Hôm nay, Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố :
"Lập trường của Trung Quốc rất rõ ràng và nhất quán. Nếu Hoa Kỳ muốn đàm phán, cánh cửa của chúng tôi vẫn mở, nhưng đối thoại phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng." "Nếu Hoa Kỳ muốn chiến đấu, phản ứng của chúng tôi sẽ tiếp tục đến cùng. Áp lực, đe dọa và cưỡng ép không phải là cách đúng đắn để đối phó với Trung Quốc."
Trong khi đó thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn có vẻ kẻ cả :
“Không có người chiến thắng trong các cuộc chiến thuế quan - chúng không phục vụ lợi ích của bất kỳ ai và không mang lại lợi ích cho người dân. Nếu Washington chọn chiến tranh thương mại, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Áp lực, đe dọa và tống tiền không phải là cách đúng đắn để đối phó với chúng tôi.
Trung Quốc không muốn chiến đấu với họ, nhưng sẽ không sợ khi họ đến với chúng ta. Chúng ta sẽ không ngồi yên và để các quy tắc thương mại quốc tế bị phá hoại.”
Luận : Về nguyên tắc, trong bất cứ cuộc đối đầu nào thì cả hai đều tổn hại. Nhưng thằng ế hàng hóa sẽ thiệt hại nặng nề hơn thằng phải mua hàng đắt. Bởi lẽ :
- Thằng sản xuất và bán hàng hóa thông thường sẽ cần người mua để tồn tại và kiếm lời. Vì vậy mới có câu “khách hàng là người trả lương” - Tức là làm thuê cho người mua. Đồng thời, thằng sản xuất phải đầu tư lớn về tài chính, mặt bằng, công nghệ, nhân công, quảng cáo … nên khi hàng hóa ứ đọng tức là chết. Không chỉ “chết” thằng chủ doanh nghiệp mà còn kéo theo cái “chết” của vô số các lao động và chuỗi lực lượng lao động liên quan.
Chưa hết, những lao động đó còn x2 (một lao động thất nghiệp thì ít nhất thêm 1 người liên quan, như : con cái, vợ/chồng hoặc cha/mẹ già…). Từ đó kéo theo hệ lụy xã hội cực kỳ ghê gớm. Đặc biệt ở các quốc gia đông dân mà khoảng cách giàu - nghèo quá chệnh lệch
- Còn thằng mua hàng thì hoặc nó có quyền lựa chọn mua hàng của thằng khác rẻ hơn, kể cả có đắt hơn khi cuộc chiến thuế quan chưa xảy ra thì nó chỉ việc mua ít đi, hoặc nó “nhịn” một thời gian ngắn cũng đâu có sao. Bởi nó là kẻ có tiền (ông chủ) mà. Và có hàng chục các quốc gia khác sẵn sàng trong thời gian ngắn sẽ lấp đầy khoảng trống thiếu hụt đó
Trong khi đó, cuộc chiến thuế quan mà Trump phát động không chỉ nhằm mục đích kiếm tiền từ thu thuế, mà chính là buộc các quốc gia khác phải mua hàng hóa của Mỹ nhiều hơn, công bằng và tương xứng hơn. Do đó, việc áp thuế cao đối với hàng từ các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ là để khiến hàng hóa đó không thể bán được ở Mỹ, vì giá quá đắt và người mua ở Mỹ sẽ tự quay lưng, chứ chính quyền không cần phải cấm đoán - hành vi phi thị trường
Đặc biệt, Trump đồng thời khai chiến thuế quan với gần hết các quốc gia trên thế giới (hơn 80 quốc gia) là nhằm mục đích khiến quốc gia nào cũng phải lo lắng bị trừng phạt, không bán được hàng và phải tự cứu mình. Điều đó khiến Trung Quốc gần như không có cửa tìm kiếm, mở rộng thị trường mới để giải quyết tình trạng ứ đọng hàng hóa của mình
Vì vậy, trong lúc này, thằng nào sản xuất càng lớn, càng dồi dào như Trung Quốc thì thằng đó sẽ càng chết nhanh hơn bất cứ ai.
LÊ XUÂN NGHĨA 10.04.2025
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.