CHƯA CÓ BỘ NÀO
“NGỘ” NHƯ CÔNG THƯƠNG:
Trong ngày 24/3,
Thủ tướng, bộ Công thương và bộ Tài chính gửi cho nhau 3 công văn “hỏa tốc” và
đề nghị “khẩn trương”, giống như nước ngập tới... đó!
Đầu tiên, Thủ tướng
ra thông báo hỏa tốc, dừng xuất khẩu gạo từ 00 giờ ngày 24/3/2020 để bảo đảm an
ninh lương thực vì đang bị dịch bệnh.
Chấp hành nghiêm
lệnh thủ tướng, bộ Tài chính ra công văn hỏa tốc yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà
nước khẩn trương mua lương thực dự trữ.
Tổng cục Hải quan
có công văn hỏa tốc yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh tạm dừng việc đăng ký, tiếp
nhận và thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức từ 00g 24/3.
Giống như “đâm bị
thóc, chọc bị gạo”, bộ Công Thương ra công văn hỏa tốc, kiến nghị tạm dừng
thông báo của Thủ tướng!
Công văn hỏa tốc
viện lý do lãng nhách: “Sau khi tiếp nhận
phản ánh của một số doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo” và “để có thêm thời
gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu
đã ký, cũng như hàng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp”.
Té ra, bộ Công
thương không nắm được các dữ liệu cần thiết, mà đã đề xuất thủ tướng ra quyết
định tạm dừng xuất khẩu gạo?
Bộ Công thương
tính chơi trò con nít “em xin xí khoan!” cho xuất khẩu gạo tiếp, dù em "nô
biết" sản lượng gạo còn tồn!
Bộ trưởng Công
thương đâu phải thầy bói mù sờ voi?
Phải chăng, do
trước dịch có nhiều doanh nghiệp đại gia lỡ ký hợp đồng xuất khẩu gạo giá thấp
nên “mua chính sách cấm xuất khẩu gạo đảm bảo an ninh lương thực” để khỏi đền
hợp đồng ?
Rồi “sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo”, bộ Công thương “lật kèo” xin cho xuất
khẩu gạo tiếp?
Đổ cho dịch bệnh
với an ninh lương thực, bộ Công thương đang cứu một số doanh nghiệp nào?
“ĐẦU NẬU” HIỆP
HỘI LƯƠNG THỰC, HIỆP HỘI CÂY ĐIỀU
Nhớ lại đầu thập
niên 1990, ông Nguyễn Văn Giàu – giám đốc Sở Nông lâm Sông Bé, xuất thân từ
nông dân đi làm cách mạng nên ông một dạ lo cho nông dân.
Trong nhiều cuộc
họp, ông ví von Hiệp hội Lương thực là hiệp hội của Vinafood 1-2-3; Hiệp hội Cây
điều là hiệp hội của doanh nghiệp điều, không có “anh trồng lúa”, “anh trồng
điều” nào trong hai hiệp hội này, nên hiệp hội phán quyết giá thu mua gạo, điều
trên lưng nông dân.
Các lãnh đạo công
thương, nông nghiệp sau này tuy xuất thân từ “hạt giống đỏ” nhưng điều hành
chính sách có lợi cho doanh nghiệp thân hữu, không quan tâm lợi ích nông dân.
Hạn hán vụ Đông
Xuân ở miền Tây, với dịch cúm Vũ Hán, và Trung Quốc đang mua vét gạo tiểu ngạch
của Việt Nam, nên chính phủ cấm xuất khẩu gạo là chấp nhận được, dù có thể sai
do thống kê khác với thực tế, gạo đang tồn rất nhiều!
Trái lại, năm
2008 Việt Nam không mất mùa, không dịch bệnh, giá gạo thế giới tăng cao, nhưng
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấm xuất khẩu gạo để “đảm bảo an ninh lương thực”.
Số là, giá gạo
thế giới tăng cao từ đầu năm 2008, và đến tháng 4-5 giá tăng dữ dội, kéo theo
giá gạo trong nước tăng 36%.
Trước đó, các
doanh nghiệp sân sau Hiệp hội Lương thực đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo,
chốt giá xuất từ đầu năm, nên khi giá gạo trong nước tăng 36%, nếu họ mua xuất
thì lỗ trào máu!
Tin rằng, giá gạo
thế giới sẽ còn tăng chóng mặt vì nguy cơ thiếu hụt toàn cầu. Hiệp hội Lương
thực xúi bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề xuất 3X ngưng xuất khẩu gạo để giá trong
nước hạ rồi thu mua xuất với giá cao!
Nhưng “trời hại
người gian” cuối năm 2008, cơn sốt gạo qua đi, giá gạo thế giới trở lại bình
thường, thì 3X mới cho xuất khẩu lại!
Doanh nghiệp thân
hữu phải khóc tiếng Vũ Hán: "ngộ tả nị xẩy".
MAI BÁ KIẾM 25.03.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.