Tại sao sau thời gian né tránh, cuối cùng Hoa Kỳ phải nhảy vào Đệ Nhị Thế Chiến? Lý do là vì Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ ngày 7 tháng 12 năm 1941.
Tại sao Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng? Tại vì Hoa Kỳ cấm vận Nhật Bản. Hoa Kỳ cấm không cho Nhật dùng kinh đào Panama để chuyển vận nguyên liệu về nước. Phong tỏa đường biển ở Á Châu không cho Nhật chuyên chở hàng về nước, cấm Nhật không được mua các loại kim loại v.v...Nhật Bản bị dồn vào đường cùng nên phải xuống tay quánh trước.
Nhật Bản hy zọng kết thúc cuộc chiến mau lẹ sau khi gây thiệt hại lớn cho Hải Quân Mỹ. Rất tiếc là tình cờ các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đã không có mặt ở Trân Châu Cảng khi Nhật oanh kích. Con hổ Hiệp Chủng Quốc bị đánh thức và đứng dậy.
Nhưng tại sao Hoa Kỳ cấm vận Nhật Bản? Tại vì cả hai cùng tranh giành vùng ảnh hưởng ở Á Châu. Hoa Kỳ dòm ngó thị trường giao thương với China và các quốc gia ở Á Châu. Trong khi đó Nhật Bản đang chiếm China từ năm 1937, Đông Dương 1940, Hồng Kông, Đài Loan, Đại Hàn v.v...Phi Công Thái Dương Thần Nữ trong thời gian ấy được coi là thiện chiến hơn phi công Mỹ vì đã có kinh nghiệm tác chiến nhiều năm để khống chế vòm trời Châu Á Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cấm vận vì muốn chận đứng tham vọng của Nhật Bản ở Châu Á.
Trong thời gian ấy Hoa Kỳ vẫn chưa biết Nhật Bản đã lọt qua khe hở cấm vận của Mỹ để bí mật xây dựng hai chiến hạm lớn nhứt thế giới là chiếc Yamato (tháng 8, 1940) và Musashi (tháng 10, 1940). Khi ấy Hải Quân Nhật Bản có nhiều hàng không mẫu hạm hơn Hoa Kỳ. Nhiều hàng không mẫu hạm Nhật được biến cải từ những tàu vận tải lớn. Nhật Bản đang chuẩn bị chiến tranh trong khi Hoa Kỳ vẫn còn trùm mền ngủ và lơi tay súng.
Song song với tham vọng bành trướng của phát xít Nhật ở Á Châu, Đức Quốc Xã cũng lấn chiếm Âu Châu và Bắc Phi năm 1940. Và để răn đe hoa Kỳ chớ có dại dột nhảy vào vòng chiến mà cứ ở nhà trùm mền ngủ cho được việc. Ngày 27 tháng 9 năm 1940, Đức – Nhật Bản – Ý Đại Lợi ký kết trở thành phe Trục: Phát Xít – Đức Quóc Xã. Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hải Quân Hoàng Gia Nhật Bản oanh kích Trân Châu Cảng. Ngay sau đó Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản. Vài ngày sau Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ. Có 414.500 binh sĩ Mỹ và trên 400.000 thường dân Mỹ hy sinh trong Thế Chiến Thứ Hai.
Lịch sử đang được lặp lại. Liên Bang Nga lấn chiếm Gruzia năm 2008, Ukraine từ năm 2014. Tầu ngầm của Nga đang đe dọa vùng biển Bắc Âu của khối NATO. Ukraine là phòng tuyến cực đông của NATO, đang bốc cháy, và NATO là hàng rào an ninh của Hoa Kỳ từ xa. Có thể tin Vladimir Putin sẽ ký kết hiệp định ngưng bắn với Ukraine và sẽ sống hòa bình mãi mãi với lân bang không?
Iran đang đe dọa các đồng minh của Hoa Kỳ ở Trung Đông. Trung Cộng và Bắc Hàn cũng đang đe dọa các đồng minh của Hoa Kỳ ở Á Châu. Liên Bang Nga – China – Iran – Bắc Hàn đã trở thành phe Trục Cộng Sản – Độc Tài - Hồi Giáo cực đoan.
Hoa Kỳ có thể theo chánh sách co cụm lui về nhà trùm mền ngủ và o bế nền kinh tế nội địa, nhưng chính sách này chỉ kéo dài 4 năm hay nhiều hơn là 8 năm. Còn phe Trục có thể hòa hoãn vuốt ve để đàm phán câu giờ, nhưng chính sách khống chế bá chủ sẽ được theo đuổi mười năm, hai mươi năm, hoặc suốt đời đối với những tên độc tài ngồi trên ngai vàng vĩnh viễn.
Năm 1974 Tổng Thống Richard Nixon cũng theo đuổi chính sách co cụm, rút quân dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền để Cộng Sản thôn tính nhiều quốc gia Đông Dương – A Phú Hãn – Phi Châu – Trung Nam Châu Mỹ La Tinh.
Đến thập niên 80 Tổng Thống Ronald Reagan có nỗ lực khôi phục lại truyền thống bảo vệ lý tưởng tự do của Hoa Kỳ, bằng cách trợ giúp nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới bị Cộng Sản đô hộ. Kết quả là Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Chính vì vậy mà nhiệm kỳ 8 năm sau của Tổng Thống Bill Clinton đã được thừa hưởng một nền hòa bình tương đối, không có những cuộc chiến lớn mà công dân Mỹ phải đổ máu nhiều.
Tự do không từ trên trời rớt xuống miễn phí, mà phải trả bằng mồ hôi nước mắt và máu. Thế giới này không thánh thiện như giáo đường hay từ bi như cửa Phật, mà đầy dẫy kẻ ác. Nếu không phòng thủ từ xa, thì sớm muộn gì trộm cướp sẽ đến gõ cửa ngay nhà chúng ta.
BÔNG LAU 10.03.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.