Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.
Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.
Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...
Doc theo các con sông, để ghi nhớ lịch sử, ông Phát đặt các tên Bến Bạch Đằng, Bến Hàm Tử, Bến Chương Dương, Bến Vân Đồn... Đây là những địa danh ghi dấu những trận chiến hiển hách của dân tộc. Những địa danh này tất nhiên là ở miền Bắc nước ta, được đặt tên cho Sài Gòn để mọi người dân ghi nhớ lịch sử nước nhà.
Hiện nay, Bến Hàm Tử và Bến Chương Dương đã bị thay thế do có đại lộ Đông Tây, được đặt tên cho Võ Văn Kiệt mà không có tái định cư cho hai Bến này.
Làm biến mất tên đường là làm quên đi một phần lịch sử. Ngoài việc mất tên đường còn có việc làm mất tượng đài như tượng An Dương Vương giương nỏ thần ở khu vực cầu Móng, khi làm hầm Thủ Thiêm thì bị đem vào viện bảo tàng Mỹ Thuật gần đó mà không cho phục dựng ; hay tượng Trần Nguyên Hãn nổi bật ở trước chợ Bến Thành.
Những thay đổi ngôn ngữ như ga thay cho bến, vòng xuyến thay cho bùng binh, rẽ thay cho quẹo hay cua... làm phai mờ, xói mòn ký ức, xói mòn văn hóa, xói mòn lịch sử mà những nhà văn hóa đã gây dựng.
PHAN XUÂN TRUNG 01.03.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.