Đồng chí Trần Long Ẩn, chủ tịch Liên hiệp
Văn học Nghệ thuật TP.HCM, trưởng ban tang lễ đọc điếu văn. Mỗi lần nhắc đến
tên nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là kèm thêm Giải thưởng Hồ Chí Minh để khẳng định và
chằm chặp lôi kéo ông nhạc sĩ này là người của đảng, người của cách mạng.
Khi đồng chí Ẩn nói: Nhạc sĩ Nguyễn Văn
Tý nghe theo lời khuyên của N nhạc sĩ Lưu Hữu Phước "tránh xa tụi Nhân
văn ra ", và nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã chỉ say sưa sáng tác ca khúc ngợi
ca...Gã đang sụt sịt bỗng bật... cười.
Cười vì thương cho ông bạn Trần Long Ẩn một
thời chịu chơi với Dân lắm, giờ không hiểu nghễnh ngãng thế nào lại nói trật lất
chuyện của Dân vậy.
Gã nhớ chú Tý của gã, người mà mỗi lần buồn
điện thoại cho gã: rủ chú đi chơi đi, chú cô đơn lắm, nhiều lần kể gã nghe chuyện
chú tham gia "tụi Nhân văn" thế nào và bị chính đồng chí Lưu Hữu Phước
rủa là: thằng Nhân văn. Gã hỏi chú có tự hào mình là "thằng Nhân văn
" không, chú Tý cười ha hả...
Rồi thì nghi lễ nhà nước với bài điếu văn
ngợi ca đồng chí Nguyễn Văn Tý, suốt đời phấn đấu cho "đường lối nghệ thuật
cách mạng " cũng qua đi. Đáp lại, Thái Linh, con gái nhạc sĩ gọi hai tiếng
"Bố ơi!" rồi òa khóc.
Do quy định Nhà tang lễ không được phát
nhạc ngoài bài "Hồn tử sĩ " khi truy điệu, nên quan tài nhạc
sĩ vừa được khiêng ra cổng, đường Lê Quý Đôn thì tiếng hát “Một khúc tâm
tình của người Hà Tĩnh” mới vang lên từ cái máy ghi âm trong túi quần con rể
của nhạc sĩ. “Đi mô rồi cũng nhớ về...”
Lão xe ôm Grab dừng xe nói với bà khách
ngồi sau: Đám tang nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Bà khách giọng Nam bộ nhìn theo quan
tài bềnh bồng như chiếc xe lôi trên phố rồi lẩm bẩm: “Ai đứng như bóng dừa...”
Đồng chi Trần Long Ẩn, trưởng ban tang lễ
lên xe.
Đồng chi Thanh Thúy một thời hát “Dáng
đứng Bến Tre” với “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, phó giám đốc sở Văn hóa
Thông tin TP.HCM, phó ban tang lễ lên xe.
Nhưng hai xe ấy quay đầu và mất hút.
Giờ, chả còn ca sĩ, nhạc sĩ nào nữa theo
chiếc xe tang kia cùng người nhạc sĩ khi chiếc máy ghi âm từ túi quần anh con rể
nhạc sĩ đang vang lên ca khúc: “Tấm áo mẹ vá năm xưa”, rồi “Bài ca
năm tấn”...
Gã chợt thấy ai đang lớ ngớ bên vỉa hè
như nhạc sĩ Văn Thành Nho. Đúng rồi. Đi không? Nho gật đầu. Vậy là hàng ngàn ca
sĩ từng hát nhạc của Nguyễn Văn Tý và hàng trăm nhạc sĩ bạn bè quen biết của
Nguyễn Văn Tý chỉ còn nhõn nhạc sĩ tác giả "Đất nước lời ru"
đưa ông đến nơi an nghỉ... cuối cùng.
Nhưng...
Thật bất ngờ khi xe tang đến Hoa viên
Bình Dương, nơi Phạm Duy, Trần Văn Khê, Sơn Nam yên nghỉ, thì đón nhạc sĩ Nguyễn
Văn Tý có hàng trăm người yêu nhạc ông, cùng các ca khúc nổi tiếng của ông vang
lên từ tất cả loa của Hoa viên.
Chú ơi!
Nhân Dân đón chú về Lòng Đất Mẹ.
Chú ơi nghe kìa, trên các hàng cây truyền
nhau tiếng hát ấy: “Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ...”.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.