Ở đây tôi không nói tới chuyện cổ tích một gói mì mà muốn nêu lên những câu hỏi đằng sau những tài sản của những Đỗ Hữu Ca trên đất nước này.
1. Một nô bộc như Ca có tới 40 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng lượng lớn tiền, vàng, ngoại tệ, trang sức. Tôi không tin Ca tài năng tới mức buôn bán bất động sản để có được tài sản này.
Vậy những doanh nghiệp nào liên quan để Ca có được khối tài sản này? Số tài sản các doanh nghiệp có được nhờ sự liên kết ấy gấp bao lần số tài sản của Ca?
2. Loại trừ ngành sản xuất thì trong buôn bán, móc ngoặc, câu kết, tài sản không tự nhiên sinh ra mà chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác. Vậy số tài sản của Ca cùng các doanh nghiệp liên quan đã khiến thất thoát bao tài sản công hay tài sản tư? Bao giọt nước mắt của dân oan đã đổ xuống vì số tài sản khó có thể định lượng được ấy?
3. Trên dải đất hình chữ S này, có bao nhiêu Đỗ Hữu Ca? Và cứ thế nhân lên thì sẽ có bao tiếng khóc, bao giọt nước mắt của dân oan?
4. Cái mà chúng ta nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vậy phần chìm không thể nhìn thấy kia to đến đâu và nó tạo ra sự đau khổ của người dân đến chừng nào?
5. Toàn bộ ý nghĩa của cuộc cách mạng vô sản là để "do dân" "vì dân", tức là phục vụ cho tầng lớp lao động. Coi giai cấp lao động là lực lượng nòng cốt của cách mạng, của xã hội. Vậy sau mấy chục năm tại sao vẫn tồn tại những số phận như Chị Dậu, phải bán con vì khó khăn?
Nhóm Dân Oan là một lực lượng có thật ở Hà Nội và các tỉnh khác. Họ liên quan tới những "ông quan" kiểu Đỗ Hữu Ca như thế nào? Và chính quyền giải quyết được bao nhiêu phần trăm những lá đơn kêu cứu của họ?
ĐOÀN BẢO CHÂU 23.02.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.