samedi 21 décembre 2019

Hồng Hà - Tô Huy Rứa, Chân dung quyền lực (Kỳ 1)



Đền thờ Thành hoàng làng Đồn Điền, quê hương Tô Huy Rứa. Ảnh: Dân Trí
(Tiếng Dân 21-12-2019) Tô Huy Rứa sinh ngày 4/6/1947 tại làng Đồn Điền, tổng Thủ Hộ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hóa; nay là xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình dân chài ven biển. Làng Đồn Điền, nơi “chôn nhau, cắt rốn” của Tô Huy Rứa thuở xưa vô cùng nghèo khổ, còn có tên là “làng ăn mày”.

Giai thoại cho rằng, ông tổ của làng Đồn Điền là một ông lão ăn mày. Nơi đây có ngôi đền thờ ông tổ cái bang, thờ một cây gậy và một cái bị, cũng như lưu truyền những tập tục về xin ăn. Hàng năm, ba ngày Tết cả làng có lệ bỏ đi ăn xin, bất kể già trẻ, nam nữ và những người quyền cao, chức trọng… Sau Tết mới về, khi trở về, những gì xin được phải mang ra đền làm lễ tế.

Chuyện xưa thực hư không rõ, nhưng điều này thì có thật: Những năm 1980, mưa bão triền miên, mất mùa thất bát. Để có thể sống sót, rất nhiều người dân làng Đồn Điền bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn. Phong trào tha phương cầu thực cũng bắt đầu từ đó. Những năm 1982-1983, Quảng Thái có hàng trăm người bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Nhiều gia đình, vợ chồng con cái đều dắt díu nhau đi ăn xin. Đặc biệt, những năm sau đó, tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đi học bỏ học đi lang thang khắp nơi.

Thống kê những năm 1993-1994, cả xã có hơn 700 em nhỏ đi lang thang, có gia đình 3-4 trẻ đi lang thang đánh giày, bán báo, ăn xin… Một tư liệu cho biết: “Trong số hơn 400 hộ dân ở Quảng Thái, có 249 hộ có người ăn xin chuyên nghiệp. Năm 1995 có 571 lượt, năm 1998 có 167 lượt người đi ăn xin“. Các nhà nghiên cứu gọi chuyện dân Quảng Thái đi ăn xin là “hiện tượng Quảng Thái”.

Năm 2012, khi Tô Huy Rứa tái cử Bộ Chính trị khóa XI, yên vị trên chiếc ghế Trưởng Ban tổ chức Trung ương, vinh quang và cực kỳ quyền lực. Lúc này tiền của bắt đầu đổ về nhà Tô Huy Rứa không đếm xuể, mệnh phụ phu nhân Trương Tuyết Nhung về quê chồng ở Đồn Điền tạ ơn, công đức kinh phí trùng tu tôn tạo đền thờ Thành hoàng của làng trở nên hoành tráng.

***
Nhà quá nghèo, học hành không đến nơi đến chốn, năm 1965, Tô Huy Rứa tình nguyện vào lực lượng thanh niên xung phong. Ngày 6/2/1967, Rứa được kết nạp vào đảng cộng sản và mấy năm sau, nhờ có tài ăn nói, hoạt ngôn, khéo tuyên truyền, cấp trên gởi Rứa theo học tập ở trường Tuyên huấn Trung ương (sau nâng lên Đại học Tuyên giáo, Phân viện Báo chí và tuyên truyền, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Từ đây, Rứa xin ở lại trường, lần lượt làm trợ giảng, giảng viên… rồi không biết bằng cách nào, lại kiếm được tấm bằng cử nhân Toán tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Học toán học, nhưng năm 1982 Rứa lại đi Nga để hoàn thành tiến sĩ… Triết học.

Cuối năm 1993, tại hội nghị Trung ương 6 khóa VII, Lê Khả Phiêu được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị cùng với Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Hà Phan.

Năm 1995, trước thềm Đại hội VIII, các phe quyết đấu để tranh giành quyền lực. Nguyễn Hà Phan, đương kim Thường trực Ban Bí thư, là người được Nguyễn Văn Linh ủng hộ để ngồi vào ghế thủ tướng khóa sau, bất ngờ bị tố cáo, quy chụp chính trị.

Tháng 4/1996, Hội nghị Trung ương 10, khoá VII đã khai trừ Nguyễn Hà Phan ra khỏi đảng, chấm dứt sự nghiệp chính trị. Lê Khả Phiêu thay Nguyễn Hà Phan ngồi ghế Thường trực Ban Bí thư, quyền lực nghiêng Trời. Nhờ vậy, tại Đại hội VIII tháng 12/1996, Lê Khả Phiêu đã đưa được một loạt các đàn em đồng hương Thanh Hóa ngồi vào ghế Ủy viên Trung ương, trong đó có Tô Huy Rứa và Phạm Quang Nghị. Nếu như Phạm Quang Nghị trúng cử Bộ Chính trị tại Đại hội X năm 2006, thì Tô Huy Rứa phải đợi đến Hội nghị trung ương 8 khóa X tháng 1/2009 mới được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, một sự việc gây chấn động dư luận cả nước, đó là vụ Nguyễn Trường Tô chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, hiệu trưởng và đồng bọn “cưỡng dâm, mua dâm học sinh trung học”.

Ngày đó Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa hai nữ sinh bị xét xử tội “môi giới mại dâm” đã gởi đơn kiến nghị đến các cơ quan trung ương, đơn cho rằng, vụ án có dấu hiệu oan sai và bỏ lọt tội phạm: 15 cháu gái từ 13 – 17 tuổi bị gạ gẫm, ép buộc tình dục trong vụ án này đều là nạn nhân, tính chất gần tương đồng nhau, đều bị cưỡng ép, dụ dỗ, khống chế, đe dọa… buộc phải quan hệ tình dục hoặc lôi kéo người khác phục vụ cho nhóm người của Sầm Đức Xương. Nếu gọi cho đúng tội danh thì phải là “cưỡng dâm” hoặc “hiếp dâm trẻ vị thành niên”.

Luật sư Trần Đình Triển gửi kèm văn bản kiến nghị khẩn cấp, đơn kêu cứu của hai bị cáo Hằng và Thúy, trong đó ghi rõ tên, số điện thoại và chức vụ của một số cán bộ cấp tỉnh, huyện, doanh nhân tại Hà Giang đã từng quan hệ tình dục với các cháu.

Hai cháu Thúy – Hằng và những tên cẩu quan
“Danh sách đen” khách mua dâm của Thúy và Hằng gồm 17 cán bộ Hà Giang. Trong đó có một số tên:

  1. Nguyễn Trường Tô – Thường vụ tỉnh ủy, Phó Bí thư – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang – ĐT: 0913271133
  2. Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh – ĐT: 0913271307
  3. Nguyễn Hoàng Tiến – sĩ quan Công an tỉnh (em ruột Nguyễn Binh Vận, Giám đốc Công an Hà Giang) – ĐT: 0912061622
  4. Định – Phó Chủ tịch huyện Vị Xuyên
  5. Thành – Giám đốc Doanh nghiệp – ĐT: 0912144888
  6. Dũng – GĐ Bưu điện tỉnh.
  7. Sầm Đức Xương – Hiệu trưởng trường PTTH Việt Lâm.
  8. Đinh Xuân Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Giang
  9. Bích – Trưởng phòng Tổ chức Công an tỉnh.
  10. Hướng – Cán bộ Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy.
  11. Minh – Cán bộ Công an tỉnh Hà Giang.
  12. Hòa – GĐ sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
Dư luận xã hội Việt Nam ngày đó “sốc toàn tập”. Bộ mặt nhà nước pháp quyền đã bị “giáng một đòn chí mạng” bằng sự tha hóa đạo đức và suy đồi về nhân cách của những cán bộ đảng viên có trọng trách, chức vụ, cũng như một số trọc phú doanh nhân ở Hà Giang trong vụ án này.

Thậm chí, khi đứng trước nguy cơ bị cách tất cả các chức vụ, trong bản báo cáo đề ngày 27/5/2010 gởi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô khẳng định, Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang cũng đã quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ…

Dân chúng vô cùng phẫn nộ, đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải ra tay trừng trị, cho dù những kẻ phạm tội là ai, ở bất cứ cương vị nào. Những cơ quan, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng nói trên cũng cần phải bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.

Cái tên Nguyễn Trường Tô và lũ yêu tinh được réo trên trang nhất các tờ báo. Hình ảnh ông quan đầu tỉnh, sa đọa trần truồng cũng được đăng trên các trang mạng xã hội. Thế nhưng, có một người dùng quyền lực, hòng bao che cho bọn cẩu quan hung bạo, đốn mạt và cuồng dâm này. Ông ta muốn bịt miệng báo chí và dư luận, bằng cách gọi điện thoại ra lệnh cấm các Tổng biên tập đăng các bài báo liên quan các cán bộ mua dâm, cưỡng dâm tại Hà Giang.

Nhờ thế lực ở thượng tầng bảo kê, cho nên dù có đầy đủ bản cung khai trước cơ quan điều tra, của các nạn nhân; cả báo cáo đầy đủ chi tiết, tên tuổi các cá nhân hủ hóa, mang số 23- KSĐT ngày 8/3/2010 của Viện kiểm sát Hà Giang, do đích thân Viện trưởng Ấu Duy Quang ký, gởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thế nhưng, điều lạ lùng là những tên phạm tội vẫn an toàn. Chắc chắn với quyền năng của mình, có nhân vật “giấu mặt” góp phần can thiệp cho 17 tên “tai to mặt bự” sa đọa và trác táng này, thoát vòng tố tụng. Người đó không ai khác, chính là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa.

(Còn nữa)

HỒNG HÀ

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.