”. Trong đó tôi đã phân tích đặc điểm địa hình của khu vực xung quanh Avdiivka, tương đối thuận lợi cho phòng thủ và khó khăn cho tấn công, cho dù ở phía nào. Đến đây, chúng ta cần phải quay lại với cái anh Davydov trên đây tôi đã dẫn. Anh viết trên mạng rằng quân Nga do bế tắc trong việc khép gọng kìm, đã phải tổ chức tấn công một mũi trực diện trên hướng Skotovata. Nhưng anh này phân tích đúng như tôi hình dung trong bài về địa hình Avdiivka hôm trước, cho rằng với phòng thủ của quân Ukraine dựa trên những con ngòi và điểm cao ở đây, thì mũi tấn công này không những không đem lại kết quả mà chỉ đem lại thiệt hại lớn cho quân Nga.
Ngoài ra quân Nga cũng tấn công ở Novomykhailivka nhưng điều tất yếu cũng sẽ lại là chỉ đem lại kết quả tương tự như trên đây mà thôi, vì quân Ukraine ở đó đã sẵn sàng. Hiện nay thời tiết đang dẫn đến thảm cảnh như trong bức ảnh tôi đánh số 5 và số 6 kèm theo bài này – mô tả “thảm cảnh” của quân Ukraine đang bơi lội trong bùn. Và như thế, chẳng nhẽ quân Nga vì dùng chân để tấn công nên có kết quả?
Chưa dừng lại ở đó, lều báo xứ nào còn rùng rợn cỡ này: “Chiến sự Ukraine 27/11: Bộ chỉ huy Kiev ở Avdiivka rút chạy,Nga tiến nhanh”. Chúng ta cần để ý, cũng cái thằng lều báo Tuấn Sơn này – người mà nếu tôi không nhầm là tôi có biết nó, đã từng gửi bài vì nó đề nghị cộng tác nhưng tôi thấy nó hò hét “shit Putox thơm” to quá, cái loại mồm toilet đó tôi không chơi – nó có loạt bài như thế này:
- Chiến sự Ukraine 26/11: Nga mở “cánh cửa thép”, tiến vào Avdiivka
- Chiến sự Ukraine 25/11: Hàng loạt hầm ngầm của Kiev ở Nam Avdiivka thất thủ
- Chiến sự Ukraine 24/11: Nga phá vỡ phòng tuyến Kiev ở 2 bên sườn Avdiivka
- Chiến sự Ukraine 23/11: Tăng thiết giáp Nga bất ngờ tiến vào Avdiivka
- Chiến sự Ukraine 22/11: Nga sắp kiểm soát hoàn toàn thành phố Marinka
- Chiến sự Ukraine 21/11: Nga đột phá ở Avdiivka, lữ đoàn 110 Kiev rút chạy?
- Chiến sự Ukraine 20/11: Nga đột phá nhanh, lính Kiev đầu hàng ở Avdiivka
- Chiến sự Ukraine 19/11: Nga đã quét sạch đường vào nhà máy than Avdiivka
- Chiến sự Ukraine 18/11: Kiev có dấu hiệu vỡ trận ở nam Avdiivka
- Chiến sự Ukraine 17/11: Nga lật ngược thế cờ ở Bakhmut, quân Kiev rút lui
- Chiến sự Ukraine 16/11: Nga siết vây Avdiivka, Kiev rút lui ở Petrovskoe
Đó – nó lải nhải cả bao nhiêu tháng nay mà cửa thép mở đâu? Rút lui đâu? Xiết vây đâu? Xoen xoét cái mồm như con đĩ.
2. “Cuộc chiến tranh pháo binh” – cán cân đã nghiêng về phía quân Ukraine.
Từ lâu nay tôi vẫn ngồi tính toán hàng ngày với bác NTT xem xét các số liệu trên thông cáo chiến sự của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine và đưa ra nhận xét rằng phía Ukraine tập trung tiêu diệt pháo binh của Nga… Mới đây trên Newsweek có một bài về diễn biến này.
Quân đội Ukraine thua xa Nga về trang bị quân sự nhưng với sự hỗ trợ của các nước phương Tây, quân đội này đang hoạt động rất tốt ngoài mong đợi của giới quan sát và cả Putox.
Gần đây, một bài báo được xuất bản bởi tờ “Newsweek” trong đó bàn luận về việc Nga phải đối mặt với tổn thất pháo binh nhiều hơn Ukraine như thế nào.
Bài báo đề cập đến Báo cáo chính thức của quân đội Ukraine, theo đó Ukraine đã phá hủy được 2.272 khẩu pháo nòng và 167 giàn pháo phản lực phóng loạt các loại (MLRS) trong một thời gian ngắn – chỉ ba tháng, từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023. Cùng kỳ năm 2022, Ukraine chỉ phá hủy được khoảng 789 khẩu pháo và 108 MLRS của quân xâm lược. Vì vậy, số lượng pháo binh Nga bị phá hủy tăng lên rất nhiều.
“Cuộc chiến tranh pháo binh”
Newsweek đã liên hệ với Ivan Stupak, người đang làm cố vấn cho ủy ban tình báo và quốc phòng của quốc hội Ukraine, người này đã cho biết thêm rằng từ vài tháng trước, quân đội Nga đang sử dụng nhiều loại pháo kéo loại được sản xuất từ giữa những năm 1950 đến giữa thập niên 1960 – loại D-30 và cả loại pháo kéo D-20, có tầm bắn tối đa khoảng 9 đến 11 dặm trong khi Ukraine có hệ thống Archer của Thụy Điển với tầm bắn hơn 30 dặm. Ông này nói thêm rằng Nga hiện đang cạn kiệt hệ thống pháo binh.
Ukraine đã nhận được đạn dược tiên tiến của NATO và giờ đây họ cũng có hệ thống tên lửa ATACMS, điều này đã và đang trở thành một vấn đề đau đầu khác đối với những kẻ xâm lược.
3. Còn có những gì nữa liên quan đến cuộc xâm lược của Putox?
- Cơn bão lịch sử trên Biển Đen – lớn nhất trong 100 năm qua đã quét sạch các công sự phòng thủ của Nga trên bờ biển bán đảo Crimea.
- Lâu nay Nga không thả UAV tự sát vào Kyiv, do đó người Ukraine mặc dù đã cảnh báo “mày tấn công ta thì tao cũng tấn công mày” – cũng không làm gì. Nhưng ngay khi Nga thả 75 cái Shahed (Ukraine bắn hạ 74 cái) thì sau đó trạm điện ở Mátxcơva cũng bị tấn công.
- Trạm biến áp của nhà máy động cơ xe tăng của Nga ở Chelyabinsk bị cháy nổ cực to.
- Nga bí mật bàn thảo với Trung Quốc để làm đường hầm dưới Biển Đen nối với bán đảo Crimea.
Bình loạn :
- Tiếc nhỉ, giá mà “cụ” Kuznetsov ở đây thì chắc là cũng xuống đáy Biển Đen mà an hưởng tuổi già.
- Tự dưng tôi nhớ đến Trạm hạ thế Chagino, nơi tôi đã đến thăm một lần vào năm 2008. Trạm biến áp Chagino này ở khu vực đông nam thành phố Mátxcơva được xây dựng vào năm 1964, được trang bị sáu máy biến áp tự ngẫu hạ thế mức 500kV. Vào thời điểm đó, các chức năng tương tự được thực hiện bởi bảy trạm biến áp khác hợp thành “Vòng điện năng Mátxcơva”, từ đó điện được cung cấp cho thủ đô Mátxcơva, vùng Moskva Oblast và cả các khu vực lân cận.
Như vậy xung quanh thủ đô Mátxcơva đến nay vẫn tồn tại từ thời xã hội chủ nghĩa 8 trạm hạ thế lớn, dưới cấp đó cả thủ đô này có khoảng 29 nghìn mấy trăm trạm hạ thế thấp hơn từ 220kV trở xuống. Tôi không ủng hộ tấn công các công trình dân sinh nhưng rõ ràng trò hèn hạ này Putox đã làm từ năm ngoái, nếu người Ukraine làm thì cũng không trách người ta được.
“Kênh Telegram Mash của Nga đưa tin, một đám cháy đã bùng phát tại tòa nhà biến áp của trạm biến áp điện Chagino ở phía đông nam Mátxcơva vào sáng sớm ngày 24/11, khiến khói dày đặc tràn vào khu vực. Ngọn lửa lan rộng 200m2 tại tòa nhà cao 20m đã khiến ngọn lửa khó bị dập tắt. Trước đó, đêm 23/11 một vụ nổ tại trạm biến áp điện ở thị trấn Lytkarino gần Mátxcơva cũng được thông báo…”
- Người Ukraine nào vào được đó (nhà máy Chelyabinsk) mà đốt – có mà Bộ quốc phòng của Shoigu bắt sản xuất thục mạng mà không đưa tiền, thì nó tự đốt để đỡ phải làm thì là đúng.
- Bưng bít mãi cũng chẳng được – rõ ràng là cầu Kerch chẳng hoạt động ra hồn nổi, và bây giờ thì tính chuyện đào hầm. Chúng định bao giờ mới xong?
4. Thời điểm kết thúc chiến tranh sẽ là vào năm 2025 – kế hoạch của Putox là như thế.
Hôm trước sau khi viết bài báo cáo quý vị về vị thế của Putox trong tương quan với The Battle of Avdiivka, có một số câu hỏi đặt ra với tôi. Chẳng hạn bác LHA hỏi rằng tôi đã tính đến phương án Putox điên lên, hắn giật phăng cái mác dân chủ giả hiệu lâu nay mà dựng lên luôn một chế độ độc tài kiểu Stalin ngày xưa, nghĩa là chẳng bầu cử bầu kiếc gì sất?
Đến đây tôi sẽ giải quyết lần lượt từng vấn đề một.
• Thứ nhất. Về câu hỏi “Nga làm gì có đối lập để lật Putox?” – tôi đã viết nhiều lần rồi và lại xin lải nhải một lần nữa ở đây: phe phái đối lập ở Nga bị Putox tìm cách “làm thịt” hết rồi, nên không có. Vì vậy sẽ không bao giờ có chuyện phe đối lập nổi lên chiến đấu lật Putox để có chính quyền mới – điều này chỉ có ở một chỗ nào đó dân chủ hơn chứ với Nga thì NEVER! Vậy nếu có lật đổ, chỉ là phe cánh bên trong chính CÁI VÒNG THÂN HỮU của Putox lật nhau mà thôi.
• Thứ hai. Putox đang toan tính cái gì? Putox thực chất không phải là một tay chiến lược gia về chính trị, mà chỉ là tay cơ hội quen chơi luật rừng. Hắn gặp thời nhờ một đoàn các lãnh đạo phương Tây vừa hèn vừa cơ hội, và chỗ thì hắn lợi dụng, chỗ thì hắn đe dọa và với tất cả thì áp dụng cả hai phương pháp đó. Vì vậy với cuộc chiến tranh ở Ukraine, lúc đầu là các tính toán địa chính trị trên cơ sở Ukraine như miếng bánh bơ – không ngờ lại là quả hồ đào khó gặm.
Sau khi thất bại vài trận, bây giờ thì mục tiêu của Putox chỉ là giữ được ghế Tổng thống, tức duy trì được quyền lực ít nhất thêm một thời gian nữa. Mà muốn như vậy, hắn cần phải tổ chức được một cuộc bầu cử bình thường, trên nền một cái gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt” đã được COI NHƯ LÀ kết thúc thắng lợi. Sau khi bầu cử xong – thực chất chỉ là một quá trình cho một lễ đăng quang chính thức vào tháng Tư 2024, hắn còn đặt cược vào khả năng thắng cử của Donald Trump ở nước Mỹ vào tháng 11 năm 2024. Trên cơ sở đó, hắn sẽ thấy các hỗ trợ của nước Mỹ cho Ukraine hết, chấm dứt và hắn sẽ là người chiến thắng.
• Thứ ba. Nếu làm như vậy, thì Putox phải kéo dài được chiến tranh, nghĩa là phần lớn dựa trên phòng tuyến Surovikin, đánh lấn ra ở Donetsk sau khi chiếm được Avdiivka, tiếp tục đánh lấn ở Kupyansk để tái chiếm thành phố này. Để thực hiện được nó, Putox phải có những tiền đề sau:
(1) Tiếp tục thúc đẩy công nghiệp quốc phòng để phục hồi và sản xuất mới được nhiều xe tăng, xe bọc thép, pháo, pháo tự hành và đạn dược.
(2) Tiếp tục phát triển các vũ khí mới công nghệ cao như UAV và tên lửa hành trình chính xác.
(3) Tuyển mộ thêm quân lính. Trên chiến trường, hắn cần phải một mặt bảo vệ được cầu Kerch ít nhất như hiện nay và tu bổ nó để nó dần dần hồi phục sức khỏe như ban đầu trước tháng 10/2022, mặt khác thúc đẩy xây dựng tuyến đường sắt Taganrog – Mariupol – Berdyansk – Melitopol.
Về những nội dung trên, việc tăng năng suất hay phục hồi sản xuất của công nghiệp quốc phòng trong điều kiện bị cấm vận công nghệ, chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ của Nga và điều này chúng ta đã bàn từ rất lâu rồi. Nhưng cuối cùng vẫn phải sang Bắc Triều Tiên xin mua lại đạn – cho thấy Nga không thể phục hồi được sản xuất, có thể chỉ đạt một phần nhỏ so với yêu cầu. Điều tương tự cũng diễn ra với lĩnh vực công nghệ cao.
Còn về quân lính, ngay thời điểm hiện tại Putox đang đối mặt với một vấn đề, là hắn không dám huy động quân thêm một đợt nữa trước bầu cử. Vì vậy hắn sẽ chỉ đạo Shoigu tiếp tục xúc tiến tuyển quân trong nhóm những người nghèo đói để lấy lính hợp đồng. Tuy nhiên nguồn này không phải là vô hạn nên chắc chắn sẽ không bao giờ đủ cho nhu cầu “bia thịt” của Nga. Còn về nhiệm vụ bảo vệ cầu Kerch và xây dựng tuyến đường sắt, xa vời à!
• Thứ tư. Đây là mở rộng của câu hỏi thứ nhất và thứ hai: Có những chỉ dấu nào cho thấy vị thế của Putox lung lay và có thể bị lật đổ từ bên trong?
Nga là một nhà nước mật vụ được điều hành bởi… FSB. Do vậy chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy sự phản đối ra mặt của dân chúng đối với lãnh đạo. Các trung tâm thăm dò ý kiến dư luận ở Nga cũng chỉ khảo sát được nhiều lắm vài trăm nghìn dân, trong khi cả đất nước này có gần 150 triệu dân. Do vậy chúng ta cũng sẽ không bao giờ được nhìn thấy những cuộc nổi dậy của dân chúng chống Putox, và các đảng phái đối lập cũng sẽ không bao giờ nổi lên mà lãnh đạo dân chúng làm được việc đó. Tuy nhiên, cá nhân tôi nhìn thấy một số chỉ dấu rất rõ ràng cho một tiến trình lật đổ.
Chúng ta hãy quay lại với Prigozhin và cuộc binh biến của hắn hồi tháng Sáu. Một lực lượng như Wagner, không bao giờ không có FSB trà trộn trong đội hình. Ấy thế mà khi chúng làm binh biến kéo quân về Mátxcơva, FSB hoàn toàn không có một động tác gì để ngăn chặn tiến trình đó: điều quân – không! (FSB có cả sư đoàn xe tăng và những lực lượng đặc nhiệm cực kỳ thiện chiến, Wagner không thể chống được) thậm chí tiến hành ám sát Prigozhin – không!
Câu giải thích duy nhất ở đây là, trong FSB có nhiều phe cánh. Chính Prigozhin cũng nằm trong một trong những phe cánh đó, và khi đó chúng chưa nói chuyện được với nhau. Sau đó thì Prigozhin bị những ông chủ giấu mặt của mình phản bội, và cuộc đời hắn được kết liễu trong một vụ rơi máy bay, sứ mệnh lịch sử kết thúc. Có thể khi đó Putox tìm cách thỏa hiệp được với mấy phe cánh này, và ít nhất vẫn còn giữ được nhánh quân đội trong tay, nên chúng nhanh chóng đồng ý với nhau và số phận của Prigozhin coi như đã an bài.
Ngay cả cái đoạn “ít nhất vẫn còn giữ được nhánh quân đội trong tay” cũng không hẳn là sức mạnh của Putox, mà chính lại là cái cớ để hắn bị mặc cả. Thậm chí, hắn còn phải đưa ra lời hứa rằng, quân đội Nga vẫn có thể chiến thắng, ít nhất là không để cho lực lượng vũ trang Ukraine xuyên thủng phòng tuyến Surovikin và sau đó, kiếm một chiến thắng như ở Avdiivka chẳng hạn.
Vì vậy, kết quả của The Battle of Avdiivka khả năng cao còn là “đầu danh trạng” [投名狀] không hiểu tại sao tiếng Anh lại dùng khái niệm “Certificate of investment”) của Putox cho các phe cánh. Nghĩa là, chúng vẫn muốn có một chiến thắng rồi sau đó rút ra khỏi chiến tranh, theo kế hoạch trên đây của Putox.
Bản thân Avdiivka không phải là gì to tát, trái lại nó còn rất nhỏ bé. Nhưng nó là thị trấn tiền đồn của lực lượng Ukraine được giữ từ những năm nội chiến 2014 – 2022 và ở sát nách thành phố Donetsk. Nếu không chiếm được nó, thì thành phố Donetsk – thủ phủ của tỉnh Donetsk chẳng bao giờ được yên ổn. Vì vậy với Nga, chúng luôn luôn có cách để giải thích rằng cái thị trấn đó là cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược. Tạm thời khi deadline của cuộc bầu cử Tổng thống sầm sập đến, thì chiến thắng bé cũng phải biến thành to.
Có người nói với tôi rằng, vụ bầu cử dân chủ giả hiệu của Putox, như ta thường gọi là “bầu cử Cuội” thì luật của Nga có cũng như luật rừng – điều này chuẩn 100 %. Nhưng chính cái gọi là “luật rừng” đó lại là cái cớ để đem ra luận tội, và nó càng mù mờ càng tốt, càng dễ áp dụng “nguyên tắc của rừng rú.”
Điều 6, Luật Liên bang ngày 10 tháng 1 năm 2003 N 19-FZ (được sửa đổi ngày 14 tháng 11 năm 2023) “Về cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga” quy định tại khoản 3 như sau: “Công dân Liên bang Nga từng giữ chức vụ Tổng thống Liên bang Nga và chấm dứt sớm việc thực hiện quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga trong trường hợp từ chức, liên tục không thể thực hiện quyền lực hoặc bị bãi nhiệm vì lý do sức khỏe văn phòng, không thể được đề cử làm ứng cử viên trong các cuộc bầu cử sẽ được lên lộ trình chấm dứt sớm việc thực thi quyền lực của họ.”
Ngoài ra ở điều 3, khoản 4 luật này cũng quy định: “Công dân Liên bang Nga bị tòa án tuyên bố là người không đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đang bị giam giữ bởi lệnh của tòa án không có quyền bầu Tổng thống Liên bang Nga hoặc được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga.”
Bình loạn : Nghiên cứu chính trị Nga đủ lâu thì sẽ rõ cái sóng ngầm trong VÒNG TRONG VÀ VÒNG NGOÀI của lãnh tụ nước này kinh khủng như thế nào. Chúng có truyền thống lật lọng nhau, chúng ta còn nhớ Lenin xử lý Trotsky và sao đó bị Stalin lật; và vụ Beria bị Zhukov cầm đầu nhóm lãnh đạo xử tử, dựng lên một Khrushchev… Câu chuyện là, khi anh đủ sức mạnh để khống chế tôi bằng cây gậy và cho tôi ăn cà rốt, thì mọi thứ OK. Khi đó anh cũng đủ sức mạnh ra bên ngoài để trấn áp tất cả các thằng khác, lực lượng khác thậm chí kể cả đối ngoại anh đủ sức mạnh để đe dọa và thực thi một số hành động. Khi anh đã suy yếu, thì chúng tôi lật anh để bảo vệ quyền lợi của chúng tôi.
Chúng ta sẽ không thể đưa ra được thời điểm nào thì sẽ diễn ra những biến cố, nhưng những sự kiện trong thời gian qua đủ cho thấy là đã có những tiền đề cho sự lật đổ và nó cần hội thêm một số điều kiện khác. Nếu suy đoán của tôi về The Battle of Avdiivka là đúng, thì đây sẽ là một cơ hội rất lớn cho người Ukraine đổ cho một thìa xúc tác rất lớn vào cái nồi đựng những chất hóa học sắp phản ứng với nhau.
• Đến câu hỏi cuối cùng: Thế nhỡ chúng nó lật nhau xong rồi, lại có thằng khác lên tiếp tục chiến tranh thì sao? Không có chuyện đó – đây là cuộc chiến riêng của Putox và thực chất sẽ không có thằng nào thích nó cả. Thậm chí cả dân Nga cũng bắt đầu oải. Còn nhớ năm ngoái, ngay khi Putox sáp nhập 4 tỉnh vừa chiếm được của Ukraine, bất chấp bọn dư luận viên “shit Putox thơm” xứ nào đó ở phía đông nước Lào háo hức là dân Nga sẽ vùng lên lao vào chiến tranh, thì lập tức có đến cả triệu đàn ông Nga trốn khỏi đất nước. Và đây là một ví dụ điển hình tôi lấy từ nguồn anh PCTh:
Theo thăm dò dự luận của “Ngan Field”, một tổ chức tại Nga, 48 % dân số đang mong muốn chính phủ Putox đàm phán với Ukraine để chấm dứt chiến tranh trong khi 39 % vẫn muốn tiếp tục cuộc xâm lược.
Đây là lần đầu tiên số lượng người dân Nga công khai muốn kết thúc chiến tranh cao hơn số người chủ chiến. Vào những ngày đầu của cuộc xâm lược, tỉ lệ người Nga ủng hộ chiến tranh từng lên tới 86 % rồi tụt dần. Tuy nhiên, tỷ lệ người Nga muốn quân đội rút về khỏi những vùng tạm chiếm chỉ ở mức 32 %, trong khi 5 2% vẫn tiếp tục ủng hộ việc đóng quân ở những vùng đất này.
Cũng có tới 58 % dân Nga không ủng hộ một cuộc tổng động viên tiếp theo, cho thấy nỗi bất an của người dân trước vấn đề này.
Trong bài trước tôi đã viết, với truyền thống dối trá của truyền thông Nga, 5 % suy giảm phải là 40 %. Trên đây quả là những con số biết nói.
PHÚC LAI 27.11.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.