"Cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mới là tôn trọng văn hóa vùng miền".
Thôi thì, vì dân Bắc vào Nam ồ ạt sau 1975 đến nay, dân miền Nam bỗng có người thay vì kêu "trái dừa" thì lại gọi "quả dừa", "tô bún" thành "bát bún"... Âu cũng là xáo trộn cho phong phú ngôn ngữ.
Nhưng mà những cái mang tính nề nếp, đặc trưng thì đừng có pha lẫn. Nó làm mất cái đặc trưng đi.
Đường là đường còn phố là phố, ngõ là ngõ còn hẻm là hẻm, "bùng binh" không phải vòng xuyến, nó khác chắc nịch như con heo và con lợn, bắp và ngô ... "Bến Bạch Đằng", nghe là thấy sang rồi, còn "ga tàu thủy Bạch Đẳng", nghe nó quê mùa, váy đụp, áo tơi, tối tăm còn hơn cái tiền đồ của chị Dậu ngày xưa.
Như nước Đại Việt ta từ trước - Vốn xưng nền văn hiến đã lâu - Núi sông bờ cõi đã chia - Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Thế nên "Có biết bố mày là ai không" với "Có biết ba tao là ai không" nó cũng khác.
Các bạn có thể đặt câu hỏi thế này.
Nước Mỹ vốn là đất của người Da Đỏ, nói tiếng Da Đỏ, khi người da trắng tới, chiếm đóng cai trị, rồi thì tiếng Anh Mỹ thành độc quyền thì sao?
Người Mỹ bản xứ (Da Đỏ hay Native American) không nói một thứ tiếng (giống như người miền Nam Việt Nam). Cho đến thế kỷ thứ 15 mới xác định là có hơn 300 thứ tiếng của người Mỹ bản xứ (more than 300 American Indian and Alaska Native languages). Ngày nay, vẫn còn 200 thứ ngôn ngữ đang sử dụng (viable) ở các bộ tộc (Tribes).
Tiếng Anh là nổi bật, là chủ yếu nhưng ở các khu bảo tồn Da Đỏ, họ vẫn dùng từ Da Đỏ, các địa danh thì hoàn toàn Da Đỏ (Đã có lần tôi viết về đề tài này, địa danh giữ nguyên cách gọi của người Da Đỏ, Milwaukee, Kenosha, Oconomowoc, Kewaskum, Waukesha, Wauwatosa, Waupun, Wausau, Shawano... toàn là tiếng của người Da Đỏ).
Tiếng Anh là một giải pháp thống nhất cho giao tiếp, trường học, nơi làm việc. Còn trong không gian riêng, tiếng ai nấy dùng, được khuyến khích dùng và gìn giữ. Cần tiền cho chuyện này (giữ gìn ngôn ngữ) thì chính phủ sẽ chi. Thực sự là chi nhiều lắm.
Điều này hoàn toàn khác với việc áp đặt ngôn từ miền Bắc vào miền Nam.
THÁI VŨ 27.02.2024 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.