mardi 24 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Người bạn Mỹ

Câu của tổng tịch nói này mới đúng một phần thôi anh em nhé. Đội OSS (Deer team - Con Nai) đúng là có hỗ trợ Việt Minh chống Nhật, huấn luyện chiến đấu cho quân ông Giáp và tiêm thuốc cứu ông bác bị sốt rét (báo đảng bảo do ông lang cứu!).

Nhưng kể từ ngày 15/08, Nhật đầu hàng đồng minh, thì OSS được lệnh dừng hỗ trợ cho Việt Minh. Vì thế, nhưng ngày họ ở bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội chỉ là bạn xã giao, anh em xã hội thôi, không còn hỗ trợ chính thức dưới vai trò của OSS nữa mà chỉ là cá nhân.

Ngày 01/10/1945, họ được lệnh rút khỏi Hà Nội, không can dự vào chính trị Đông Dương nữa.

Như vậy, nói cho chính xác, thì OSS là những người bạn nước ngoài đầu tiên hỗ trợ ta vào trước Cách mạng tháng Tám và cũng là những người bạn đầu tiên bỏ ta!

Đó là do chính OSS đã biết Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, người của Quốc tế cộng sản 3 (ông Hồ đổi nick để giấu tung tích), nên đã báo cáo lên trên. Từ đó tổng thống Truman không trả lời các thư cầu viện của bác.

Tuy nhiên, Việt Minh vẫn phao tin rằng được Mỹ hỗ trợ (tiếp tục) để phô trương thanh thế trong những ngày đầu cướp chính quyền.

Mỹ đứng ngoài cuộc chiến Việt - Pháp (chiến tranh Đông Dương 1) cho đến khi Quốc gia Việt Nam được thành lập và được Mỹ công nhận (tất nhiên không công nhận VNDCCH). Bác Hồ (dùng clone là C.B...) chính thức chửi đế quốc Mỹ từ đó, khoảng 1950, khi đó bác cũng đã chọn phe là Trung Cộng và Liên Xô.

P/S Vì có bạn coi thường nhóm OSS này khi cho là không biết tung tích ông Hồ nên mình copy nguyên văn đoạn bên dưới, trích từ cuốn Why Vietnam của trưởng nhóm OSS L.A Patti

TRƯỜNG HỢP “ÔNG HỒ”

Các báo cáo của nhóm GBT đều khẳng định mọi thành công trong việc giải thoát được người của Đồng minh từ sau vùng bị Nhật kiểm soát là nhờ ở sự tổ chức và cộng tác có hiệu quả của những người Việt “phiến loạn”thuộc một phong trào chính trị vững mạnh đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam, được coi là có xu hướng thân Matxcơva, nhưng người Nhật, Trung Hoa và Pháp nói chung lại gọi họ là “cộng sản”. Trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, AGAS và OSS/AGFRTS, họ lại thường được kêu là phần tử “thân Đồng minh”, “chống 'Nhật”và “chống thực dân”.

Về phần mình, tôi cho rằng nhóm người này cũng giống như những người du kích chống phát xít châu Âu, có thể hỗ trợ nhiều cho các nỗ lực chiến tranh của chúng ta ở Đông Nam Á. Lục trong đống hồ sơ, tôi đã tìm được một số thông báo của các nhà ngoại giao ta ở Trùng Khánh, Sài Gòn và Côn Minh, đề ngày tháng từ 1940 nói về các hoạt động của phong trào dân tộc này.

Các bản thông báo đầu tiên phản ánh quan điểm của người Pháp đánh giá người Việt Nam “non nớt về chính trị, có thái độ lãnh đạm và thân Pháp”. Nhưng khi phong trào do đã có đà phát triển mạnh và sự chống đối với các nhà chức trách Pháp, Nhật đã trở thành công khai thù địch hơn; người Pháp, người Nhật và cả một số quan chức trong cơ quan đối ngoại của ta bắt đầu gán cho những người trong phong trào đó danh hiệu là “cộng sản”.

Chắc chắn rằng trong số lãnh tụ phong trào quốc gia đó cũng có mặt các phần tử thân Matxcơva, nhưng đa số những người lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh giành độc lập ấy chỉ là một khối hỗn hợp. Trong đó bao gồm thành phần của mọi xu hướng chính trị, từ các tín đồ tôn giáo cho đến những người bảo hoàng theo ông hoàng Cường Để thân Nhật, từ những người Việt không Cộng sản, thân Trung Quốc, lưu vong ở Hoa Nam cho đến những người Cộng sản triệt để đi theo đại biểu Xô-viết Hồ Chí Minh.

Qua tập hồ sơ, tôi thấy lần đầu tiên người ta đề cập đến Hồ Chí Minh trong một bức điện của Đại sứ Gauss ghi ngày 31-12-1942. Bức điện đã nhắc tới một bản thông báo trước đó nói về việc người Trung Hoa bắt giữ một lãnh tụ Việt Nam “một người An Nam tên là Ho Chih Chi (?)”(sic) và được biết là giam ở Liễu Châu, Quảng Tây ngày 2-9. Một năm sau, đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh đã gửi về Bộ Ngoại giao hai bức thư của Ủy ban Trung ương hiệp hội Quốc tế chống xâm lược Đông Dương.

Một bức viết bằng tiếng Pháp gửi cho Đại sứ Mỹ, một bằng tiếng Trung Hoa gửi cho thống chế Tưởng Giói Thạch. Cả hai bức thư đều đề ngày 25-10-1943, Hà Nội, nhưng mang dấu bưu điện 25-11-1943, Trình Tây(7). Bức thư gửi đại sứ Mỹ yêu cầu Đại sứ ủng hộ “Hiệp hội”trong việc đòi tha cho “đại diện Hồ Chí Minh của chúng tôi”. Bức thư cho Tưởng đòi Tưởng trả lại tự do cho Hồ Chí Minh, để tiếp tục lãnh đạo các hội viên Hiệp hội hoạt động chống Nhật.

Trong hồ sơ của OSS chúng tôi, chỉ có thấy nhắc đến Hồ Chí Minh trong bản báo cáo của Powell thuộc OWI ghi ngày 28-8-1944 và trong bức điện của William R. Langdon, tổng lãnh sự Mỹ ở Côn Minh, xin ý kiến Bộ Ngoại giao về việc xin thị thực nhập cảnh cho Hồ Chí Minh vào nước Mỹ. Lúc đó cái tên Hồ Chí Minh liên tục xuất hiện trong các tài liệu hồ sơ hàng năm của OSS đã thu hút sự chú ý của tôi.

Tôi liền tìm hỏi Austin Glass, một người bạn thân và là chuyên gia về các vấn đề Đông Dương. Anh ta có biết “người bạn An Nam”này, nhưng lại không rõ bây giờ ông ta lấy tên gì và Glass cũng chẳng giúp cho tôi tìm được ông ta ở đâu vì ông ta không có nơi ở nhất định. Glass chỉ nói: “Hãy kiếm ông ta ở Bắc Kỳ”.

Qua nhiều cộng tác viên khác của OSS tôi được biết Nha Viễn Đông sự vụ Bộ Ngoại giao cũng đang loay hoay tìm bắt mối với “Ông Hồ” và xem xét trường hợp của ông. Người bạn đồng nghiệp của tôi ở đó đã bắt tôi phải cam đoan giữ tuyệt đối bí mật mới cho phép tôi được xem tập hồ sơ những “tin tức chỉ để tham khảo”chứ không phải “để giải quyết”của Bộ. Theo tôi, đúng là tình hình đã được thổi phồng lên quá mức trong tài liệu của Bộ Ngoại giao.

Như vậy, thoạt tiên Hồ Chí Minh đã được những người Mỹ ở Trung Quốc chú ý vào khoảng 4 tháng sau khi ông bị bắt ở Quảng Tây (nay được xác định là vào ngày 28-8-1942). Bằng một nước cờ tài tình nhằm thu hút sự chú ý của người Mỹ nhưng đồng thời cũng làm cho Quốc dân đảng Trung Quốc bối rối, ông Hồ đã dựa vào sự giúp đỡ của bạn bè cho đăng trên đại công báo, tờ báo hàng ngày ở Trùng Khánh, một bài tiết lộ sự tồn tại của một chính phủ lâm thời do Trung Quốc dựng lên cho Đông Dương. Bài báo xuất hiện ngày 18-12-1942 và lập túc được ngay hãng UP tóm lấy để chuyển về New York và Washington.

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 24.09.2024

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.