lundi 16 décembre 2019

Chu Mộng Long - Tào lao Cao Xuân Hạo : Về ưu thế của chữ Hán ?


Thì ra, nhóm những người biết Hán - Nôm một mực cho rằng, việc chuyển từ dùng chữ Hán - Nôm sang chữ Quốc ngữ là sai lầm, không chỉ đứt đoạn với văn hóa truyền thống mà còn làm cho người Việt không thể hóa rồng, là do ảnh hưởng từ nhà ngữ học Cao Xuân Hạo.

Khá khen cho tư tưởng "thuật nhi bất tác" của cụ Khổng mà trí thức Việt sau cả mấy ngàn năm vẫn chưa dứt bỏ được bệnh ăn theo nói leo.

Tiếc là ông Cao Xuân Hạo mất rồi, nên bài này đối thoại với những ai tin vào Cao Xuân Hạo vậy.

Một là, ngay trong luận đề chung của toàn bài viết, một người chăn bò cũng có thể bác bỏ toàn bộ lý thuyết Cao Xuân Hạo.

Cao Xuân Hạo cả quyết, một quốc gia hóa rồng hay không là nhờ dùng chữ viết gì. Chữ Hán có ưu thế hơn chữ Latin, cho nên Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore nhờ vẫn dùng chữ Hán mà hóa rồng. Đáng tiếc là Việt Nam không dùng chữ Hán nên không hóa rồng được!

Không chừng ông sẽ nói cả Châu Âu và Mỹ là con giun, con dế vì dùng ký tự Latin?

Và không chừng ông nhắm mắt bịa ra Bắc Hàn do dùng chữ Latin nên chỉ biết chế bom dịch hạch khủng bố thế giới để kiếm ăn như thằng Chí Phèo vô học?

Lý thuyết lấy chữ viết làm trung tâm, bất chấp mọi điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, để khẳng định chỉ có nhờ chữ viết mới có tiến bộ văn minh thì chỉ có thể là nhà ngữ học phòng kính Cao Xuân Hạo.

Nếu chữ viết, cụ thể là chữ Hán quyết định tất cả thì tại sao người Hán không văn minh từ sớm như Tây? Ngay cả bây giờ họ chế được bom nguyên tử hay tàu ngầm hạt nhân là do họ học/ăn cắp của Tây hay do chữ Hán? Hiện nay Trung Quốc vươn lên đứng hàng thứ hai phát triển kinh tế thế giới, nhưng họ đã văn minh chưa hay vẫn đối xử man di với đồng loại của mình?

Hai là, đi sâu vào chuyên môn, Cao Xuân Hạo toàn múa rìu qua mắt các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Ông lấy 0,01% đến 0,02% số trẻ em không học được chữ Latin mà học được chữ Hán để khẳng định chữ Hán có ưu thế hơn chữ Latin mới thật ngộ nghĩnh. Vậy thì người ta đặt ngược lại, 99,99% trẻ em học chữ Latin dễ dàng mà lại khó học nổi một chữ Hán hay chữ Nôm thì cái chữ nào ưu thế hơn? Kéo theo, có đến 99,99% mù chữ Hán mà sao lại có chuyện dân ngày xưa đến đền chùa đọc được chữ Hán so với dân ngày nay mù chữ Hán như ông Hạo nghĩ?

Với số lượng người biết chữ Hán chỉ 0,01% cả xưa lẫn nay thì căn cứ nào nói học chữ Quốc ngữ đã làm đứt đoạn văn hóa truyền thống?

Ông Hạo hiểu quá đơn giản về Gestalt rồi áp đặt theo triết học của cha ông, Cao Xuân Huy, về tư duy "chủ toàn" và "chủ biệt" khi so sánh phương Đông và phương Tây. Ông không biết trải nghiệm thị giác chỉ là sự cuốn hút ở giai đoạn đầu, trẻ chỉ phát triển trí thông minh thật sự khi thoát khỏi thị giác để vươn đến tưởng tượng và tư duy trừu tượng.

Mà ở bài trước tôi đã nói rồi. Nếu đọc chữ Hán mà cứ khư khư hình ảnh ban đầu thì không chừng khi đọc chữ Nữ , sẽ không hình dung người con gái mà con mắt cứ chăm chắm vào cái l**. Trong khi sự phân tích âm vị học phương Tây không có nghĩa là mỗi khi đọc chữ đều đánh vần. Đánh vần là do mấy ngài chủ trương bình dân học vụ nghĩ ra, chứ không ai đọc chữ phải đọc từng âm cả mà đọc nguyên con, tức cũng tri giác toàn âm tiết nó vang lên thế nào, ông Hạo ạ!

Bốn là, Cao Xuân Hạo dẫn Léon Vandermeersch với khẳng định rằng sở dĩ những "con rồng" nói trên (Trung Quốc, Nhật, Hàn, Sing) thành rồng được chính là vì họ vẫn dùng chữ Hán. Chỉ còn một nước chưa thành rồng được : Việt Nam, là dẫn nguồn từ một ông rất thiếu hiểu biết.

Sự thật, người Trung Quốc, người Nhật, người Hàn, người Sing văn minh (theo nghĩa là kỹ thuật và công nghiệp) được là nhờ họ tiếp thu từ phương Tây chứ không phải do dùng chữ Hán. Sự thật người Nhật chỉ mượn một phần chữ Hán, còn người Hàn thì hoàn toàn dùng chữ ghi âm của họ, ông Hạo ạ! Muốn tiếp thu được văn minh phương Tây, họ không như con đ* Việt Nam, nay học tiếng này mai học tiếng khác, hết Trung rồi Nga, hết Nga rồi Trung, gì cũng biết qua loa, hậu quả là không biết gì cả.

Nói thẳng thế này, để tiến bộ văn minh thật sự, người Nhật, người Hàn, người Sing, người Hồng Kông, người Đài Loan đã học và dùng tiếng Anh như một công cụ hiệu quả chứ không phải thứ chữ tượng hình như trò chơi của trẻ con đâu ạ!

Là nhà ngữ học uyên bác, lẽ nào Cao Xuân Hạo không biết chữ Latin hay chữ ghi âm nói chung đều có gốc từ chữ tượng hình, nhưng nhiều dân tộc đã vượt qua từ thời thượng cổ?

Đặc điểm của chữ viết là giản tiện và tốc độ, cũng là thước đo của tiến bộ, văn minh, khác với thứ công cụ rắc rối của nền sản xuất rùa bò. Ông Hạo biết chắc điều đó nhưng lại lý luận tào lao!

Năm là, ông chê chữ ghi âm là tùy tiện, nhiều từ trong tiếng Pháp, tiếng Anh đọc một đằng viết một nẻo. Thì đúng như vậy, vì sự thực, không có một hệ thống ký tự nào có thể ghi âm chính xác tiếng nói phức tạp của con người mà rất tương đối. Bởi thế ngôn ngữ học mới gọi chung đó là tính quy ước, không chỉ cho tiếng nói mà càng đúng cho cả chữ viết.

Nhưng ông cũng phải hiểu rằng, chữ Hán càng tùy tiện hơn, vì ngoài những từ cổ, từ định danh sự vật đơn giản, có vô số chữ Hán hình một đằng nghĩa một nẻo. Tôi chỉ cần lấy ra một chữ Hán nào đó, hỏi các ông rành chữ Hán rằng, nó mang hình gì và tương ứng với hình ấy là nghĩa gì, thách các ông trả lời được!

Sáu là, ông Hạo nói, dốt chữ Hán thì không thể giỏi tiếng Việt, vì tiếng Việt có trên 70% gốc Hán. Thưa ông, 99,99% dân Việt xưa nay đều dốt chữ Hán, nhưng vì sao 70% từ gốc Hán đó mọi người dân đều biết, và chính nhờ dốt chữ Hán mà tiếng Việt còn? Ông và các nhà ngữ học thử làm một thống kê so sánh xem, giữa vốn ngôn ngữ và khả năng diễn đạt tiếng Việt của một nhà Hán học với một người bình dân, ai giàu có hơn và diễn đạt lưu loát hơn?

Và cuối cùng là, không có chuyện một ngày kia, chữ Hán sẽ thành ngôn ngữ toàn cầu, mặc dù đó từng là ý đồ của người Hán khi muốn thành siêu đế chế hay chủ nghĩa phát xít mới. Không chừng bệnh hoang tưởng của người Hán trở thành thứ hoang tưởng mà ông Hạo cũng như những ông bà khác tin theo và bị lây nhiễm lúc nào không biết. Nhân loại không ngu đến mức bị Hán hóa chỉ vì cái chữ mang hình thù dị dạng mà nhiều người nghĩ là tinh hoa.

Nhân bài phản biện này, tôi đã trả lời luôn cho các bạn đang chờ tôi trả lời câu hỏi, vì sao người Nhật, người Hàn không dùng ký tự Latin mà vẫn tiến bộ, văn minh. Vì lẽ đơn giản, tiếng Anh cùng với khoa học kỹ thuật phương Tây phổ cập từ sớm trong nền giáo dục của họ chứ không phải vì cái chữ viết của người Hán.

CHU MỘNG LONG 16.12.2019

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.