Theo nhiều thông
tin thì hiện nay, nhà chức trách Anh quốc đang áp dụng biện pháp “Miễn dịch cộng đồng tự nhiên” để chống
lại dịch bệnh Vũ Hán coronavirus.
Nguyên lý của
biện pháp này là tạo ra một cộng đồng có nhiều người miễn dịch với bệnh. Khi có
nhiều người được miễn dịch thì dịch bệnh sẽ không có khả năng lây lan. Người ta
chích ngừa để nhiều người có miễn dịch, tạo ra một cộng đồng miễn dịch. Tuy
nhiên, hiện nay người ta chưa có vaccine để chích ngừa đối với con coronavirus
Vũ Hán, nên để tạo ra miễn dịch cộng đồng, người ta cho nó… lây lan thoải mái.
Về nguyên tắc,
những ai đã bị nhiễm bệnh và khỏi sẽ có kháng thể, để không bị nhiễm nữa. Và,
những người đã bị nhiễm rồi sẽ trở thành người được miễn dịch với coronavirus
Vũ Hán. Khi nào số lượng người được miễn dịch đủ nhiều, thì coronavirus Vũ Hán hết
lây lan.
Tôi không rành về
y học cộng đồng, nhưng tôi không yên tâm lắm với chiến lược này.
Thứ nhất là việc
những người đã bị nhiễm coronavirus Vũ Hán có khả năng
miễn dịch. Hiện nay chúng ta chưa có hiểu biết nhiều về con virus này.
Do vậy, không có gì chắc chắn điều đó cả. Đã có
một số thông tin cho rằng người nhiễm coronavirus Vũ Hán sau khi khỏi bệnh vẫn
bị tái nhiễm.
Ngoài ra, còn có
những thông tin về sự biến chủng của con coronavirus
Vũ Hán. Nếu thực sự có nhiều chủng coronavirus Vũ Hán (mà điều này thì không
phải là khó xảy ra), thì mỗi người sẽ phải nhiễm bao
nhiêu lần mới có đủ kháng thể để góp phần tạo ra “Miễn dịch cộng đồng tự nhiên”?
Thứ hai là theo
một bài viết gần đây của GS Nguyễn Văn Tuấn, có dẫn chứng luận cứ khoa học (chứ
không phải chém gió như tôi), thì đối với coronavirus Vũ Hán, cần có 63% dân số có miễn dịch mới đủ khả năng tạo ra miễn
dịch cộng đồng. Chính quyền Anh cũng mong muốn mức nhiễm là 60%. Như vậy, để Việt
Nam có được “Miễn dịch cộng đồng tự
nhiên” theo kiểu Ăng lê, thì cần có khoảng 59 triệu người bị bệnh.
Với khoảng 59
triệu người bị nhiễm coronavirus Vũ Hán, cứ cho là các bác sĩ Việt Nam giỏi
lắm, các bệnh viện Việt Nam có đủ khả năng nhân lực, vật lực… để có thể chữa
bệnh, ngang ngửa với các nước tiên tiến. Thì với tỉ lệ tử vong thấp, chỉ khoảng
2%, sẽ có hơn 1 triệu người chết vì corona
virus Vũ Hán. Khi đó thì ngành mai táng Việt Nam có đủ khả năng, nhân lực, vật
lực để thực hiện việc tiếp theo của y tế hay không?
Do vậy, cá nhân
tôi ủng hộ cách thức chống dịch hiện nay của chính phủ Việt Nam, mà không ủng
hộ cách thức chống dịch của chính phủ Anh. Tất nhiên, tôi chẳng là gì để phản
đối hay ủng hộ cả. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn nói, cách chống dịch của Việt Nam
hiện đang đối nghịch với cách của Anh.
Như vậy, Việt Nam
không thể mở cửa đối với Anh được. Hai chuyến bay cùng số hiệu, cách nhau một
tuần, từ London, đã mang về cho Việt Nam hàng loạt người nhiễm coronavirus Vũ
Hán. Cần phải xác định, Anh quốc, và tất cả các nước
đi đang theo xu hướng “Miễn dịch cộng
đồng tự nhiên”, là địa chỉ nguy hiểm
đối với công tác phòng chống dịch của Việt Nam.
Ngoài ra, qua vụ
phong tỏa khu chung cư Hòa Bình ở phường 14, quận 10, TPHCM, tôi có suy nghĩ
rằng chúng ta đang phản ứng thái quá khi tổ chức cách ly. Chung cư Hòa Bình có
4 block. Mỗi block đi cầu thang riêng, gởi xe riêng. Vậy thì chỉ với một người
bị nhiễm ở một block, mà cách ly toàn bộ 4 block thì có hơi bị nhiều không?
Tôi đề nghị các
nhà chuyên môn nghiên cứu kỹ vấn đề này. Chống dịch là yêu cầu thiết yếu, quan
trọng hàng đầu, nhưng cũng cố gắng hạn chế tác động đến cuộc sống, đến tâm lý
xã hội, và cần tính toán đến chi phí bỏ ra.
BS VÕ XUÂN SƠN15.03.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.