Tấm ảnh gây tranh cãi được cho là của bệnh nhân NHN hoặc là chị của cô này tại Paris. |
Chưa kể tại Ý, nơi cô Nguyễn Hồng Nhung từng « tung
tăng » từ ngày 18/2 đến 20/2, hôm nay 08/3 đã lên đến 233 người chết và khoảng
6.000 người bị nhiễm. Chính phủ Ý sẽ
cô lập toàn bộ vùng Lombardia (với thủ phủ kinh tế là Milano), và vùng Venise,
bắc Emilia-Romagna, tây Piemont. Lệnh này có hiệu lực đến ngày 03/04/2020.
Mạng xã hội đưa lên hai tấm hình do cô Nguyễn Hồng Nhung
đăng trên Instagram. Một tấm có lẽ chụp tại bar của Burgundy (6, đường Duphot,
quận 1 Paris). Mời các bạn so sánh :
Tấm còn lại, cô đang thưởng thức món mì udon, có lẽ là tại
một nhà hàng khác cũng ở quận 1 (vì không chắc bằng trường hợp ở trên nên không
đưa địa chỉ lên, nhưng các bạn ở Paris có thể tự tìm ra được). Trước khi đăng
lên đây, Thụy My cũng đã báo cho cơ quan y tế Paris về các nghi vấn này.
Có bạn cũng đã đặt những câu hỏi trên
Facebook : cô NHN từ Anh sang Pháp bằng phương tiện nào ? Tại Paris,
cô di chuyển bằng métro, bus hay taxi, và như vậy đã lây cho bao nhiêu người
nữa ? Địa chỉ cư ngụ tại quận 8 Paris, theo báo chí trong nước
thì NHN không nhớ, nhưng thôi, đây là việc giữa các nhà chức trách hai
nước.
Đúng ra cần phải bảo vệ danh tính người bệnh, nhưng có những
trường hợp có lẽ cần đặt quyền lợi cộng đồng lên trên. Nhất là báo chí trong
nước đã trực tiếp phát hình buổi họp báo vào tối hôm đó, với đầy đủ thông tin,
bác ruột và tài xế của cô ngay hôm sau cũng đã xét nghiệm dương tính.
Sự phẫn nộ của người
dân và những ý kiến ngược dòng
Cơn phẫn nộ (chính đáng) của người dân trước tin sét đánh
này có lẽ không cần tả lại ở đây. Nhưng đáng ngạc nhiên là có không ít người,
trong đó có những cây bút nhiều ảnh hưởng, lên tiếng bênh vực cô NHN.
Tạm thời để qua một bên thuyết âm mưu – cô NHN là « dê
tế thần », « nằm trong kịch bản »…vân vân. Có người cho rằng cô
ta chỉ « chủ quan » mà thôi, có thể bản thân cô cũng không biết mình
bị nhiễm bệnh, người thì khuyên đừng chỉ trích một phụ nữ đang đau yếu. Những
bài viết này đại khái được khen là « có tình người », « nhân
văn ». Thậm chí có người còn « cao thượng » hơn, đăng
« tút » đòi hỏi những ai còn đăng hay chia sẻ những bài đả kích NHN
hãy hủy kết bạn vì « cũng chẳng hơn gì cô này ».
Bó tay !
Không rảnh rỗi và cũng không có ý định tranh
luận, chỉ xin cung cấp thêm một ít thông tin cho lý lẽ bệnh nhân NHN chỉ
« vô tình ».
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, ngày 15.2, bệnh
nhân xuất cảnh tại sân bay Nội Bài sang thăm người nhà sống tại London (Anh),
nhập cảnh vào London ngày 16.2. Đến ngày 18.2, bệnh nhân đi từ London sang
Milan, tỉnh Lombardy (Ý) du lịch.
Đến 20.2, bệnh nhân quay trở lại London. Ngày 25.2,
bệnh nhân từ London sang Paris (Pháp) du lịch 1 ngày, ở đây bệnh nhân có gặp
chị gái (hiện có thông tin chị gái bệnh nhân nhiễm Covid-19).
Ngày 26.2,
bệnh nhân quay lại London.
Ngày 29.2,
bệnh nhân có biểu hiện ho nhưng không đi khám. Đến ngày 1.3, bệnh nhân xuất
hiện thêm đau mỏi người, không rõ sốt. Trong ngày 1.3, bệnh nhân đáp chuyến bay
có số hiệu VN 0054 của hãng hàng không Việt Nam Airlines trở về nước.
Bản tin AFP
ngày 26/02/2020
lúc 17 giờ 49 phút 29 giây mang tựa đề « Coronavirus :
les pays européens musclent leur dispositif » ( Virus corona :
Các nước châu Âu tăng cường biện pháp đối phó), cho biết :
- Các công
dân Pháp trở về từ các vùng bị dịch của Ý được yêu cầu tránh ra khỏi nhà nếu
không cần thiết, trong vòng hai tuần lễ kể từ khi quay về, và giữ con cái ở
trong nhà.
- Anh quốc
yêu cầu những hành khách về từ các vùng dịch ở Bắc Ý phải tự cách ly ở nhà và
thông báo cho chính quyền. Có ít nhất 6 trường học đã bị đóng cửa tại Anh.
Cùng trong
ngày 26/2, bệnh nhân đã từ Paris
quay sang Luân Đôn. NHN đã không tự cách ly và không thông báo cho cơ quan hữu
quan của Anh.
Hãng hàng
không quốc gia Bulgaria Air hủy tất cả các chuyến bay từ Sofia
đến Milano cho đến 27/3. Tất cả hành khách từ Ý đến sân bay Hungary
và Ukraina đều được kiểm tra thân nhiệt, Ba Lan cho nhân viên y tế lên tận các máy
bay từ Ý đến để đo thân nhiệt hành khách trước khi cho phép nhập cảnh.
Nhiều nước
châu Âu khuyến cáo không đến vùng dịch ở Ý: Tây Ban Nha, Anh, Áo,
Hungary,
Ukraina,
Luxembourg,
Cộng hòa Séc, Rumani. Ở Croatia, những người về từ vùng dịch Ý được cảnh
sát cửa khẩu và nhân viên dịch tễ thẩm tra.
Tình hình
căng thẳng như thế, lẽ nào bệnh nhân NHN không hề biết đến?
Bản tin AFP
cũng trong ngày 26/02/2020
lúc 17 giờ 29 phút 14 giây mang tựa đề « Coronavirus :
état des lieux en Europe » (Virus
corona : Điểm qua tình hình tại châu Âu) cho biết :
Ý: 12 người
chết, 374 ca dương tính.
Pháp: 2
người chết, 17 ca dương tính.
Anh: 13 ca
Bản tin AFP
ngày 26/02/2020
lúc 12 giờ 01 phút 28 giây mang tựa đề « Coronavirus
en Italie: combattre la peur » (Virus corona ở Ý : Chiến đấu
chống lại nỗi sợ) mô tả :
« Loan báo về cái chết đầu tiên ở Ý và việc cách ly trên 50.000
người tại 11 thành phố ở miền bắc Ý, đóng cửa các trường học, hủy bỏ các sự
kiện thể thao văn hóa, đã tạo ra hoảng loạn thực sự vào đầu tuần. Theo nhà tâm
lý học Rossella Candela ở Roma, thì điều này trước hết chứng tỏ qua hiện tượng đổ
xô vào các siêu thị mua hàng, điển hình cho ‘khủng hoảng trước cái chết’ ».
Tình hình đã
đến nước đó, NHN không hề hay biết gì ???
Người dân ở khu Trúc Bạch bị cách ly nhận đồ tiếp tế từ người thân. |
Nhà báo Đoàn
Khắc Xuyên dẫn bài viết « Viruscorona lan rộng ở châu Âu, Italy tuyên bố tình trạng khẩn cấp » trên mạng
Zing và nhận xét:
Theo bản tin trên của Zing thì Ý đã tuyên bố
tình trạng khẩn cấp do dịch covid-19 từ ngày 31/1. Vậy mà ngày 15/2 bệnh
nhân dương tính số 17 ở quận Ba Đình ấy vẫn lên đường đi chơi Anh rồi Ý rồi
Pháp sau đó về Hà Nội. Về lại không khai báo y tế, không đi khám ngay. Khi bệnh
nặng mới đi khám mà lại đi không đúng bệnh viện chuyên ngành, để khả năng lây
nhiễm cho một lô bác sĩ, nhân viên ở đấy.
Nhà “có điều kiện”, lại làm vị trí quản lý (khách sạn hay chung cư mini gì đấy), có lẽ cũng đi Tây như đi chợ, vậy mà hành xử quá kém, vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nên nhiều người giận là phải. Qua đó cũng thấy, không phải cứ “có điều kiện”, trẻ là hành xử văn minh. Còn phải học.
Không chỉ
trách nhiệm đối với cộng đồng khi gây tai hại không thể kể xiết, mà rất nhiều
người cho rằng đã đến lúc nghiêm túc đặt vấn đề về trách nhiệm trước pháp luật.
Tuy nhiên luật pháp Việt Nam vẫn còn kẽ hở: Theo Tạp chí Tòa án, Khoản 2 và khoản 3 Điều 240 Bộ luật
Hình sự 2015 về tội « làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người » chỉ quy định về tình tiết định
khung là « làm
chết người» và «làm chết hai người trở lên» chứ không quy định gây ra thiệt hại
nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, trị an xã hội; và điều này theo tờ tạp chí
chuyên ngành là « bất cập ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.