Rau cải phân phối cho các hộ dân ở Vũ Hán. Ảnh Reuters ngày 05/03/2020. |
Số tử vong và
nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc giảm nhưng tăng nhanh tại Mỹ và các
nước Nam Hàn, Nhật Bản, Iran và Ý. Đây là lúc người dân Trung Quốc có thể thở
phào vì cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường. Nhưng đây cũng là lúc trên các
mạng xã hội Trung Quốc rộ lên tin đồn rằng coronovirus xuất phát từ Mỹ, báo chí
và các chuyên gia y tế cần phải xin lỗi Trung Quốc.
Hiện tượng
“thuyết âm mưu” này là ngẫu nhiên hay có bàn tay xúi giục của chính quyền Bắc
Kinh?
Mỹ đang che giấu
quy mô thật sự về số người tử vong do nhiễm coronavirus. Mỹ nên học tập Trung
Quốc về cách ứng phó với dịch bệnh. Mỹ là nguồn gốc của coronavirus và cuộc
khủng hoảng toàn cầu hiện nay không phải là lỗi của Trung Quốc… Đó là những
thông tin đang được lan truyền rộng rãi ở Trung Quốc hiện nay.
Khi áp lực của
dịch covid-19 bắt đầu giảm, Trung Quốc lại chứng kiến sự trỗi dậy của làn sóng
dân tộc chủ nghĩa, thuyết âm mưu và mớ hổ lốn những tình cảm chống Mỹ, pha lẫn
sự hoài nghi, tự cao và niềm sung sướng bệnh hoạn trên nỗi đau khổ của người
khác.
Một trong những
thuyết âm mưu này cho rằng chính phủ Mỹ đang che giấu số ca tử vong vì dịch
viêm phổi Vũ Hán, có thể lên đến hàng ngàn trường hợp, bằng cách gán cho những
cái chết ấy là do bệnh cúm mùa thông thường. Một thuyết khác từ một tài khoản
có đông người theo dõi trên mạng Weibo cho rằng Mỹ là nguồn sản xuất ra
coronavirus; thuyết này sau đó được nhân rộng trên mạng WeChat nói rằng quân
đội Mỹ đã bố trí con virus như một vũ khí sinh học bí mật trong một chuyến tham
quan Vũ Hán hồi tháng 10 năm ngoái.
Thứ Bảy tuần
trước, trang College Daily ở New York – một tài khoản trên mạng WeChat là diễn
đàn của sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài – đặt tiêu đề bài viết: “Nếu
như quả thật virus xuất phát từ Mỹ thì Trung Quốc có nên xin lỗi thế giới hay
không?” Nhiều bình luận dưới bài khẳng định “Họ
[người Mỹ] không chữa được dịch covid-19 nên họ đổ lỗi cho Trung Quốc!”, thậm
chí nhiều người chế giễu Mỹ đã không thể sản xuất được nhiều khẩu trang như
Trung Quốc.
Một số nhà quan
sát chính trị Trung Quốc nói cao trào chống Mỹ trên mạng có thể là sản phẩm của
chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán, vẫn thường xảy ra vì chính quyền Bắc Kinh
luôn tìm cách hướng sự phẫn nộ của dân chúng sang “thế lực thù địch” ở nước
ngoài.
Nhưng ông Tiêu
Cường cho rằng không phải là trùng hợp khi trên các mạng xã hội – nguồn thông
tin thiết yếu nhất của dân chúng Trung Quốc – tràn ngập thuyết âm mưu chống Mỹ
đúng vào thời điểm hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc và lãnh tụ Tập Cận
Bình bị hoen ố thảm hại sau khi dân chúng phát hiện chính quyền đã dùng mọi
cách giấu nhẹm thông tin về nạn dịch.
“Đây là một chiến dịch tổng thể, được chính phủ Trung Quốc dàn dựng và điều
khiển qua mọi kênh và ở mọi cấp hiếm thấy. Đó là đòn phản công,” ông Tiêu
Cường nói. Ông Tiêu cũng là người sáng lập và điều hành trang mạng China
Digital Times, chuyên đăng tải những chỉ thị bị rò rỉ của bộ máy tuyên truyền
của Trung Quốc.
Nhận định của ông
Tiêu có cơ sở từ những diễn biến trong vài ngày qua: thuyết âm mưu chống Mỹ
được xướng lên từ một số phát biểu mơ hồ của một số quan chức, được mạng xã hội
phát tán, bộ máy kiểm duyệt ngăn chặn những bình luận phản bác rồi báo chí
chính thống vào cuộc.
Các nhà nghiên
cứu về Trung Quốc tại Mỹ không lạ gì với thủ đoạn gắp lửa bỏ tay người này của
Trung Quốc. Ông Dương Đại Lập (Yang Dali), chuyên gia về chính trị Trung Quốc
tại Đại học Chicago, nói ông không tin đây là một chiến dịch tung tin giả được
chính phủ dàn dựng nhắm vào nước Mỹ nhưng cơn lũ các bài viết trên báo và trên
mạng đã ăn khớp với luận điểm chính thức của Chính phủ Bắc Kinh rằng Trung Quốc
không có lỗi trong vụ bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. “Mục đích chỉ là làm giảm sự chú ý vào cách Trung Quốc xử lý tồi tệ.
Đây là một kiểu đánh bùn sang ao thôi,” ông Dương nói.
Tất nhiên không
phải ai ở Trung Quốc cũng tin vào thuyết âm mưu của nhà cầm quyền, nhưng tiếng
nói của họ nhanh chóng bị dập tắt. Tào Lâm (Cao Lin), một bình luận viên của tờ
báo nhà nước China Youth Daily, viết rằng “thật
ghê tởm” khi nhìn người Trung Quốc “hân
hoan vì rủi ro của người khác” và
“biến nước khác thành địa ngục” khi dịch bệnh lan khắp toàn cầu.
Vương Tiểu Lôi
(Wang Xiaolei), cây bút cựu nhà báo và có đông người đọc trên mang WeChat
khuyến cáo người Trung Quốc nên chấm dứt việc lên án các nước khác và hãy nhận
trách nhiệm. “Hãy là người có tâm lý khỏe
mạnh và hãy lo dọn dẹp nhà cửa của mình”, Vương viết. Nhưng những ý kiến
của Tào, của Vương nhanh chóng bị kiểm duyệt và biến mất trên mạng internet
Trung Quốc.
MẠNH KIM
06.03.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.