1. Lực lượng phòng thủ lãnh thổ của Ukraine là gì?
Năm 2014 Lực lượng vũ trang Ukraine hứng chịu một loạt thất bại; việc Nga sáp nhập Crimea đã dẫn đến việc phần lớn binh lính Ukraine ở đây đầu hàng mà không kháng cự hoặc đào tẩu sang Nga.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến ở Donbas, quân đội Ukraine đã gặp một số thất bại trước lực lượng ly khai thân Nga, vì họ không được chuẩn bị kỹ càng, trang bị kém, thiếu tính chuyên nghiệp, tinh thần chiến đấu và năng lực thiếu trầm trọng ở các cấp, từ thấp lên tận chỉ huy cấp cao.
Khi tình hình Donbas xấu đi, nhiều thường dân bắt đầu thành lập các nhóm dân quân tình nguyện và bán quân sự để chống lại quân ly khai, được gọi là “Tiểu đoàn tình nguyện.” Bộ Quốc phòng Ukraine bắt đầu tổ chức và huy động một số đơn vị này về nằm dưới sự chỉ huy của họ với tư cách là các Tiểu đoàn phòng thủ lãnh thổ. Trong giai đoạn đó, các Tiểu đoàn Phòng thủ Lãnh thổ và các Tiểu đoàn Tình nguyện khác được ghi nhận là đã giữ vững phòng tuyến chống lại các lực lượng ly khai và cho phép quân đội Ukraine tái tổ chức và huy động.
Cho đến cuối năm 2014, hệ thống Lực lượng bảo vệ lãnh thổ của Ukraine đã thay đổi. Các tiểu đoàn phòng thủ lãnh thổ (hiện có) được tổ chức lại và chuyển giao cho các lữ đoàn bộ binh cơ giới của Quân đội. Để thay thế chúng, một cơ cấu mới của lực lượng bảo vệ lãnh thổ của Lực lượng Vũ trang đã dần được đưa ra. Mô hình của Lực lượng này của Ukraine sau đó đã được Ba Lan sử dụng để xây dựng lực lượng tương tự trong lực lượng vũ trang của mình. Lực lượng này từ năm 2015 trở đi đã thực hiện những hoạt động tương tự như ở Ukraine.
Như vậy, Lực lượng phòng vệ lãnh thổ (tiếng Ukraina: Війська територіальної оборони, Viiska terytorialnoi oborony) là thành phần quân sự dự bị của Lực lượng vũ trang Ukraina.
Lực lượng phòng vệ lãnh thổ được thành lập sau khi tổ chức lại các Tiểu đoàn phòng thủ lãnh thổ, lực lượng dân quân tình nguyện được thành lập trong cuộc chiến ở Donbas dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng. Các đơn vị Phòng thủ Lãnh thổ tồn tại từ năm 2015 đến năm 2021 dưới hình thức bán tổ chức cho đến năm 2022 khi chúng được chính thức tổ chức thành một quân đoàn thống nhất tạo thành một nhánh riêng của Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Nó được hình thành bởi cốt lõi là những quân nhân dự bị phục vụ bán thời gian, thường là các cựu chiến binh đã từng chiến đấu, và trong trường hợp chiến tranh có thể được mở rộng để tiếp nhận các tình nguyện viên dân sự địa phương để tham gia chiến đấu phòng thủ tại chỗ, trong trường hợp phải huy động quần chúng, với những người cốt lõi có sẵn dự kiến sẽ lãnh đạo các tình nguyện viên được huy động. “TDF” – cách viết tắt theo tiếng Anh – chính thức được kích hoạt khi bắt đầu xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine tháng Hai năm 2022 và chỉ đến tháng Ba, đã có hơn 100.000 thường dân đã tình nguyện tham gia Lực lượng.
Quân đoàn quốc tế bảo vệ lãnh thổ Ukraine, được thành lập bởi các tình nguyện viên nước ngoài, là một phần của Lực lượng phòng thủ lãnh thổ.
Lực lượng phòng vệ lãnh thổ chịu trách nhiệm tham gia vào công tác du kích và chiến tranh du kích trên lãnh thổ do lực lượng Nga chiếm đóng. Tại Kherson, nhiều dân thường địa phương tham gia các đơn vị TDF tại chỗ và thành lập các chi nhánh để hoạt động cùng các nhóm du kích, cụ thể như hoạt động tình báo, phá hoại, ám sát và trinh sát. Vào tháng 9 năm 2022, Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 113 cũng tham gia cuộc phản công ở Kharkiv theo hướng Vovchansk.
Hiện nay đang có một số dư luận – mà đâu đó vài nhà bình luận quân sự thế giới cho rằng “thể hiện sự lo lắng trong người Ukraine” về việc, Ihor Plakhuta, người vừa được Tổng thống Volodymyr Zelenskyy bổ nhiệm vào vị trí chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ, là người đứng đầu Lực lượng cảnh sát vũ trang (hoặc cảnh sát đặc biệt) của Bộ nội vụ Ukraine đã hoạt động tích cực trong Cách mạng Nhân phẩm 2013 – 2014, và do đó “đã tham gia vào việc giải tán người biểu tình bằng bạo lực.” (Nguồn: Ukrainska Pravda).
Bình loạn : Cụ thể, vào ngày 18 tháng 2 năm 2014, Thiếu tướng Plakhuta sau khi nói với một nhà báo rằng sẽ không có cuộc tấn công vào hàng rào của người biểu tình trong phong trào Maidan, nhưng chỉ hai giờ sau họ bị tấn công. Sau đó những người cảnh sát Ukraine đã sám hối và bày tỏ nguyện vọng quay về với nhân dân.
Một người cứng rắn như Ihor Plakhuta nắm lực lượng Phòng vệ lãnh thổ thì tốt quá chứ sao lại lo lắng. Vậy Plakhuta thay ai? Thay cho Anatoliy Barhylevych đã được thôi khỏi vị trí này để trở thành người đứng đầu mới của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine (thay thế Serhiy Shaptala.)
Cho đến nay Lực lượng du kích Ukraine đã hoạt động tích cực, đặc biệt là ở khu vực Mariupol – Berdyansk và đã đóng góp nhiều cho những thành công của Ukraine trong cuộc chiến. Ngoài ra lực lượng phòng thủ lãnh thổ Ukraine đã tham gia giữ vững khu vực Donbas khi quân Nga phải bỏ chạy khỏi Kyiv và quay ra tính chuyện chiếm toàn bộ đất của hai tỉnh Donetsk và Luhansk. Anatoliy Barhylevych có công lao trong những hoạt động này.
2. Báo cáo ISW ngày 09/02/24: “Sự chậm trễ viện trợ gây nguy hiểm cho toàn bộ nỗ lực chiến tranh của Ukraine.”
Sự chậm trễ trong viện trợ của phương Tây hiện nay dường như đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu đạn cho pháo binh của Ukraine và có thể ảnh hưởng đến nỗ lực chiến tranh lâu dài của Ukraine. Tờ Financial Times (FT) ngày 9 tháng 2 đưa tin Ukraine đang phải vật lộn với tình trạng thiếu đạn cho pháo trong bối cảnh viện trợ của Mỹ bị đình đốn và châu Âu được dự đoán sẽ không cung cấp một triệu quả đạn pháo cho Ukraine đúng hạn vào tháng Ba năm 2024.
Một quan chức quân sự cấp cao giấu tên của Hoa Kỳ nói với FT rằng việc trì hoãn viện trợ của Hoa Kỳ có nguy cơ tạo ra “bong bóng khí” hoặc “khoảng trống trong đường ống” viện trợ của phương Tây cho Ukraine và khiến Ukraine không có viện trợ của phương Tây trong một khoảng thời gian không xác định. Quan chức này tuyên bố rằng Lầu Năm Góc đặc biệt lo ngại về khả năng của Ukraine trong việc duy trì hệ thống phòng không và nguồn cung cấp đạn dược, đồng thời một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu cảnh báo rằng Ukraine sẽ khó có thể duy trì vị trí hiện tại nếu không có trang thiết bị của phương Tây.
ISW tiếp tục đánh giá rằng sự sụp đổ viện trợ của phương Tây dành cho Ukraine có thể sẽ dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng về khả năng tự vệ của Ukraine và ngăn chặn quân đội Nga, đồng thời có thể cho phép các lực lượng Nga tiến sâu về phía Tây Ukraine, gần biên giới các quốc gia thành viên NATO hơn.
Một quan chức châu Âu khác bày tỏ lo ngại về khả năng của châu Âu trong việc thay thế khối lượng hỗ trợ mà Mỹ đã cung cấp trước đây cho Ukraine. Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova nói với Bloomberg hôm 8/2 rằng Ukraine đang phải đối mặt với “sự thiếu hụt nghiêm trọng” về thiết bị quân sự, đặc biệt là tên lửa và tên lửa đánh chặn. Các quan chức quân sự Ukraine gần đây đã cảnh báo rằng Ukraine đang phân bổ thiết bị phòng không và đạn dược trong khi cố gắng thích nghi và đáp trả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa quy mô lớn của Nga.
Bình loạn : Việc Ukraine thiếu đạn pháo là có thật – nhưng tại sao họ vẫn cầm cự được ở Kharkiv (hướng Kupyansk) và đặc biệt là Avdiivka? Đúng, nếu bắn đạn “ngu” thì Ukraine thiếu rất rất nhiều, và không bao giờ có được thế cân bằng với Nga. Bản thân chúng ta đã cùng nhau đi đến kết luận rằng không bao giờ nên chơi kiểu Nga, càng không bao giờ cần đôi công với Nga bằng số lượng của lực lượng pháo binh: số khẩu pháo, số đơn vị và cơ số đạn. Bọn chúng đã kẹt trong cái học thuyết quân sự dở hơi đó, và do đó nó đòi hỏi một số lượng xe tải khổng lồ mà không quân đội nào có thể đáp ứng được, kể cả… Mỹ về hạ tầng vận tải bằng ô tô quân sự.
Vì thế, từ tháng Tám năm ngoái, chúng ta đã đọc những bài báo trên truyền thông về việc người Ukraine đang… phá đạn pháo 155 mm, cả đạn thường lẫn đạn chùm, để biến chúng thành những chiếc drone kamikaze hoặc lắp lên các UAV sử dụng nhiều lần để tiêu diệt các loại mục tiêu khác nhau. Hồi đó trên mạng xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh lực lượng Ukraine cắt rời một quả đạn pháo M483A1, 155 mm, với tên gọi là “đạn thường cải tiến lưỡng dụng” (DPICM). Một số hình mờ cho thấy cú đánh được thực hiện bởi các phi công của một đơn vị máy bay không người lái tương đối nổi tiếng, có mật danh là “Achilles” đã được biên chế vào Lữ đoàn cơ giới số 92 của Quân đội Ukraine.
Mặc dù Ukraine mới chỉ nhận loại đạn này (và cả loại M864) vào tháng Bảy năm ngoái, nhưng chính “công cuộc” này đã đem lại kết quả ngoài mong đợi ở Avdiivka. The Battle of Avdiivka đã được ghi nhận có công lao rất lớn của những phi công lái drone Ukraine trong phòng thủ chống tăng và cả chống bộ binh.
Để dễ hình dung hơn, một đoạn video cho thấy các chiến sĩ quân giới Ukraine sử dụng máy mài góc để cưa mặt trước của M483A1 để lấy từng quả đạn con M42 và M46 bên trong. Mỗi một quả đạn này chứa 64 quả M42 và 24 quả M46, hay tổng cộng là 88 quả. Sự khác biệt chính giữa M42 và M46 là những quả nằm phía sau, tức là nằm ở hàng dưới cùng của vỏ đầu đạn có kết cấu nặng hơn một chút do áp lực tăng lên mà chúng gặp phải khi bắn (ảnh).
Quá trình “độ” hay “chế” lại M42/M46 thành những quả bom nhỏ để có thể thả từ máy bay không người lái, có thể quan sát được công việc của chiến sĩ quân giới là dùng tay lắp thêm ngòi nổ trên “bom,” tức quả đạn con bằng cách xoắn một mảnh vải giống như tua rua lên trên mỗi quả bom hay lựu đạn này. Dây băng vải đóng vai trò như hai tai của quả chò chỉ, giúp ổn định quả “bom.”
Mặc dù đã có những ý kiến cho rằng cưa đạn 155 mm ra như thế này là quá phí (người Ukraine đã đề nghị Mỹ bán cho loại đạn chùm Rockeye II nào đó), nhưng thực tế thì việc sử dụng đạn con SPICM như thế nào mang lại cho chúng những khả năng hữu ích, tiêu diệt một cách chính xác các loại mục tiêu bao gồm cả xe bọc thép và các nhóm quân Nga khi không được che chắn tốt.
Lại thêm một chi tiết nữa để dễ hình dung hơn nữa – một quả đạn thông minh Excalliburg có giá 68.000 đô-la Mỹ, trong khi một quả đạn thường này thì rẻ hơn nhiều, và khi được sử dụng bằng cách này thì hiệu quả của nó tương đương đạn thông minh. Lại thêm một phép so sánh: trong cuộc chiến tranh này, do người Ukraine cũng cùng một lò đào tạo với người Nga về quân sự, do vậy họ quá rõ cách sử dụng pháo binh của người Nga – đó là lý do tỷ lệ để diệt được một người lính Ukraine của pháo binh Nga là 200 quả đạn. Trong khi đó nếu sử dụng đạn chùm 155 m thì 1 quả đạn do người Ukraine bắn có thể làm thương vong / tiêu diệt 200 lính Nga nếu tập trung đông vào một chỗ.
Do quá sợ thứ đạn này, hiện ghi nhận Nga chỉ dùng các nhóm quân 20 tên và nhiều khi không đi cùng xe bọc thép – xe tăng hỗ trợ, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng đạn chùm. Do vậy việc “độ, chế” đạn ngu để sử dụng trên drone là một giải pháp đúng đắn. Tôi không thạo về lĩnh vực súng đạn, nên khi nghe một thông tin khác cho biết quả đạn 155 mm thông thường (không phải đạn chùm) đã được hoán cải thành UAV kamikaze chống tăng rất hiệu quả.
3. Tân Tổng tư lệnh Ukraine thượng tướng Oleksandr Syrskyi đã xác định một số mục tiêu hoạt động của mình.
Đáng chú ý, ông đặt yêu cầu cho nhiệm vụ “tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và cung cấp nhanh chóng các trang thiết bị cần thiết cho các đơn vị chiến đấu được triển khai khắp chiến trường.”
Syrskyi tuyên bố rằng ông có ý định cân bằng giữa việc để lực lượng Ukraina thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng sức mạnh chiến đấu của Ukraina bằng cách khôi phục và huấn luyện các đơn vị Ukraina.
Syrskyi nói thêm rằng việc đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới và áp dụng các bài học rút ra từ kinh nghiệm chiến đấu hiện đại thành công, đặc biệt là với máy bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử (EW), là con đường hướng tới chiến thắng của Ukraine, các chủ đề này đã được cựu Tổng tư lệnh Ukraine Zaluzhnyi nói từ trước. Tuy nhiên, được biết Syrskyi đã thảo luận thêm về những mục tiêu này tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov vào ngày 9 tháng 2, trong đó hai người thảo luận về kế hoạch cải thiện hậu cần và chất lượng huấn luyện cho lực lượng Ukraine vào năm 2024.
Bình loạn : Tin này có trước những tin về bổ nhiệm Plakhuta hay Anatoliy Barhylevych, và hiện chúng ta chưa thể đánh giá gì được về những xáo trộn này, hay nói một cách chính xác hơn là “hãy để kẻ thù đánh giá thay cho chúng ta vì đó là cách chính xác nhất.”
Hai này vừa qua, các tin trên các nền tảng mạng xã hội từ các tài khoản Nga than phiền là các cuộc đánh phá vào kho táng của quân Nga sâu trong hậu phương xung quanh thị trấn Tokmak diễn ra nhiều hẳn lên, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.
Tin mới nhất và còn được thể hiện trên báo cáo của ISW: Nga xây dựng một phòng tuyến phòng ngự dài đến… 30 ki-lô-mét bằng… toa tàu hỏa.
Lại vẫn vào ngày 9 tháng 2. Anh em Ukraine được cho là đã tiến hành một cuộc tấn công thành công bằng máy bay không người lái nhằm vào hai nhà máy lọc dầu ở vùng Krasnodar. Hãng tin Suspilne của Ukraine, trích dẫn nguồn tin nội bộ của cơ quan an ninh Ukraine (SBU), đưa tin. Cụ thể, máy bay không người lái SBU đã tấn công các nhà máy lọc dầu Ilsky và Afipsky ở vùng Krasnodar vào ngày 9 tháng 2.
Trước đó SBU cũng báo cáo thêm rằng họ đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào nhà máy lọc dầu Lukoil ở tỉnh Volgograd vào ngày 3 tháng 2.
Hãng Kommersant của Nga đưa tin vào ngày 6 tháng 2 rằng các nhà máy lọc dầu của Nga đã phải giảm nhẹ sản lượng do thiệt hại do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine gây ra, và cuộc điều tra của Kommersant cho thấy sản lượng của các nhà máy lọc dầu của Nga đã giảm 4 % trong tháng 1 năm 2024 so với tháng 1 năm 2023 và 1,4 % của tháng 1 năm 2024 so với tháng 12 năm 2023.
Mặc dù mức giảm tỉ lệ trong năng suất của các nhà máy lọc dầu không lớn, nhưng điều đáng chú ý là Ukraine có thể đạt được những tác động phi đối xứng tác động lên cơ sở hạ tầng hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga bằng cách sử dụng chỉ một vài máy bay không người lái cho mỗi cuộc tấn công vào các mục tiêu có giá trị rất cao.
Vì vậy, để bàn luận thêm, tôi xin phép để đến phần sau.
4. Zelenskyy vừa ký sắc lệnh công nhận tất cả những vùng đất của Nga có người Ukraine sinh sống, là của Ukraine.
Trên bản đồ, tôi thấy bao gồm một phần của Belarus, tỉnh Belgorod của Nga và tất cả tỉnh Rostov cũng của Nga. Để giải thích rõ hơn, chắc chắn là phải dẫn “Sông Đông êm đềm” hoặc “Truyện sông Đông” của Solokhov, nhưng tôi không đủ thời gian vào hôm nay. Chỉ xin bình một câu: đây là đòn chính trị, nó tạo tiền đề cho những nổi loạn, li khai của người Cossack sông Đông trên những vùng thuộc Nga trong tương lai. Có thể sẽ có những biến cố liên quan đến việc này. Hơn thế nữa, “mày tuyên bố chủ quyền với lãnh thổ của tao, tại sao tao không tuyên bố chủ quyền với lãnh thổ của mày được?” Đã ký sắc lệnh, nghĩa là đó là lãnh thổ của tao, từ đó cứ vũ khí tầm xa tao bắn. Lêu lêu làm gì được nhau?
5. Khi được hỏi “nghĩ gì về tình hình ở Ukraine?”
Có lẽ tôi vào thời điểm này câu trả lời: “Thật sự là bế tắc, nhưng bây giờ thì tràn trề hy vọng.”
Tệ nhất, Avdiivka rất có thể phải bỏ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần tới. Mặc dù thành phố này nhỏ hơn và có chuyên gia cho rằng nó ít quan trọng hơn Bakhmut rất nhiều, nhưng tôi lai cho rằng nó là bàn đạp để chiếm lại thành phố Donetsk, phải bỏ thì rất tiếc. Trong một góc độ khác, nếu bỏ Avdiivka, thì quả thực chúng ta còn có những thua thiệt về mặt chính trị.
Tại sao tôi lại nói vậy? Xin quý bạn đọc hãy để ý chỉ vài ngày trước, lực lượng vũ trang Ukraine bắn rơi thêm một KA-52 nữa trên chính khu vực này – vào gần đến mức để bị bắn hạ nghĩa là chính chúng cũng bế tắc về quân sự và quá “cấn” về chính trị, trước sức ép buộc phải chiếm được Avdiivka trước một thời hạn nào đó phục vụ cho chiến dịch bầu cử của Putox. Thời hạn nào thì tôi không rõ nhưng nếu thông tin là năm nay, lần đầu tiên Nga sẽ có cuộc bầu cử 3 ngày – là đúng, thì từ nay đến hôm bắt đầu còn chưa đầy 5 tuần nữa (tính đến 15/03) và tròn 5 tuần tính đến ngày kết thúc 17/03.
Tuy nhiên, nhìn đi cũng phải nhìn lại: cứ cho là quân Ukraine giữ được Avdiivka đến thời điểm bầu cử, và tình hình Kharkiv trên hướng Kupyansk vẫn lằng nhằng như hiện tại, hoặc Nga tiến được vài trăm mét, 1 hay 2 ki-lô-mét gì đó… cả hai kết quả đó đều không đem lại những ảnh hưởng quyết định.
Tình hình ở Kupyansk vẫn được Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine mô tả trong các báo cáo hàng ngày của mình là “khó khăn”. Còn trên báo chí xứ Phía đông nước Lào, bao giờ cũng là “giao tranh ác liệt đang diễn ra”, trong khi xem các cảnh quay trên mạng thì lực lượng Nga, như trên đây tôi đã đánh giá: tổ chức các đợt tấn công thường không quá 20 người. Tuy vậy các thông tin khác lại khẳng định Bộ chỉ huy Nga đã tập hợp một lực lượng lớn (khoảng 60.000 người cùng với hàng trăm xe tăng, xe bọc thép) trên chính hướng Kharkiv này.
Chính những thông tin này, được củng cố thêm bằng các nhận định của các chuyên gia quân sự nước ngoài thì chúng ta có thể rút ra được kết luận rằng: Đúng, Nga không đủ khả năng tổ chức tấn công lớn, tức là các mũi tấn công “quả đấm thép” mạnh ở ít nhất hai điểm trên một khu vực mặt trận. Còn một chi tiết chúng ta không được bỏ qua, là ĐÂY LÀ HƯỚNG KHARKIV, tức là rất gần trục hậu cần của Nga. Đơn cử, vị trí mà từ đó quân Nga thường xuyên xuất phát để tấn công là Lyman Pershyi chỉ cách trung tâm hậu cần “gần như là” cho cả vùng chiến trường Donbas là Valuyki có 68 ki-lô-mét theo đường bộ, còn trung tâm hậu cần sâu trong Luhansk chút nữa là Starobilsk cũng chỉ cách Kreminna có 75 ki-lô-mét theo đường bộ, còn đến Svatove còn gần hơn nữa – 62 ki-lô-mét.
Đây là những điểm đầu và cuối của mặt trận Kharkiv – từ Lyman Pershyi đến Kreminna theo đường R-07 và R-66 là 103 ki-lô-mét. Điều đó cho thấy, vấn đề hậu cần vẫn là vấn đề nghiêm trọng của quân Nga, đặc biệt là mặt trận trọng điểm này vẫn không tổ chức được đạt yêu cầu. Trước đây đã có thông tin cho rằng chúng tập trung ở đây đến 100.000 quân, nay các nguồn khác thì lại là 60.000 – thôi nếu chúng ta tạm tính là 80.000 thì rõ ràng, đây là một cụm quân quá đông để tổ chức nuôi nấng, cho ăn uống và cung cấp đạn dược.
Đến đây, quý vị bạn đọc cho phép tôi nhắn bọn Dư luận viên ngu ngốc của xứ Phía đông nước Lào, cầm đầu là những thằng như thằng Bình Soha (nay đã chuyển sang Dân Chí) – đừng cố ca ngợi “bão lửa” với “khốc liệt” – cứ đủ xe tải, vòng bi và giấy chùi ass cho lính đi đã, rồi hẵng nói. Lính Nga còn đang chết rét ngoài mặt trận kia.
Một chi tiết nữa: thời tiết hiện tại đang cực kỳ thuận lợi cho tấn công, vậy mà không tấn công lớn nổi, quả là cực kỳ phung phí về mặt thời điểm cho quân Nga. Thực sự với những người bình luận chiến sự, chắc chắn họ sẽ rất tiếc cho Bộ chỉ huy Nga về khía cạnh này. Nếu tổ chức được những đợt tấn công tụ được khoảng 1000 khẩu pháo đủ đạn trên hai mũi tấn công, mỗi mũi cỡ 5 ki-lô-mét chính diện mặt trận rồi cứ mỗi một mũi đó là nhóm 200 – 250 xe tăng tràn lên, thì quân Ukraine thua là cái chắc. Thậm chí không phải là Kupyansk, thành phố Kharkiv còn bị đe dọa.
Ấy thế mà, thay vì tổ chức tấn công “trên toàn mặt trận” (như con chó Bình tức Tuấn Sơn của Dân Chí nó viết), thì Nga tiến hành bổ sung hệ thống phòng ngự bằng… đoàn tàu hỏa. Để quý vị hình dung ra nó là như thế nào, thì nó là… như thế này. Đó là một đoàn tàu hỏa đỗ trên một đoạn đường ray nào đó, thứ nhất nó lợi dụng ta-luy đắp cao của đường tàu làm chiến lũy (quân Ukraine phòng thủ rất tốt ở Avdiivka là nhờ có đường tàu ở đây), và bên trong các toa tàu được xếp bao cát đến tận cửa sổ.
Quân lính sẽ tháo nhiều tấm lát sàn toa để trèo lên, xuống cho tiện, cố thủ trong đó trong mùa đông cũng dễ sưởi ấm. Ngoài ra, các toa thường được gài mìn trong trường hợp bị chọc thủng phòng tuyến sẽ cho nổ. Phòng thủ trong các đoàn tàu kiểu này được quân đội Nga tiến hành từ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, sau đó Hồng quân cũng dùng cả trong Chiến tranh Vệ quốc và vì thế nó bị chính lính Nga gọi giễu là “đoàn tàu của Sa Hoàng” hoặc “Chiến lũy của Sa Hoàng.” Bây giờ thì nó sẽ có tên mới là “Đoàn tàu của Putox.”
Đến đây thì, tôi cho rằng đánh giá của tất cả mọi người về một “tình trạng bế tắc” của cuộc chiến, là sai. Có bế tắc, nhưng phải là bế tắc của Nga, không phải của phía Ukraine. Nghĩa là, nếu cứ đỗ tại chỗ ở đây, người Ukraine sẽ tìm cách vừa đánh trên mặt trận (nhỏ cũng được, như ở Robotyne hoặc Krynky ấy, và đánh phá vào phía sau hậu phương bằng nhiều cách, ngoài ra thì drone cứ thả đều đều vào đất Nga, như thế đủ chết – mặc dù với mong muốn của chúng ta, những người ủng hộ một Ukraine toàn vẹn lãnh thổ, như thế là hạ sách.
Cái bế tắc của Nga là không tổ chức tấn công, không được – điều này tôi và tư lệnh LHA đã bàn nhau từ mùa thu năm 2022, sau khi Nga chiếm cặp thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk. Nhưng để kéo đến tận bây giờ, tức hơn 1 năm rưỡi với một quân đội Nga kiệt quệ, thì quả là người Ukraine đã quá giỏi về chiến lược quân sự. Đó là công của Zaluzhnyi, chúng ta cảm ơn ông ấy về điều đó.
Thực chất ở hướng Kupyansk, tức là tuyến trên đây tôi vạch dài 103 ki-lô-mét từ Lyman Pershyi đến Kreminna, quân Nga tổ chức tấn công được trên địa bàn Synkivka, Bilohorivka, Orlyanske, Krokhmalne, Ivanivka và Tabaivka; Torske và Yampolivka; Dibrova và khu rừng Serebryanske – theo báo cáo hôm qua của ISW – đúng 10 điểm, mà cứ cho mỗi điểm này 10 đợt tấn công 30 lính, là 300 lính – vị chi Nga sử dụng 3.000 lính để tấn công trên một đoạn chiến trường tập trung gần 100.000 quân!
Báo cáo viết: “Giao tranh theo vị trí tiếp tục diễn ra trên tuyến Kupyansk – Svatove – Kreminna vào ngày 11 tháng 2, nhưng không có thay đổi nào được xác nhận ở tiền tuyến.”
Vậy Ukraine có gì là “bế tắc?” Bế tắc khi mong muốn cao hơn hiện trạng hiện tại, như làm thế nào đánh quỵ quân đội Nga trên mặt trận bằng những cuộc phản công ào ạt và Nga chạy như vịt như ở Lyman mùa thu năm 2022. Và xuất phát điểm của chúng ta là “hạ sách,” với tình trạng tệ nhất như hiện nay, là cứ giữ thế, Nga đánh cho đánh, chỉ tổ bị tiêu hao thôi, và ta thì cứ quấy rối như hiện nay là đủ cho nó sống dở chết dở. Tất nhiên, là ta cũng sẽ phải đối phó với tên lửa hành trình và drone bọn Putox mất dạy chúng nó thả vào Kyiv, thậm chí đến Lviv.
Vậy để thi hành những kế hoạch tham vọng hơn – đến mức “trung sách” hoặc “thượng sách” – tôi biết có nhiều supporter ủng hộ Ukraine mong muốn một cuộc phản công lớn. Hôm trước sau khi viết bài, tôi thấy có bác comment: Sẽ không có tấn công lớn trong năm nay. Tôi cũng không hình dung ra chuyện đó, và theo tôi điều đó là không cần thiết và hoàn toàn không phù hợp với cách thi hành chiến tranh của người Ukraine. Nếu tấn công như vậy, thì nó phi thực tế.
Vấn đề là ngay cả Zaluzhyi chỉ ra được tính phi thực tế của nó và cố gắng ngăn chặn nó, thì chính ông trên cương vị Tổng tư lệnh, cũng không đề ra được phương pháp nào khả thi hơn, và đặc biệt để lực lượng vũ trang Ukraine sa vào tình thế cù nhầy càng ngày càng thua thiệt và thụ động trước quân Nga về chiến lược.
Vì vậy, cá nhân tôi nhìn nhận ông ấy có công, nhưng bây giờ thì phải nghỉ, và không oan. Những người lính muốn gì ở người chỉ huy quân đội của mình? Những người lính nghĩ gì về một nhà lãnh đạo chiến lược sẵn sàng hy sinh tính mạng của họ? Tất nhiên cái ông “thương lính” được yêu quý. Nhưng cũng chính ở Avdiivka hiện nay, tổn thất nhân mạng của quên Ukraine cũng rất cao vì bom lượn và các loại vũ khí bị cấm khác của Nga.
Thực tế, đến thời điểm này, cũng vô dụng như Bakhmut, Avdiivka cũng nên phải được bỏ lại. Vì người Ukraine đã không lợi dụng được nó – có những thời điểm quân Nga ở đó đã sức cùng lực kiệt, mà không hề có những đòn kinh thiên động địa gây đổ vỡ hàng loạt. Đã không tận dụng được những cơ hội đó, thì tốt nhất lf nên “cắt lỗ” sớm. Nếu không thì, cần để Nga nỗ lực thêm đúng hai tuần nữa kể từ hôm nay – 12/02 và khoảng từ 24/02 – đúng kỷ niệm 2 năm cuộc chiến – có cú gì đó làm rung chuyển toàn bộ mặt trận Nga đi, là phù hợp.
Nga cố tấn công Avdiivka đã quá lâu, cực kỳ lãng phí về nguồn lực nhân sự và thiết bị. Ukraine cố giữ Avdiivka quá lâu, cực kỳ lãng phí đạn dược. Nga nó bị định hướng cuộc chiến sai là tất yếu, nhưng tiếc là bên ta cũng sa vào cái sai khác và không tận dụng được cái sai của nó. Tôi chê Zaluzhnyi ở chỗ đó.
Bây giờ, cho phép tôi đánh giá tiếp. Chắc hẳn nhiều bạn đọc đã đọc bài của Masha Gessen bình luận về buổi phỏng vấn Putox của Tucker Carlson tại đây. Một số bác bảo, Putox hắn tự tin. Đương nhiên là hắn tự tin, vì đang đối diện với một thằng tay mơ – tôi không nói Tucker Carlson là ngây thơ hay ngờ nghệch gì – mà phải nói chính xác là hắn ta hoàn toàn mù mờ về lịch sử Nga và những lý thuyết của Nga dựng lên về lịch sử Ukraine, cũng như chính trị-lịch sử thế giới thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Điều đó biến Tucker Carlson thành con cừu non ngồi trước con chó sói, hoặc một thằng tội phạm hình sự nghiện ma túy ngồi trước cán bộ điều tra. Vô tình, Tucker Carlson biến thành cái loa cho Putox.
Có người hỏi tôi thêm ý nữa: Liệu Tucker Carlson có dùng chính sách và lý luận của Putox tác động được lên cử tri Mỹ hay không? Có chứ, với người hiểu sai thì vẫn hiểu sai và càng hiểu sai, còn người hiểu biết thì người ta sẽ phẫn nộ với cái trò tởm lợm này. Đáng tiếc là số người thiếu hiểu biết cũng rất nhiều. Tuy nhiên chế độ bầu cử của Mỹ là chế độ gom phiếu đại cử tri, nên có tác động lên đại đa số dân chúng nhiều khi vẫn không đem lại kết quả thực tế trên chính trường. Đó là hy vọng của chúng ta.
Nhưng cuộc phỏng vấn cho phép chúng ta nhìn thấy một điểm nữa trong kế hoạch của Putox: hắn đang cho rằng những diễn biến hiện nay, chắc chắn không thể ảnh hưởng được đến quá trình ngồi lại trên ghế Tổng thống của hắn (1) và nếu Trump quay lại với ghế Tổng thống Hoa Kỳ, thì hắn sẽ cùng ông này bá chủ thế giới (2). Nhưng cái (2) này đáng sợ là Putox sẽ dắt mũi một lão ba ngơ lại điên khùng về chính trị, kiến thức số KHÔNG về dân chủ, và như thế, thì là đại họa của thế giới. Không lâu sau đó, Trump tuyên bố “sẽ “khuyến khích” Nga tấn công các đồng minh NATO không thanh toán hóa đơn?” – đúng là một kẻ điên khùng, dù lão ta phát biểu dựa trên những điều có căn cứ.
Tại sao tôi lại nói vậy?
NATO là một liên minh quân sự mà sức mạnh của nó dựa vào sự tương hỗ. Các thành viên của liên minh này cam kết chi tiêu quân sự 2 % GDP của họ trong khi chỉ 11 trong số 31 quốc gia thành viên thực hiện điều đó – đó là điều mà Trump đề cập đến.
Như vậy, hầu hết các nước NATO – đặc biệt là những nước ở xa Nga đã không tôn trọng “cam kết 2 %.” Hầu hết các nước NATO ở châu Âu đã bỏ bê quân đội của họ trong nhiều thập kỷ, đó là những điều mà người Ba Lan, người Latvia, người Estonia không ngừng chỉ ra trước năm 2022 nhưng không ai thèm lắng nghe. Tình trạng bi thảm hiện nay mà người dân Ukraine đang hứng chịu, là vì Putox phát hiện ra “NATO là con hổ không có răng” – hay như ở đâu đó hay nói với lý luận nổi tiếng: “NATO là con hổ giấy.” Cuộc chiến tranh này rất có thể đã tránh được nếu tất cả các nước NATO đáp ứng nguyên tắc 2 %, chứ không phải 11 trên 31 thành viên.
Ngay tình trạng không đáp ứng được sản xuất đạn dược hiện nay của các nước châu Âu cho Ukraine, cũng nằm trong câu chuyện 2 % trên đây. Cái mất dạy của Trump là ở chỗ, lão ta phát biểu đúng theo kiểu vô liêm sỉ: Không ai được phép đem chiến tranh ra đe dọa quốc gia khác và nhân dân của quốc gia đó. Nguyên thủ Hoa Kỳ lại càng không được phép. Khi đã trở thành nguyên thủ Hoa Kỳ, hắn (Trump) phải có biện pháp để yêu cầu các nước NATO tuân thủ “cam kết 2 %” chứ không phải đe dọa hủy diệt người ta như thế. Nói vậy thì Hoa Kỳ đã trở thành đồng minh của Nga và sẽ trở thành những thằng hủi hiếu chiến của thế giới. Bây giờ thì chính thức, tôi có quan điểm chống Trump.
Đến đây chúng ta đã nhận ra tình thế của Ukraine rồi: rất khó khăn, nhưng nếu để đến tháng 11 thì còn khó khăn hơn nhiều – nhỡ Trump quay lại với ghế Tổng thống Hoa Kỳ thì sao? Như chiều nay tôi chat với một người bạn: “không dứt điểm sớm đi thì ĐÊM DÀI LẮM MỘNG,” có khi còn nguy to. Nhưng tôi nghĩ rằng, đến chúng ta những người ở ngoài mà còn nghĩ vậy, thì người Ukraine trong cuộc, đương nhiên rõ chuyện hơn rất nhiều.
Với tôi, đây sẽ là một năm thú vị và đầy hy vọng cho những thành công. Hiện nay, theo như trên một số poster quảng cáo của quân đội Ukraine, những chiếc F-16 đã hoạt động. Lực lượng vũ trang Ukraine thực chất đang có lực lượng dự trữ đáng kể bao gồm một số lữ đoàn tốt nhất.
Những chiếc F-16 sẽ chính thức xuất hiện. Ngoài ra, các hệ thống vũ khí tiên tiến khác cũng đang trên đường đến Ukraine (như cái bom lai tên lửa đường kính nhỏ gì đó).
Tinh thần binh sĩ Ukraine vẫn đặc biệt cao, những người lính ở tiền tuyến đang vẫn đang xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, sự hỗ trợ từ phía quê hương, từ các tình nguyện viên trong nước và quốc tế không hề suy giảm – kể cả chúng ta, những người chỉ biết... bàn luận. Trong khi đó, quân Nga vẫn đóng góp hàng trăm đến ngót 1.000 “kiện hàng 200” mỗi ngày.
Mặc dù có xáo trộn trong đội ngũ chỉ huy cao cấp, Zelenskyy vẫn nhận được sự ủng hộ rất rộng rãi và sâu sắc của người dân Ukraine. Những lời gièm pha về ông đã giảm đi đáng kể. Ngay cả những người theo chủ nghĩa trì trệ cũng đang đứng về phía Zelenskyy. Trong sự kiện vừa qua, Poroshenko và phe đối lập đã tận dụng cơ hội “sa thải Zaluzhnyi” để bôi nhọ Zelensky, nhưng thực tế là “cuộc đảo chính nhỏ” đã thất bại. Zaluzhnyi đã từ chối chơi theo ván bài của Poroshenko.
Zelenskyy đã thành công. Người Ukraine vẫn coi tổng thống của họ là một chiến binh tận tâm, trung thực, chân thành, người vì họ mà chiến đấu hàng ngày. Zelenskyy vẫn rất được lòng quân đội Ukraine, hầu hết binh lính đều ngưỡng mộ Tổng thống. Ông đã tạo dựng được mối liên kết độc đáo của riêng mình với những người lính. Zelenskyy được các quân nhân đánh giá là người rất khiêm tốn, chu đáo, giản dị, thẳng thắn, bộc trực, trung thực và chân thành.
Rất nhiều điều tốt đẹp về lực lượng vũ trang Ukraine, phần lớn là nhờ vào bản thân những người lính dũng cảm và tận tụy; chứ không chỉ về vũ khí, đạn dược và số lượng pháo binh. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có quyền tin vào một năm mới của những hi vọng thành sự thật. Còn tôi thì vẫn hy vọng là họ, người Ukraine sẽ tận dụng được cú bầu cử đang cố “muối mặt” này của Putox.
PHÚC LAI 12.02.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.