vendredi 27 janvier 2023

Nguyễn Gia Việt - Vụ Xuân Bắc : Khán giả Miền Nam không quan tâm

 

Khán giả Miền Nam không trách và gây áp lực với Xuân Bắc để anh xin lỗi vì không liên quan vấn đề.

Xuân Bắc "ngụ ngôn" về bánh chưng,mà khán giả Miền Nam có ăn bánh chưng và coi Táo Quân ngày Tết đâu mà bàn. Không ngạc nhiên khi những tờ báo lớn đang "gây bão" ngày tết với đề tài Xuân Bắc. Cái đó "nội bộ" nhà người ta nên không cần để ý

Cái cần nói ở đây là văn nghệ Nam và Bắc vốn khác phong cách.

Với "nghệ sĩ" Miền Bắc thì có hai vấn đề, thứ nhứt là danh hiệu, thứ hai là pháp luật. Nghệ sĩ Miền Bắc luôn lấy hai cái mà họ quá "quen" là danh hiệu và đảng ra làm võ khí. Rõ là khác hoàn toàn với quan điểm của người Miền Nam.

Nên biết rằng :

Lịch sử nghề hát ở trong Nam rất riêng biệt, có đặc điểm riêng của nó từ xưa nay là "quyền lực" nằm trong tay khán giả. Và không ai, kể cả chánh quyền có khả năng tác động vào nhận thức đó.

Lịch sử Miền Nam từ đờn ca tài tử, cải lương, thoại kịch, tân nhạc và điện ảnh, tất cả  mọi thứ đều đi từ dân và do khán giả bỏ tiền ra nuôi. Khán giả là hội đồng giám khảo đánh giá tài sắc của người nghệ sĩ. Khán giả là người phân loại nghệ sĩ, có đào kép loại nhứt, có loại nhì, loại ba. Khán giả quyết định đêm diễn đó thành công hay thất bại.

Ai dám thách thức quyền lực khán giả?

Ai đưa nghệ sĩ lên cao? Đó là khán giả. Người trả tiền là khán giả.

Ai hạ nghệ sĩ xuống nếu vô đạo đức? Cũng là khán giả.

Tiêu chuẩn ở đâu? là khán giả nắm tiêu chuẩn.

"Sân khấu về khuya" của cố soạn giả Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) đã ghi tuyên ngôn rất rõ. Cô đào Giáng Hương nói:

"Công chúng đã đẻ ra cậu,cậu phải trả ơn cho công chúng. Những tác phẩm cậu diễn, quần áo cậu mặc, chiếc xe cậu đi, cái nhà cậu ở là của công chúng cho cậu Cậu phải làm cho công chúng vừa lòng, kể cả lựa chọn nhân tình hay hay dở cậu cũng phải làm theo ý thích của công chúng".

Nghề hát ở Miền Nam là một nghề giải trí và nó phát triển vượt bậc. Doanh thu khổng lồ, đào kép, nghệ sĩ lên nhà lầu xe hơi, bay nước ngoài như đi chợ là do khán giả.

Lịch sử nghề hát ở Miền Nam là lưu diễn. Đoàn hát, ghe hát, gánh hát đi từ thành thị tới thôn quê, vùng sâu vùng xa, tưng bừng hoa lá. Sức ảnh hưởng của nghề này kinh khủng, nếu dân không nuôi thì sao nó lớn vậy.

Nền hát xướng ở đất Bắc khác Nam rất lớn về bản chất.

Một thời nghệ sĩ Bắc là người có "biên chế", tức hát trong đoàn quốc doanh. Nghệ sĩ ăn lương và danh hiệu là do nhà nước ban tặng. Các đoàn hát ở Bắc đi diễn là có giấy giới thiệu, rồi tới đâu chánh quyền sở tại "vận động" bà con trong công sở, trường học đi coi "ủng hộ". Nó là sự kéo dài của chủ trương một thời "Mỗi nghệ sĩ là một chiến sĩ", tức là nghệ sĩ có nhiệm vụ làm theo sự chỉ đạo của chánh quyền, chánh quyền nuôi và trao danh hiệu.

Miền Bắc không có, hoặc có nhưng không sôi nổi những chuyến lưu diễn, người dân không có thói quen vung tiền ra đi coi hát.

Trong Nam cũng vậy, danh hiệu là do nhà nước ban tặng ,nhưng nghệ sĩ trong Nam phần đông là tự kiếm sống, tức là tự đi diễn, khán giả vẫn nuôi. Một mỹ tự trong Nam là "xã hội hóa".

Đặc thù vậy nên các nghệ sĩ ngoài Bắc phần đông có danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú và cái danh đó là sống chết với họ, họ vẫn dựa vào chánh quyền. Thí dụ những nghệ sĩ tham gia Táo Quân trên VTV đều đã có danh hiệu. Nghệ sĩ Táo Quân như là nghệ sĩ "biên chế" của VTV. Một show như Táo Quân tầm thường.

Các nghệ sĩ trong Nam thì chuyện danh hiệu nhiều khi không quan trọng, có cũng được, không có cũng không sao. Đơn giản đi hát khán giả trong Nam không cần biết danh hiệu. Họ nuôi nghệ sĩ, họ có quyền, họ vẫn thẩm định nghệ sĩ bằng nhỡn quang của họ như ông bà họ đã làm hàng trăm năm trước.

Mà nói thẳng,nghệ sĩ nào được khán giả "thẩm định" thì lại chính xác nhứt về tài sắc. Có danh hiệu chưa chắc là hay nhứt. Chưa có đoàn hát nào về Miền Tây trưng bảng hiệu lên rằng nghệ sĩ này có danh hiệu phong tặng này nọ, vì trưng lên khán giả cũng không để ý.

Những danh hiệu ban tặng này chỉ được xướng lên trong những buổi lễ có tính chất liên quan tới chánh quyền, trong những show truyền hình của chánh quyền. Nhiều nghệ sĩ danh hiệu vang lừng từ đất Bắc, nổi trên VTV vào Nam lưu diễn, trưng bảng rất to, nhưng khán giả đi coi teo tóp là vậy.

Nói vầy không phải coi thường danh hiệu, có vài nghệ sĩ Miền Nam vẫn cố gắng làm sao "cho có được" cái danh hiệu kia kìa. Nhưng thực tế rõ ràng là có sự khác biệt trong quan điểm của người dân hai vùng miền.

Nghệ sĩ Miền Nam nhớ rằng, bất cứ lúc nào, bất kể năm tháng, khi họ còn diễn trên sân khấu, còn sống bằng nghề hát thì khán giả vẫn còn "chấm điểm" họ. Trừ khi họ mất và giải nghệ mới hết bị đánh giá thôi. Khán giả Miền Nam chỉ yêu cầu anh chị hát hay, diễn giỏi, tánh tình dễ thương thì dầu sau này có già, thanh sắc có giảm, hơi có yếu nhưng bà con vẫn thương tràn trề. Anh chị có danh hiệu này nọ nhưng "mất nết" là bà con khỏi nhìn mặt.

Nhiều lúc ý chí của chánh quyền và khán giả đi ngược nhau. Mà nó không riêng về văn nghệ, nó còn trong nhiều vấn đề khác nữa. Thành ra làm "chiến sĩ" trong Miền Nam khó hơn ngoài Bắc nhiều. Thành ra ở đất Miền Nam, nghệ sĩ nào khúc mắc với khán giả thì coi như tiêu tán đường.

Anh Xuân Bắc không cần xin lỗi cái ngụ ngôn kia, vì anh đang làm "chiến sĩ"oai hùng và "ăn lương" chánh quyền kia mà?

Mọi người cũng bớt a dua chửi Xuân Bắc kiểu: “Hổ lạc đồng bởi bị chó khi” đi nha! Danh hiệu, đảng và biên chế, pháp luật và chánh quyền vẫn là bửu bối của nghệ sĩ Miền Bắc. Nghệ sĩ Vờ Tê Vờ lúc nào cũng là hổ báo, cũng là cao sang đúng với câu "Chúng mày biết bố chúng mày nà ai không?".

Dạ vâng! nàm ný nuận và tiên dáo ạ!

Hình thái và tư duy "lũy tre làng" không thể là dân chủ được. Câu "phép vua thua lệ làng" là câu nói ve vãn dòng tộc, quan làng ở Bắc. Trí thức xứ Bắc để lại một thói xấu kiểu "trước mặt dạ thưa sau lưng kêu lính bắt".

Lòng vòng không để làm gì hết. Không phân biệt Nam Bắc, cũng không phải nói kiểu tui là nhứt và đạp anh xuống. Nhưng nhìn cái kiểu lấy thịt đè người, giành giựt rồi bố đời thì không thể nào là tiến bộ, dân chủ hay gì gì được.

NGUYỄN GIA VIỆT 26.01.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.