Thật là "khó" cho Việt Nam hiện
nay để nói về "công-tội". Có công (hay có tội) với ai, với cái gì ?
Ở các quốc gia "bình thường"
như Mỹ, Anh, Pháp, (ngay cả Trung Quốc hiện nay)... quan niệm về "công tội"
rất đơn giản. Bất kỳ hành vi nào làm lợi cho đất nước, cho dân tộc là "có
công". Dĩ nhiên hành vi này không phạm luật và phù hợp với đạo lý của con
người.
Ở Việt Nam việc phân biệt "công tội"
cực kỳ phức tạp.
Nếu ta trở lại thời Pháp có ý định xâm
chiếm Bắc Kỳ (1880-1885). Vua quan nhà Nguyễn thời đó là Hoàng Kế Viêm cùng với
các quan tuần phủ các tỉnh hợp tác với quân Thanh và quân cướp Cờ Đen của Lưu
Vĩnh Phúc. Lực lượng quân sự này có mục đích đánh Pháp, giữ Bắc kỳ và Trung kỳ
(An Nam) nằm trong ảnh hưởng đế quốc Mãn Thanh. Điều này quan trọng nhưng các
"sử gia" Việt Nam lại hay bỏ quên.
Hoàng Kế Viêm có công hay có tội đối với
đất nước và dân tộc Việt Nam?
Trong khoảng thời gian từ 1880 đến 1885,
quân Thanh hai lần đem quân sang chiếm đóng Bắc Kỳ.
Lần thứ nhứt, tháng 8 năm 1882, vua Thanh
sai Du Khoan (quyền Tổng Ðốc Quảng Ðông), Nghê Văn Uốt (Tuần Phủ Quảng Tây),
Lưu Trường Hiệu (Tổng Ðốc Vân-Quí) điều quân thủy, bộ tham dự vào chiến trường
Bắc Kỳ. Ngoài ra sai tướng Tạ Kính Bửu ở Vân Nam đưa 3 doanh quân sang đóng ở
Quán Ty (thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa).
Tháng 10 năm 1882, 10 doanh quân Thanh được
đưa sang Việt Nam. Hoàng Quế La lãnh 12 doanh quân đóng ở Lạng Sơn, Bắc Ninh,
Cao Bằng, Thái Nguyên và Triệu Ốc lãnh 5 doanh quân đóng ở Tuyên Quang và Thái
Nguyên.
Nhà Thanh và triều đình Việt Nam đều muốn
tiêu diệt người theo đạo.
Tháng Hai 1883 có mật lệnh từ Vân Nam cho
quân Cờ Ðen ở Việt Nam phải giết cho hết số dân theo đạo ở Bắc kỳ, mục đích để
làm hậu thuẫn cho cuộc thương lượng với Pháp về vấn đề Việt Nam. (Vì hai bên
Pháp-Thanh không có tuyên bố chiến tranh. Lúc các mặt trận - trên đất liền và
trên biển súng đã nổ, hai bên vẫn còn quan hệ ngoại giao bình thường).
Lần thứ hai năm 1885, 120.000 quân Thanh
do Phùng Tử Tài chỉ huy tiến vào Việt Nam qua các ngả Lạng Sơn, Cao Bằng....
Quân nhà Thanh được cố vấn và trang bị vũ
khí tối tân của Anh và Đức. Cả hai đế quốc Anh và Đức đều không muốn Pháp có mặt
ở Trung Hoa.
Trong cuộc xung đột này dân chúng Việt
Nam thời đó đa số "đứng ngoài", xem chuyện Pháp và Thanh tranh giành
Bắc kỳ không phải là chuyện của họ.
Nếu Thanh triều đồng thời không bị Nhật
và Nga đe dọa xâm chiếm thì sẽ không bao giờ có Hiệp ước Thiên Tân 1885, thiết
lập hòa bình giữa Pháp và Thanh triều. Chắc chắn Bắc Kỳ, nếu không nói là gồm
luôn An Nam (Trung kỳ), sẽ lọt vào tay nhà Mãn Thanh. Mặt trận trên biển, Thủy
sư đô đốc Courbet bị chết (vì bịnh, chỉ hai ngày sau khi hiệp ước ký kết) trong
khi trên bộ tướng Négrier bị thương phải bỏ Lạng sơn rút về phòng ngự ở Chi
Lăng. Tức là Pháp "thua" cả hai mặt trận thủy và bộ.
Quân Pháp đánh quân Thanh, bảo toàn được
lãnh thổ Việt Nam, là có công hay có tội với đất nước và dân tộc Việt Nam?
(Pháp ký hiệp ước bảo hộ với nhà Nguyễn cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam).
Trở lại thời hôm nay.
Khi nói "yêu nước là yêu xã hội
chủ nghĩa" thì điều này có nghĩa là bất kỳ hành vi nào làm "lợi"
cho xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì hành vi đó là "yêu nước". Để thực thi
XHCN miền Bắc đã phát động chính sách "cải cách ruộng đất" khiến hàng
trăm ngàn người chết, mối giềng xã hội bị sụp đổ. Hành vi này có công hay có tội
đối với quốc gia dân tộc ?
Còn về quan điểm "đoàn kết quốc tế"
và "nghĩa vụ quốc tế". Thể hiện tình "đoàn kết quốc
tế" với Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của ông Hồ nhìn nhận yêu
sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa, ủng hộ Trung Quốc đánh
chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Hành vi này là "công" hay
"tội" ? Đem quân đi "nướng" hàng vạn người ở chiến trường
Campuchia, nói là làm "nghĩa vụ quốc tế" mà thực chất phục vụ
cho thế lực bành trướng Liên Xô. Đây là "công" hay "tội" ?
Thử xét câu "người có công với
cách mạng". Cách mạng là "đập cái cũ xây dựng lại cái mới tốt đẹp
hơn". Cách mạng có thể là "cách mạng văn hóa" hay "cách mạng
vũ trang" đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào. Tất cả những người đóng góp
vào các việc tố cáo đồng bào, cha mẹ, anh em... mình không lẽ là người "có
công"? Hiển nhiên, đến nay tất cả những ai có hành vi (diệt chủng) nhắm
vào tiêu diệt chế độ Việt Nam Cộng Hòa đều là người "có công với cách mạng".
Nếu bây giờ có người hô hào "đốt
cháy Trường Sơn, tát cạn Biển Đông", chắc chắn người này phải phạm tội
tử hình, vì phá hoại lãnh thổ, tiêu diệt môi trường.
Chính ông Hồ đã hô hào hành vi phá hoại
đó. Hệ quả là thời đó cho tới bây giờ, con người có thói quen thù nghịch với
lãnh thổ, với đất đai của quốc gia mình.
Vậy trở lại vấn đề tranh cãi từ mấy hôm
nay: mấy ông cố đạo "chế" ra chữ quốc ngữ là có công hay có tội với đất
nước và dân tộc ?
Có lẽ những người chủ trương thiết lập lại
công lý đang gắng "bơi ngược dòng". Việt Nam mặc dầu hay nói "ăn
quả nhớ kẻ trồng cây", nhưng bây giờ chỉ "ơn đảng, ơn nhà nước",
tức phải mang ơn những người cầm súng, cầm còng, dùi cui...
Việt Nam chưa có thói quen mang ơn người
làm văn hóa. Riêng Hoàng Kế Viêm thì có con đường to đùng ở Đà Nẵng mang tên.
TRƯƠNG NHÂN TUẤN 30.11.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.