Nhà thờ Đức Bà Saigon |
Nhân
mùa Giáng Sinh của đạo Thiên chúa Giê Su, mà hôm nay chính là lễ vọng Noel -
Christmas, tôi chợt lẩn mẩn nghĩ điều này:
Người
phương Tây, cụ thể là các đức cha (linh mục, giám mục) truyền đạo và người Pháp
"thực dân". Khi tới Việt Nam không chỉ "bóc lột, khai thác thuộc
địa, đặt ách cai trị tàn bạo" (như cách nói của người cộng sản) lên xứ
này, mà còn để lại rất nhiều di sản quý báu, dùng bền tới tận bây giờ.
Đặc
biệt đó là những công trình giao thông, nhà cửa, công sở. Những tài sản ấy,
chẳng hạn hầm đường sắt Hải Vân, đường xe lửa xuyên Việt, cầu Long Biên, Phủ
toàn quyền, Nhà hát lớn, nhà Bưu điện... không có bọn thực dân, tây mũi lõ thì
chả biết dân ta giờ đây có thứ gì để mà hãnh diện.
Khó
kể hết được, nhưng tôi ấn tượng nhất với hai thứ, tạm gọi là hai loại công
trình xây dựng: nhà thờ và đèn biển (người ta quen gọi là trạm hải đăng).
Tôi
đã từng leo lên tít ngọn của những đèn biển hùng vĩ như Kê Gà (ở Bình Thuận),
Hòn Dáu (Hải Phòng), Núi Lớn (Vũng Tàu). Cảm giác không hiểu nổi sao cách nay
cả trăm năm mà người Pháp lại xây được những công trình có một không hai ở
những nơi khó khăn như vậy. Chúng bền vững tới mức sẽ còn tồn tại vài trăm năm
nữa.
Nhà thờ Cù Lao Giêng, An Giang. |
Và
nhà thờ của đạo Gia Tô (Thiên Chúa), đó là những công trình hoành tráng, kỳ
công, đẹp nhất về di sản xây dựng trên đất nước này. Mỗi nhà thờ một vẻ, nhưng
đều để lại những ấn tượng đặc biệt. Nhà thờ đá Phát Diệm, nhà thờ đá Nha Trang,
nhà thờ chính tòa Sài Gòn, nhà thờ Thái Bình, và nhất là nhà thờ Cù lao Giêng
(An Giang), khiến ta chỉ biết cúi đầu trầm trồ, thán phục.
Chỉ
hai loại di sản ấy thôi, dân ta cũng phải cảm ơn những người mà từng chỉ được
nghe tuyên truyền rằng là thực dân đế quốc, là núp bóng truyền đạo để đưa đường
cho cuộc xâm lược xứ sở này.
NGUYỄN THÔNG 24.12.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.