Một câu thơ Hán Việt nổi tiếng của Nguyễn
Công Trứ ai có học phổ thông trước 75 đều thuộc làu, mà ông ghi ra cũng sai thì
trình độ của ông đúng là “học giả” chứ không phải học thật. Vậy cũng bày đặt
nói chuyện chữ nghĩa.
THỊ TẠI MÔN TIỀN NÁO chứ không phải “môn
HUYỀN náo” ông Đắc Xuân ạ.
Truyện Kiều là thơ tiếng Việt, trước đây
được ghi ra bằng chữ Nôm, nay được ghi lại bằng chữ Quốc Ngữ chứ không phải DỊCH
ra chữ Quốc Ngữ. Không ai ngu mà đem thơ tiếng Việt "dịch" ra thơ tiếng
Việt cả. Dốt thì cũng dốt vừa thôi.
Thêm nữa có ký âm bằng chữ Nôm hay ký âm
bằng chữ Quốc Ngữ thì thơ Kiều vẫn đọc ra là: Trăm năm trong cõi người ta"
chứ không đọc kiểu gì khác hơn thì làm sao như ông phán là "mất đi rất nhiều
giá trị của tác phẩm"? Mất đi chỗ nào?
******
Bài của học giả Nguyễn Đắc Xuân viết:
"Từ chữ Hán, chúng ta đã sáng tạo ra
chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại
môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ
ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây.
Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn
dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu
không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác tác phẩm này. Mặt khác, chữ quốc ngữ
không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện
để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta."
HUỲNH NGỌC CHÊNH 30.11.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.