jeudi 3 avril 2025

Lê Học Lãnh Vân - Mức thuế mới của Hoa Kỳ : Ứng phó ra sao ? (1)

 

Từ tối qua tới nay nhiều tin nhắn về thuế ông Trump áp lên Việt Nam. Anh em biểu viết vài câu bàn luận.

1) Tui không được học kinh tế nên không dám nói về lý thuyết thuế. Tuy nhiên, tui được đào tạo và thực hành trong các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ trong mười năm, về cách dựa vào thuế để tính toán kinh doanh.

Nghĩa là muốn kinh doanh ở một nước nào, mình cần biết chính sách thuế của nước đó trên mặt hàng mình kinh doanh ra sao, có khi cần biết cả mức thuế của các nước lân cận. Ta sẽ có cách tính nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, trong đó có phương pháp chuyển giá một thời Việt Nam bàn tán xôn xao, mà tôi thấy có những bài viết không nói trúng cốt lõi của vấn đề !

Vậy, xin thảo luận khía cạnh thực tế của thuế. Cũng xin nói rõ mục tiêu của bài này là thảo luận chúng ta nên làm gì trong hoàn cảnh bị áp thuế. Còn suy nghĩ gì về quyết định áp thuế của ông Trump là một đề tài khác. Việc thảo luận nhằm nâng cao kiến thức của tất cả những người tham gia chứ không nhằm đưa ra lời khuyên nào cho ai hết ! Rất mong được học hỏi từ sự tham gia của anh chị.

2) Thuế áp cho Việt Nam với con số 46 % là con số tổng quát. Con số này sẽ được phân bổ cho từng ngành hàng. Tùy ngành hàng kinh doanh mà mức thuế này sau ngày hiệu lực có bị nâng cao tới đâu so với trước.

Thí dụ :

Ngành thủy sản, cao su bị tăng 16 % - 17 % so với trước

Ngành sắt thép, vải sợi, quần áo thì tăng khoảng 1,5 % so với trước.

Như vậy, thoạt nhìn, ngành thủy sản, cao su sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.

3) Bị áp thuế thì đương nhiên doanh nghiệp liên quan đưa chi phí thuế vào giá. Nhưng cũng chỉ đưa được một phần thôi, vì phải nghiên cứu độ nhạy của thị trường với giá cả. Nếu thị trường quá nhạy với giá thì không thể tăng giá tương ứng với mức chịu thuế, và doanh nghiệp phải chịu giảm lời. Như vậy cũng cần tính phương án cắt chi phí.

Rồi phải xem từng nấc thang giá trị gia tăng, nấc nào giữ lại và nấc nào chuyển qua nước khác. Muốn chuyển phải tính cân bằng chi thu, lời lỗ cuối cùng...

Đó là một thí dụ nhỏ về phản ứng của doanh nghiệp.

4) Nhưng doanh nghiệp chỉ giải quyết vấn đề tới một mức nào đó thôi. Những công ty đa quốc gia khủng của Hoa Kỳ nhiều khi rất cần sự trợ giúp từ bên ngoài, cụ thể là phòng thương mại và tòa đại sứ. Thậm chí cần bộ thương mại can thiệp. Điều này chúng ta sẽ nói thêm trong bài tiếp theo.

LÊ HỌC LÃNH VÂN 03.04.2025

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.