Đoạn
clip ngắn quay cảnh một chiếc Mercedes đang chạy giữa đường bỗng nhiên cái bảng
số, có vẻ như được điều khiển bằng thiết bị điện tử nào đó, lật xoay một phát
chuyển từ bảng trắng 30F-462.75 thành bảng xanh 80B-4329 đã khiến dư luận một
phen dậy sóng. Một loạt bài báo tường thuật sự kiện này cũng đột ngột biến mất
trên mạng, theo kiểu “rất thần thánh” hệt như màn ảo thuật kỳ ảo của cái bảng số
xe.
Cho đến
11pm ngày 18-12-2019, bản tin trên tờ Nhà Báo & Công Luận dường như là
bài báo duy nhất còn chưa bị “lột” khi tường thuật sự kiện này.(Tác giả có dẫn link nhưng bài báo đã bị gỡ - Chú thích của Thụy My).
Bài
báo có đoạn: “Theo tìm hiểu, trên hệ thống đăng ký đúng là có chiếc xe nhãn
hiệu Mercedes E250 mang biển kiển soát 30F-462.75 như trong đoạn video xuất hiện
trên mạng xã hội. Theo dữ liệu đăng kiểm, chiếc xe Mercedes E250 có biển số
30F-462.75 “biến hình” BKS thành biển xanh khi lưu thông trên đường phố Hà Nội
thuộc sở hữu của bà Trương Tuyết N (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội). Chiếc xe này
có số máy: 274920*31502783*, số khung: RLMZF4FX7JV002299, đăng ký và đăng kiểm
lần đầu cùng ngày 14-11-2018. Đoạn clip khiến nhiều người thắc mắc chiếc xe
Mercedes gắn hai biển kiểm soát nhằm mục đích gì và biển nào là biển thật”.
Nhân vật
“Trương Tuyết N” như trong bài viết của Nhà Báo & Công Luận là ai? Theo nhiều
nguồn tin, đó là Trương Tuyết Nhung, vợ của cựu Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa!
Sự kiện
một lần nữa cho thấy Việt Nam đã trở thành miền đất của… “phù thủy” như thế
nào. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Biến trắng thành đen. Biến phải thành trái.
Biến không thành có… Các “phù thủy” ngày càng nhan nhản ở Việt Nam làm được tất.
“Phù
phép” điểm thi tốt nghiệp trung học lẫn đại học là chuyện nhỏ. Họ còn có thể biến
một anh xài bằng đại học giả, như Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), trở thành thượng tá
quân đội. Bệnh viện công “phù phép” thiết bị-vật tư cũ thành mới. Viên chức sở
nội vụ tại nhiều tỉnh “phù phép” hồ sơ lý lịch để đưa người nhà vào làm việc tại
cơ quan nhà nước. Quan “đầu tỉnh” lẫn quan “đầu xã” “phù phép” chi thu để rút
ngân sách bỏ túi riêng… Mới đây, theo Thanh Niên (17-12-2019), một nhân viên tạp
vụ tại Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương thuộc Sở Y tế tỉnh
này thậm chí đã được “phù phép” biến thành bác sĩ!
Đặc biệt
hơn cả là các vụ “phù phép” biến đất công thành đất tư, biến đất nông nghiệp
thành đất thổ cư… Tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng Đào Tấn Bằng đã
“phù phép” để chính quyền Đà Nẵng giao đất Sơn Trà cho người thân. Tại Bà Rịa-Vũng
Tàu, CEO Tập đoàn Alibaba Nguyễn Thái Luyện “phù phép” đất nông nghiệp thành đất
thổ cư bằng thủ đoạn lập hàng loạt hợp đồng không công chứng, không số giữa những
công ty do người nhà mình đứng tên pháp nhân.
Tại
Sài Gòn, Trần Phương Bình, cựu tổng giám đốc, cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị
và chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á, đã “phù phép” nhiều hồ sơ
vay vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư khống với nhiều tài sản là dự án bất động sản...
để chiếm khu đất vàng Ba Son. Tại Hải Phòng, hàng loạt lô đất trên địa bàn
quận Hải An đã bị chính quyền địa phương hợp thức hóa trái phép từ
đất nông nghiệp sang đất ở đô thị. Tại Long An, nhiều khu công nghiệp đã
được “điều chỉnh” giảm diện tích để chuyển thành đất ở nhằm bán cho các chủ dự
án bất động sản với giá cao…
Phải
nói là không thể kể hết các vụ “phù phép” dính dáng đất đai và liên quan “quyền
sở hữu và chuyển mục đích sử dụng đất đai” trong các vụ án “ăn đất” xảy ra hàng
chục năm nay. Điều “thần thánh” nhất liên quan các vụ “phù phép” đất đai là có
không ít trường hợp sau khi bị báo chí phanh phui, một số viên chức không những
không bị… “kiểm điểm” mà còn được thăng chức!
Sau
ròng rã 10 năm điều tra và sau khi Thanh tra tỉnh Bắc Giang đưa ra bản kết luận
cho thấy hai viên chức ở huyện Lục Ngạn chơi trò “phù thủy” ăn đất, hai ông này
vẫn được thăng chức cao hơn (La Văn Nam được thăng chức Phó Bí thư thường trực
huyện ủy Lục Ngạn; và Cao Văn Hoàn được thăng chức Phó Chủ tịch thường trực
UBND huyện Lục Ngạn)!
Nhắc đến
chuyện “phù phép”, tôi nhớ đến một vụ có dạo từng làm báo chí Sài Gòn nhốn
nháo. Vì nhà gần đó nên tôi thường đi ngang khu vực ấy. Đó là một khu đất khổng
lồ, gần Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng Hòa, thuộc quyền quản lý của Quân khu 7
sau 1975. Một ngày nọ, khu đất bỗng được dựng tôn cao che kín mít. Chẳng ai biết
bên trong đó đang làm gì. Đất của quân đội. Đố ai dám tò mò.
Thế rồi
ngày kia, khi các tấm tôn che được hạ xuống, mọc lên đó là một nhà hàng cực
sang, với tên “White Palace” (số 194 đường Hoàng Văn Thụ, phường 9, Phú Nhuận),
như thể nó trồi lên từ dưới đất bằng phép màu vậy. Báo chí rần rần “vào cuộc”.
Lúc đó người ta mới biết White Palace được xây mà không hề có một mảnh giấy
phép xây dựng nào. Thậm chí cái chức năng “kinh doanh ăn uống” của nó cũng
không có phép.
Ngày
6-12-2007, tờ Sài Gòn Giải Phóng viết rằng chính quyền TP.HCM “sẽ xử lý
nghiêm sai phạm” vụ xây trái phép của White Palace. Một ngày sau, tờ ThanhNiên cho biết: “White Palace thực hiện đúng quy định về xây dựng của Bộ
Quốc phòng”! Ngày 9-12-2007, VNExpress loan tin: “Công trình White
Palace làm cơ quan chức năng lúng túng”. Ngày 10-12-2007, tờ Tuổi Trẻ viết
“Trung tâm tiệc cưới White Palace bị tạm ngưng hoạt động”.
Bài
báo của Tuổi Trẻ về chuyện “ngưng hoạt động” của White Palace là bài báo cuối
cùng trước khi vụ việc được ngưng vĩnh viễn. Báo chí không còn được nói về vụ
xây trái phép của White Palace. Nhà hàng này đến nay đã trở thành địa điểm quen
thuộc và nổi tiếng chuyên tổ chức tiệc cưới và các sự kiện sang trọng đình đám
của giới giải trí lẫn doanh nghiệp. Chẳng tờ báo nào “bàn” vụ này nữa. Đất của
Quân khu 7. Bộ Quốc phòng quản lý. Ở đó không chỉ có cọp để mà hó hé vuốt râu. Ở
đó còn có “thần thánh”. Ủy ban nhân dân TP.HCM là “cái đinh” gì. Bản thân Ủy
ban nhân dân TP.HCM cũng nhung nhúc “thần” với “thánh”, đặc biệt “ông thần” Lê Thanh
Hải.
Ở đất
nước này, sự tồn tại của “thần thánh” và những màn “phù phép” của “thần thánh”
đang ngày càng được mặc nhiên xem như là chuyện “bình thường”. Tất cả đều diễn
ra công khai, hệt như màn “biểu diễn” ngoạn mục “lật” đổi bảng số xe giữa ban
ngày ban mặt của Trương Tuyết Nhung, vợ của cựu Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa.
Đất nước đã không biến thành “xứ sở thần tiên” bởi những màn “phù phép”. Thần
dân của xứ sở này đang lãnh hậu quả những trò gian lận từ bọn phù thủy được quyền
“phù phép” và “hô biến” mọi thứ, đặc biệt khả năng biến đất nước thành một chốn
nghịch ngược với cái gọi là “thiên đường”.
MẠNH KIM 20.12.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.