Thật khó có thể
không lao theo cơn háo hức đỏ, khi cũng lúc cả hai đội tuyển bóng đá nam và nữ
đều đoạt cúp vô địch.
Cả nước như say.
Bóng đá vốn chỉ
là trò chơi đã như hiện thân của khát khao dân tộc, chiến thắng. Vị huấn luyện
viên tài ba bị đám báo chí vô tri xưng thầy. Tiền thưởng, phần thưởng cứ theo
đó tới tấp. Ngay đến thủ tướng cũng bốc đồng thưởng tiền thưởng xe. Ông còn hào
hứng gọi trận banh là một chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Tàn cuộc.
Thể thao vua,
đình đám gì thì cũng về lại với chính ngày thường. Một nền bóng đá cạy cục. Một
nền thể thao cờ đèn kèn trống, lăng quăng, lính quýnh còn lâu mới đi đến một hệ
thống chuyên nghiệp. Thị trường thể thao ọp ẹp. Một hệ thống tổ chức tự chủ,
không phụ thuộc nhà nước. Một mạng lưới thể thao phong trào rộng khắp, lôi cuốn
và hệ thống giải đấu chuyên nghiệp nghiêm túc, trung thực...Những điều ấy cần
đến chính phủ xắn tay áo, miệng nói tay làm chứ không chỉ đến hẹn tuyên thưởng.
Ở lân bang.
Đoàn vận động
viên SEAGame Singapore trở về, thủ tướng Lý Hiển Long viết thư khen các vận
động viên đã hoàn thành một cột mốc có giá trị để phát triển bản thân. Thật
giản dị, vì mục tiêu quá rõ ràng.
Chính trị, trong
một xã hội có được ý thức tự do, chăm lo cho con người, quan tâm tới thế hệ
trẻ, chính phải là ủng hộ thanh niên tích cực phát triển bản thân mình. Thể
thao trong ý nghĩa ấy có thể phải là cơn say cuồng khác.
Chúng ta quen đặt
cho thế hệ trẻ đủ thứ nhiệm vụ. Nhưng thường không đặt yêu cầu phát triển bản
thân cho họ.
Các cô gái gồng
mình chịu đựng chấn thương để mang cúp vàng cho dân tộc. Nhưng liệu chiến thắng
có là một cột mốc để phát triển bản thân cho các cô gái ấy?
Sau hết men nồng, bóng đá trong tìm óc của các cô gái ấy có làm cho các cô ấy
hạnh phúc?
Điều đó, mới là
điều chính phủ cần bận tâm.
TÂM CHÁNH
15.12.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.