Món tiết canh đạo đức
của bệnh viện Saint Paul Hà Nội !
Câu chuyện bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội bẻ
đôi que thử và trộn mẫu máu của nhiều người để làm xét nghiệm nhanh như dân nhậu
làm tiết canh vịt làm rúng động dư luận, gây kinh sợ cho những người đã từng
làm xét nghiệm ở đây.
Món tiết canh khốn nạn này của ngành y
còn được dậm thêm hành, ngò, đậu phộng của nhiều tác giả trên mạng với các bài
viết cho rằng, sai phạm này vô hại vì không gây ra hậu quả.
Xin trân trọng giới thiệu ý kiến của TS.
Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu Ung thư, City of Hope, California, USA, Cố
vấn khoa học Ruy Băng Tím :
“Chuyện xét nghiệm thứ hai sử dụng phương
pháp “Elisa”. Trong trường hợp này kháng thể được phủ đều trên bề mặt của từng
giếng thí nghiệm trong đĩa (mỗi đĩa có 96 giếng).
- Khi bỏ mẫu thử nghiệm của bệnh nhân vào
nếu có càng nhiều kháng nguyên virus bám lên kháng thể trên đĩa thì khi đến
giai đoạn cuối của quá trình giếng thí nghiệm đó sẽ chuyển màu vàng càng đậm.
- Độ vàng đậm của giếng thí nghiệm sẽ được
đọc bằng máy để ra những con số cụ thể và sẽ dựa trên các “con số chuẩn” để biết
được mẫu đó là dương tính (có virus) hay âm tính (không có virus).
Do vậy, việc trộn 4 mẫu máu của 4 bệnh
nhân để làm 1 xét nghiệm là một sai lầm nghiêm trọng vì sẽ làm mẫu máu của mỗi
bệnh nhân bị pha loãng đi 4 lần. Nếu cả 4 người đều dương tính thì lượng kháng
nguyên virus trong mẫu hỗn hợp còn dễ thấy được nhưng nếu chỉ 1 người dương
tính trong 4 người thì tín hiệu sẽ rất thấp và dễ xảy ra hiện tượng “âm tính giả”
(nhiễm bệnh nhưng xét nghiệm không ra!).
Với sai lầm nghiêm trọng này mình nghĩ
cách tốt nhất là bệnh viện nên sắp xếp kiểm tra lại cho tất cả những người đã
nhận kết quả âm tính từ các xét nghiệm Elisa có tính chất "lừa đảo"
này!
Nói chung, mỗi loại xét nghiệm lâm sàng
hiện nay thường được thực hiện bằng những bộ kít mua từ các công ty nổi tiếng
và có uy tín trên thế giới. Các công ty này để ra được các sản phẩm thương mại
hóa và có độ tin cậy trên toàn thế giới, họ đã phải chuẩn hóa tất cả các thông
số, và các bước trong quá trình làm rất cẩn thận. Họ luôn đề nghị người sử dụng
không được thay đổi quy trình (nhất là trên người) để ra được kết quả chính
xác.
Do vậy, việc tự ý thay đổi những bước
trong xét nghiệm của phòng xét nghiệm bệnh viện Xanh Pôn khi người bệnh nhân đã
đóng đủ tiền để được xét nghiệm "đúng tiêu chuẩn" là hành động không
thể chấp nhận được, có khả năng đem lại những nguy cơ khôn lường với những trường
hợp “âm tính giả”!
Các bạn đã từng nghe câu nói “Ðã SIDA còn
xông pha đi hiến máu” thì các bạn có thể hình dung được hậu quả của những việc
lừa đảo y tế như thế này rồi đó!”.
HOÀNG LINH 10.12.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.